“Nghề luật không dành cho những kẻ háo danh và lười biếng” là tựa đề trong bài viết mà luật sư Lê Thành Kính đã chia sẻ trên trang facebook cá nhân vào ngày 23 tháng 4 năm 2021.
Những nội dung liên quan:
- Con gái có nên chọn học và theo đuổi ngành Luật?
- [Kinh nghiệm học luật] Nếu tôi được học lại trường luật…
- Luật sư là gì? Quy trình để trở thành một luật sư ở Việt Nam?
Nghề luật không dành cho những kẻ háo danh và lười biếng
Háo danh
Háo danh là thói xấu của một bộ phận người Việt, đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa như Nguyễn Văn Huyên, Trần Ngọc Thêm, Vương Trí Nhàn… đúc kết, chỉ ra. Học giả Đào Duy Anh nhận xét thẳng thắn về người Việt: “Hay khoe khoang, trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh”. Thói xấu này thật đáng tiếc cũng rơi vào một bộ phận trong giới luật sư. Thói tật này gây hệ lụy không nhỏ, bởi khi các hệ giá trị được đánh giá sai thì dẫn tới nhiều hậu quả khó lường, đó là: bệnh thích danh hiệu, sính bằng cấp, ảo tưởng và vĩ cuồng.
Tôi từng nhận được những danh thiếp của các luật sư đàn anh hoặc mới vào nghề ghi chi chít các chức danh, có luật sư đưa một lúc nhiều danh thiếp với chức danh Tổng giám đốc của nhiều ngành nghề khác nhau như: Định giá, đấu giá, tư vấn thuế, môi giới bất động sản… Tôi tự hỏi không biết luật sư này có thời gian để nghỉ ngơi không nhỉ hoặc tiền để đâu cho hết?!!! Có luật sư chỉ học ở nước ngoài bậc sau đại học rất ngắn ngủi, nhưng đi đâu cũng khoe là tốt nghiệp ở nước ngoài mà quên mất 4 năm đèn sách ở một trường luật trong nước…
>>> Xem thêm: Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác
Còn danh hiệu, tôi thường xuyên thấy ai đó post lên fb về những giải thưởng này nọ về nghề luật được đăng trên tạp chí nước ngoài. Trung bình mỗi năm tôi nhận không dưới 20 thư điện tử từ nước ngoài rồi trong nước chào mời tham gia các giải thưởng, nhưng hầu như tôi chẳng quan tâm đến các email này.
Tôi không tin là khách hàng tìm đến luật sư vì thấy anh ta có bằng cấp cao, đã được đào tạo ở nước ngoài hay đã nhận giải thưởng. Những lần gặp đầu tiên khách hàng thường hỏi tôi đại loại như: Đã hành nghề luật sư bao nhiêu năm rồi? Đã giải quyết nhiều vụ việc tương tự như vậy chưa? Văn phòng có bao nhiêu luật sư? Mức phí luật sư tính trên cơ sở nào, và ba la ba la….
Tôi thường tâm sự với các luật sư trẻ: Nghề luật sư không thể “đốt cháy giai đoạn” như một số ngành nghề khác, mà cần phải có thời gian để trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề và xây dựng dữ liệu khách hàng. Trên thực tế, khách hàng thường phân vân, không thật sư tin tưởng khi nhận được ý kiến tư vấn hoặc lời khuyên từ các luật sư có tuổi đời còn trẻ. Uy tín của nghề luật cũng vậy, nó cũng sẽ tăng theo tỷ lệ thuận với thời gian hành nghề của luật sư.
Tôi luôn tâm đắc với câu tục ngữ: Chiếc áo không làm nên thầy tu! Và đến một lúc nào đó bạn sẽ hiểu rõ câu tục ngữ: “Bần cư trung thị vô nhân vấn, Phú tại sơn lâm hữu khách tầm!”.
Lười biếng
Ai đến văn phòng tôi cũng đùa: Gươm lạc giữa rừng hoa, để chỉ những bóng hồng át đấng nam nhi. Nhưng nhìn xung quanh thì nhiều văn phòng luật sư cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa và thiếu như chúng tôi! Nhiều năm làm việc với các cộng sự là nữ, có người đã gắn bó với tôi hơn 20 năm, tôi mới nghiệm ra rằng, đa số đồng nghiệp nữ siêng năng hơn phái nam trong nghiên cứu, mẫn cán và chịu áp lực tốt hơn trong công việc. Tôi từng làm việc với những luật sư coi nhẹ nghiên cứu hồ sơ vụ việc và tra cứu các quy định của pháp luật. Nhận được hồ sơ thay vì phải nghiên cứu thì đi hỏi ngay luật sư đồng nghiệp cách thức giải quyết như thế nào, thậm chí có người còn nhờ người yêu làm ở lĩnh vực khác tìm giúp văn bản pháp luật có liên quan đến vụ việc. Có luật sư tham gia tố tụng, nhưng công việc chính là tìm thẩm phán quen thân để xử lý công việc của khách hàng nên khi có kết quả thắng hay thua đều không thể trả lời khách hàng rõ ràng được lý do tại sao thắng hoặc tại sao thua!!!
>>> Xem thêm: 07 lời khuyên giúp bạn trụ vững tại trường luật
Tôi cũng tham gia làm giám khảo các cuộc thi cấp chứng chỉ HNLS và thấy rất buồn, thất vọng khi đọc những hồ sơ thực hành sơ sài và cẩu thả của thí sinh chỉ nay mai thôi là đồng nghiệp của mình.
Tôi luôn tin rằng, muốn thành công trong nghề luật mỗi người phải cố gắng, nỗ lực tối đa để học hỏi, tích lũy, trau dồi kinh nghiệm và luôn giữ ngọn lửa đam mê nghề luật không bao giờ tắt. Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Đó là chân lý cho tôi và tất cả những người đã và đang theo đuổi nghề luật.
* Những gì tôi viết trên đây là sự trải nghiệm của tôi với nghề luật, không có mục đích ám chỉ ai. Xin vui lòng không suy diễn vì những mục đích khác!
Cháu cbi tốt nghiệp cử nhân luật nhưng từ những kinh nghiệm thực tế đã biết và chia sẻ của chú đã cho cháu đủ động lực để làm trái ngành lun ;D. Trước cháu còn chút niềm tin vào ngành này nhưng thời điểm này thì không còn nữa, bây h có tiền mới làm phiền được thiên hạ, nếu có đủ thành công và may mắn thì sau này cháu sẽ ủng hộ dịch vụ luật sư thường xuyên ạ!
Cảm ơn cháu. hihi ^_^
Biết sao mà nói anh à. Ở Mỹ, muốn học Luật sư thì phải tốt nghiệp một ngành khác. Ví dụ tốt nghiệp Kĩ sư xây dựng. Sau đó, học Luật và chuyên về mảng pháp luật về xây dựng, rộng hơn một chút là mảng Luật đầu tư. Còn hợp đồng dân sự thì phải biết. Suy cho cùng, học xong vẫn làm nghề cũ của họ và đi trên con đường Luật. Ở nước ta, học sinh tốt nghiệp lớp 12, thì học luật 4 năm. Ở cái tuổi đó, người ta không hiểu sâu sắc vấn đề. Ra đời cần quan hệ, và khách hàng mà. Mình phải thực tế mà nói, luật sư ra trường khá nhiều, mà việc thì không có. Trưởng văn phòng thì suốt ngày nhăn nhó, sợ không tiền để trả lương…còn nhân viên do ấm ức, thành ra “mất dạy”. Tất cả cũng vì cuộc sống.
Cho nên người trẻ bây giờ bỏ ngành hết vì ngành ít nhất phải tích lũy 5 năm kinh nghiệm thì mức lương mới ở mức đủ sống. Có công việc gì mà hài hước như ngành này, xuất phát điểm thì thấp, phải cố gắng lỗ lực hơn những ngành khác nhiều lần, học tập, tích lũy thật nhiều mức sống cũng ko cải thiện được bao nhiêu. Nhà nào có điều kiện sẵn thì có thể theo ngành đến nơi đến chốn còn ko thì phần đa sẽ bỏ . Đó là sự thật. Ở VN đây là ngành bị vùi dập ko thương tiếc. Ls tố tụng thì làm j có tiền, ls kinh tế thì đỡ hơn chút. Còn chạy giấy tờ, dân sẽ nhờ quan hệ vs công viên chức, ko đc mời đến dịch vụ luật. Nhiêu đó đủ quật ngã những ng trẻ rồi. Tại sao nam giới ít trong ngành ư, vì họ là trụ cột, tiền ít thì chẳng có gì hạnh phúc cả, còn phụ nữ họ chỉ cần 1 ng đàn ông kiếm đc thu nhập tốt còn họ ko đè nặng áp lực cơm áo quá nhiều thì có thể tập trung làm việc được với mức 7,8 triệu và sự thật là ở cty Luật cũ của tôi có chị đó làm 6 năm trong cty dịch vụ Luật ( xin giấy phép, đất đai…) Lương vẫn ở mức trung bình đó, vẫn cứ là ổn. Còn nam ngành luật thì sao, học ra trường 22 tuổi đi làm 1,2 năm trong ngành lương vẫn còn thua công nhân, cố gắng ít nhất 5 năm để có thể ổn định thì… Gia đình, cuộc sống…. Ai đợi 🙂 Đàn ông mà ko có tiền là bố của nhục