Mối quan hệ giữa chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh

Chuyên mụcLuật tố tụng dân sự Chứng cứ trong vụ việc dân sự

Giữa chứng cứ và phương tiện chứng minh, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh trong vụ việc dân sự có mối liên hệ với nhau như thế nào? Bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.

 

Chứng cứ là gì?

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

Phương tiện chứng minh là gì?

Phương tiện chứng minh là những công cụ do pháp luật quy định các chủ thể chứng minh được sử dụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Các tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh trong các vụ việc dân sự rất đa dạng đã dẫn đến sự đa dạng các phương tiện chứng minh được sử dụng để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự.

 

Mối quan hệ giữa chứng cứ và phương tiện chứng minh

Trong thực tiễn có những tin tức, dấu viết liên quan đến các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự phải được ghi lại, phản ánh lại để mọi người có thể nhận thức được. Thông qua phương tiện chứng minh, các đương sự, người đại diện hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu hay sự phản đối của họ. Trong nhiều trường hợp chứng cứ được chứa đựng trong phương tiện chứng minh; những sự kiện, tình tiết liên quan đến vụ án đã được kiểm tra được tính xác thực thông qua phương tiện chứng minh thì được coi là chứng cứ và được sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.

 

Mối quan hệ giữa nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh

Nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh là hai khái niệm khác nhau tuy nhiên trên thực tế chúng thường được hiểu là một. Vì trong một số trường hợp các phương tiện chứng minh cũng chính là cái có thể rút ra các tin tức về vụ việc dân sự như vật chứng, tài liệu chứa đựng chứng cứ…, nó cũng chính là nguồn chứng cứ.

Để phân biệt nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh, cần phân tích trên các phương diện và những góc độ khác nhau như nơi rút ra chứng cứ hay công cụ được sử dụng để xác định các tình tiết của vụ việc dân sự. Bản thân nguồn chứng cứ chỉ thể hiện khả năng chứa đựng chứng cứ, nếu không có sự tác động của các chủ thể nhất định thì chứng cứ tiềm ẩn trong đó không được phát hiện và như vậy, nguồn chứng cứ chưa thể sử dụng vào việc chứng minh. Tuy nhiên, khi đã có sự xem xét, đánh giá, khai thác chứng cứ trên cơ sở nguồn chứng cứ, thì lúc này những nguồn chứng cứ đó được sử dụng như một công cụ dùng vào việc xác định những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, góp phần giải quyết vụ việc; nói cách khác, lúc này nguồn chứng cứ được nhìn nhận là phương tiện chứng minh.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Về mối quan hệ giữa chứng cứ và phương tiện chứng minh, nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự 2015, nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự, nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự 2015, so sánh chứng cứ và vật chứng, vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng nhất đúng hay sai, ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự, vật chứng là chứng cứ đúng hay sai, vì sao phải kiểm tra xác minh chứng cứ

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền