Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm

cac-yeu-to-cau-thanh-toi-pham
Các yếu tố cấu thành tội phạm

Tội phạm và cấu thành tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Các nội dung liên quan:

 

Khái niệm tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Tội phạm

Khái niệm cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm

Tuy hai khái niệm tội phạmcấu thành tội phạm khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Cấu thành tội phạm là cơ sở lý luận để xem xét một hành vi có phải tội phạm hay không, nói cách khác một hành vi chỉ được coi là tội phạm khi thỏa mãn tất cả các yếu tố (dấu hiệu pháp lý) cấu thành tội phạm. Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được quy định trong mặt khách quan, chủ quan mà pháp luật quy định các loại tội phạm khác nhau đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Xem:  Tội đe dọa giết người tại Bộ luật hình sự năm 2015

>>> Tham khảo: Mối quan hệ giữa các dấu hiệu của tội phạm

Các tìm kiếm liên quan đến mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm, luận văn cấu thành tội phạm, tiểu luạn tội phạm và cấu thành của tội phạm, cấu thành tội phạm cơ bản, ví dụ về các yếu tố cấu thành tội phạm, so sánh cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức, tiểu luận tội phạm học, tội phạm là gì, các hình thức cấu thành tội phạm

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.