Phân tích các tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử lập hiến Việt Nam

Chuyên mụcLuật hiến pháp luat-hien-phap

Phân tích các tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử lập hiến Việt Nam

– Từ nhà nước đầu tiên với tên là Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa của Hiếp pháp năm 1946 cho đến Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn là nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân: Quyền lực nhà nước luôn thuộc về nhân dân, đó là nhà nước dân chủ thực sự.

– Xuất phát từ bài học giành độc lập đầy gian khổ và mất mát các bản hiến pháp của nước ta đều khẳng định: Nhà nước ta là Nhà nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Đối với hiến pháp Việt Nam, vấn đề độc lập chủ quyền là vấn đề tiên quyết cho việc khẳng định quyền lực nhà nước Việt Nam thuộc về nhân dân Việt Nam.

– Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân.

– Nhà nước đảm bảo xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

– Mọi quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước của mình một cách trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra,

– Việc tổ chức quyền lực Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắt tập trung không phân chia theo quan điểm “Tam quyền phân lập” của các nước TB. Quyền lực Nhà nước tập trung vào quốc hội nhưng có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan tạo thành hệ thống thống nhất các cơ quan nhà nước.

– Việc tổ chức quyền lực Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CS – Đảng của liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, được tổ chức dựa trên nền tảng của CN Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Hiến pháp Việt Nam ngày càng thể hiện xu thế có tính quy luật, mở rộng quyền tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam.

– Các bản Hiếp pháp Việt Nam đều là Hiếp pháp của thời kỳ quá độ, của một đất nước đang phát triển, nên các quy định chứa đựng nhiều tính định hướng cho tương lai, nhất là của Hiếp pháp năm 1980, tính chương trình, tính định hướng chính trị là một trong những đặc trưng của chúng. Nhiều quy định còn thể hiện sự nhận thức không đầy đủ về CNXH.


Các tìm kiếm liên quan đến Phân tích các tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử lập hiến Việt Nam: sự ra đời của hiến pháp trong lịch sử, tư tưởng xuyên suốt lịch sử lập hiến việt nam, sự ra đời của hiến pháp việt nam, hoàn cảnh ra đời của hiến pháp 2013, hãy làm rõ lịch sử lập hiến ở việt nam, việt nam có bao nhiêu bản hiến pháp, ý nghĩa của hiến pháp năm 1959, các bản hiến pháp của việt nam

2/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền