Phạm trù “điểm nút”

Chuyên mụcTriết học Điểm nút

Chất là gì?

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

>>> Xem thêm: Phạm trù “chất”

Lượng là gì?

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.

Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là “điểm nút”.

Điểm nút là gì?

Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng ĐÃ ĐỦ làm THAY ĐỔI CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới “điểm nút”, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới thông qua “bước nhảy” căn bản về chất.

Ví dụ về điểm nút

Ví dụ: Người học viên khi ra trường trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật sẽ được bổ sung những yếu tố mới về mặt phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn… sẽ giúp người nhân viên biến đổi nhanh hơn về chất.

Bước nhảy là gì?

Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự THAY ĐỔI CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng do sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng trước đó gây nên. “Bước nhảy” là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn vận động, phát triển mới của sự vật, hiện tượng.

Như vậy, Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó mà sự thay đổi về lượng ĐÃ ĐỦ để làm thay đổi CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng – có nghĩa là, tại đó, sự vật, hiện tượng đã tích lũy đủ về lượng để CÓ THỂ (chỉ là “có thể” thôi-câu trong ngoặc đơn này không ghi vào bài nhá!) thực hiện được “bước nhảy” làm thay đổi căn bản về chất, chuyển từ chất cũ sang chất mới; SONG, KHÔNG PHẢI sự tích lũy về lượng cứ đạt đến điểm nút là đã LÀM CHO chất của sự vật, hiện tượng thay đổi HOÀN TOÀN. CHỈ SAU KHI thực hiện XONG BƯỚC NHẢY về chất, sự vật, hiện tượng MỚI thay đổi được HOÀN TOÀN về chất.

(Nói nhanh cho nó dễ hiểu-nhưng không được ghi vào bài-thì: “Điểm nút” KHÔNG đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn về chất của sự vật, hiện tượng mà CHỈ đánh dấu thời điểm sự vật, hiện tượng CÓ THỂ thực hiện bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất. CHỈ sau khi bước nhảy căn bản về chất ĐÃ được thực hiện XONG, khi đó, sự vật, hiện tượng mới thay đổi HOÀN TOÀN về chất).

VD: … (lấy VD minh họa cho cái “>> Như vậy…” thôi các bác nhé!)


Các tìm kiếm liên quan đến Điểm nút: ví dụ về điểm nút gdcd 10, so sánh giữa độ và điểm nút, nêu ví dụ về độ và điểm nút, ví dụ về chất và lượng trong triết học, ví dụ về mối quan hệ giữa chất và lượng, ví dụ về bước nhảy toàn bộ, ví dụ về chất và lượng gdcd 10, ví dụ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

 

Điểm nút là gì?

Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng ĐÃ ĐỦ làm THAY ĐỔI CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới “điểm nút”, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới thông qua “bước nhảy” căn bản về chất.

Ví dụ về điểm nút?

Ví dụ: Người học viên khi ra trường trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật sẽ được bổ sung những yếu tố mới về mặt phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn… sẽ giúp người nhân viên biến đổi nhanh hơn về chất.

3.3/5 - (6 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền