Phạm vi đối tượng điều chỉnh và vai trò của Hiến pháp
Mục lục:
- Phạm vi đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp
- Vai trò của Hiến pháp
- Bản chất xã hội – chính trị của Hiến pháp
Phạm vi đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp
Hiến pháp của các nước trên thế giới ngày nay điều chỉnh những quan hệ xã hội sau:
Nhóm thứ nhất, quyền tự do và nghĩa vụ của con người và của công dân. Các bản Hiến pháp được thông qua sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thường đưa nhóm quyền nghĩa vụ của con người và của công dân lên những chương đầu tiên, một trong nguyên nhân là do hiểu những mục đích cơ bản của việc xây dựng hiến pháp là bảo đảm quyền tự do dân chủ của cá nhân tránh khỏi sự vi phạm từ phía nhà nước. Tùy thuộc vào mỗi nước cụ thể, khối lượng quyền tự do và nghĩa vụ của con người và của công dân được các bản hiến pháp ghi nhận khác nhau. Tuy nhiên, xu thế hiện nay của lịch sử lập hiến của các nước là ngày càng mở rộng khối lượng quyền tự do, tăng cường những bảo đảm quyền tự do bằng các quy định của luật và những văn bản quy phạm khác.
Nhóm thứ hai, nền tảng của chế độ xã hội và nhà nước. Nhóm quan hệ xã hội này được Hiến pháp các nước điều chỉnh theo cách khác nhau. Có Hiến pháp điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội này trong một chương, có Hiến pháp bao hàm những chương khác nhau điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội này, có Hiến pháp điều chỉnh toàn diện nhóm quan hệ xã hội này, có Hiến pháp chỉ điều chỉnh một phần. Nhưng nhìn chung, nhóm quan hệ xã hội này bao gồm những quan hệ liên quan đến các vấn đề sau: hình thức chính thể, cơ cấu l7nh thổ, các hình thức dân chủ, vấn đề sở hữu, chính sách của nhà nước đối với vấn đề xã hội ư kinh tế, văn hóa ư giáo dục, các nguyên tắc tổ chức nhà nước nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng v.v…
Nhóm thứ ba, bao hàm vấn đề tổ chức chính quyền nhà nước trung ương. Việc tổ chức chính quyền nhà nước trung ương của đa số các nước được xây dựng trên học thuyết chủ quyền nhân dân. Học thuyết này là cơ sở để hình thành nguyên tắc đại diện nhân dân. Nguyên tắc đại diện nhân dân đòi hỏi cơ quan lập pháp phải do nhân dân bầu ra, thay mặt nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Bên cạnh nguyên tắc đại diện nhân dân có nước còn áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực. Nội dung của nguyên tắc phân chia quyền lực là quyền lực nhà nước phải được chia ra thành ba quyền, lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba quyền này phải do ba cơ quan khác nhau thực hiện, đồng thời đòi hỏi phải thiết lập một cơ chế bảo đảm cân bằng ba quyền này nhằm tránh sự lạm dụng quyền lực.
Nhóm thứ tư, bao hàm vấn đề tổ chức chính quyền địa phương và mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương. Đối với nhà nước liên bang nhóm này bao hàm cả mối quan hệ giữa nhà nước liên bang với chủ thể thành viên của liên bang.
Ngoài ra Hiến pháp của các nước cần bao hàm cả những quy định về biểu tượng của nhà nước (quốc kỳ, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh) và vấn đề bảo vệ Hiến pháp.
Vai trò của Hiến pháp
Hiến pháp đóng vai trò quan trọng trọng đời sống xã hội và nhà nước của các nước trên thế giới. Vai trò của Hiến pháp thể hiện ở những điểm sau: ở mỗi nước Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống pháp luật. Vì hiến pháp là luật của luật, bởi vậy hiến pháp là nguồn của tất cả các ngành luật. Các ngành luật phải được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc mà Hiến pháp ghi nhận;
Hiến pháp còn là cơ sở pháp lý của hệ thống chính trị. Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức của nhà nước nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, xác định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trung ương và các nguyên tắc hoạt động cơ bản của chúng, xác định mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và với nhân dân. Đôi khi hiến pháp còn tạo cơ sở pháp lý cho cuộc cải cách chính trị;
Hiến pháp còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục công dân nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật tôn trọng quy tắc sinh hoạt chung của cuộc sống xã hội, tôn trọng những giá trị văn hóa, tinh thần, vật chất (quyền tự do, nghĩa vụ, sở hữu, gia đình…).
Bản chất xã hội – chính trị của Hiến pháp
Bên cạnh bản chất pháp lý là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, Hiến pháp còn mang bản chất xã hội – chính trị. Theo học giả người Đức Ph. Laxan, bản chất của Hiến pháp thể hiện ở chỗ “…Hiến pháp hiện hành của mỗi nước phản ánh mối tương quan lực lượng thực tế tồn tại trong xã hội; Hiến pháp là một văn bản viết chỉ bền vững và có ý nghĩa khi nó phản ánh đúng mối tương quan này[1].
Sau này khi nghiên cứu vai trò của Hiến pháp đối với tổ chức và hoạt động của nhà nước tư sản V.I.Lênin đã chỉ ra bản chất giai cấp của Hiến pháp. Theo V.I.Lênin, bản chất của Hiến pháp thể hiện ở chỗ, đạo luật cơ bản của nhà nước nói chung và các đạo luật khác quy định về quyền bầu cử vào cơ quan dân cử, về thẩm quyền của cơ quan này, thể hiện mối tương quan lực lượng thực tế trong cuộc đấu tranh giai cấp[2].
Bên cạnh bản chất giai cấp này Hiến pháp ngày nay của các nước còn thể hiện lợi ích của tất cả các bộ phận trong xã hội (tầng lớp, giai cấp). Bởi lẽ, các bản Hiến pháp được thông qua sau chiến tranh thế giới thứ hai và việc sửa đổi hiến pháp ban hành trước chiến tranh thế giới thứ hai đều có sự tham gia của các lực lượng chính trị trong xã hội và của toàn thể nhân dân thông qua cuộc trưng cầu ý dân.
[1] Xem: Ph. Laxan. Bản chất Hiến pháp. Tiếp theo là gì? Nxb Molot Xanh Pêtécbua 1905, tr.33,34
[2] Xem: V.I.Lênin Toàn tập, tập 17 (tiếng Nga), tr.345
Để lại một phản hồi