Kỹ năng sử dụng các hình thức thu thập chứng cứ

Chuyên mụcLuật Luật sư, Luật tố tụng dân sự Chứng cứ

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định nhiều hình thức thu thập chứng cứ, điều này giúp cho luật sư lựa chọn linh hoạt các hình thức thu thập chứng cứ phù hợp với từng vụ việc.

Yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ

Để chuẩn bị cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được tốt được sự cần chuẩn bị những chứng cứ cần thiết. Việc các đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc suất phát từ cơ sở quyền tự định đoạt của đương sự. Các chứng cứ mà đương sự có thể tự thu thập được thông thường gồm: hồ sơ cá nhân mà đương sự thường được giữ một bản như các hợp đồng, các bản di chúc, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận khai sinh, biên bản bàn giao tài sản, các giấy tờ về quyền sở hữu nhà, các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ về quyền sử dụng đất… Các đương sự cũng có thể thu thập được các chứng cứ khác từ các nguồn khác nhau.

Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu trữ chứng cứ cung cấp

Luật sư cần lưu ý, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 đã đưa ra nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trở thành nguyên tắc chung. Đây là bước cơ bản và đầu tiên để xây dựng ý thức pháp luật của chủ thể nắm giữ chứng cứ nhưng không tham gia vào quá trình tố tụng dân sự, đồng thời là cơ sở cho việc xây dựng các điều luật cụ thể về vai trò và mức độ tham gia vào hoạt động chứng minh ở giai đoạn cung cấp chứng cứ. Việc cung cấp chứng cứ phải được thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn, chủ thể cung cấp chứng cứ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chứng cứ mà mình đã cung cấp. Nếu không cung cấp được chứng cứ mà mình đang lưu giữ thì phải thể hiện bằng văn bản và gửi đến chủ thể có nhu cầu, trong đó phải lưu rõ lý do.

Trên thực tế, với nhiều vụ việc dân sự khi khởi kiện, người khởi kiện không nắm giữ chứng cứ và đã yêu cầu cơ quan nắm giữ chứng cứ cung cấp để phục vụ cho việc khởi kiện của mình, nhưng vì nhiều lý do mà việc thu thập chứng cứ của họ bị kéo dài do không nhận được sự trả lời từ phía được yêu cầu. Để giải quyết hiện trạng này, trước hết cần giải quyết vấn đề thiện chí cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước, một trong những công việc chủ yếu của cơ quan này là lưu trữ các loại văn bản hành chính trong quản lý nhà nước và dịch vụ công.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp chứng cứ cho Tòa án, viện kiểm sát nhân dân, đương sự những tài liệu họ đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu. Việc cung cấp chứng cứ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của chủ thể này. Khi áp dụng hình thức thu thập chứng cứ này, luật sư cần xác định rõ những khó khăn, vướng mắc dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc yêu cầu nhưng không được đáp ứng hoặc không cung cấp đúng thời hạn:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể từ chối cung cấp chứng cứ khi có yêu cầu nếu không thuộc phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của mình.

– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 mới chị ghi nhận chế tài xử lý trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối yêu cầu của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân (Điều 489, 495 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015), mà không quy định chế tài khi từ chối yêu cầu của đương sự.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 mới chị ghi nhận chế tài xử lý trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối yêu cầu của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

– Luật sư cần tư vấn xác định rõ phạm vi yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, tránh trường hợp phải yêu cầu nhiều lần do cơ sở để cung cấp chứng cứ chưa đầy đủ dựa theo phạm vi yêu cầu của đương sự.

Cung cấp chứng cứ đúng thời hạn không được quy định rõ trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành.

– Khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân không mong muốn cung cấp chứng cứ họ chỉ cần gửi văn bản trả lời vì lý do nào đó theo chủ quan của họ. Do đó, việc cung cấp chứng cứ hay không thực tế Áp dụng phụ thuộc khá nhiều vào Ý thức trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ.

Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ

Quá trình thu thập và giao nộp chứng cứ là một quá trình tố tụng quan trọng và sự cần hướng dẫn đường sự thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp đương sự không thể tự thu thập được chứng cứ thì có quyền yêu cầu thẩm phán tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ. Khi đương sự có yêu cầu Tòa án tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ, đương sự phải thể hiện thành văn bản. Tùy từng trường hợp, luật sư hướng dẫn khách hàng phải viết thành một đơn yêu cầu riêng, nhưng cũng có thể kết hợp ghi yêu cầu của đương sự trong bản khai, bản ghi lời khai, biên bản đối chất. Nếu đương sự trực tiếp đến Tòa án yêu cầu thì thẩm phán phải lập biên bản ghi rõ yêu cầu của đương sự. Riêng đối với trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ bằng biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ thì nhất thiết luật sư cần hướng dẫn khách hàng soạn thảo đơn yêu cầu riêng.

Yêu cầu của đương sự về việc đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ cũng cần phải lưu rõ biện pháp đương sự đề nghị Tòa án áp dụng là biện pháp thu thập nào, biện pháp đó có được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự hay không. Luật sư cần giải thích cho khách hàng nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí tương ứng với biện pháp thu thập mà đương sự yêu cầu ví dụ: chi phí giám định, tiền tạm ứng chi phí giám định, định giá.

Chẳng hạn, khi soạn thảo đơn đề ghị Tòa án trưng cầu giám định, luật sư tư vấn cho khách hàng thể hiện rõ yêu cầu Tòa án ban hành quyết định trưng cầu giám định, căn cứ khoản 6 Điều 95 “xác định chứng cứ”, Điều 102 “Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định” của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Các nội dung luật sư cần lưu ý thể hiện trong đơn đề nghị Tòa án chứ cầu giám định: yêu cầu về tên, địa chỉ của tổ chức giám định nếu Tòa án trưng cầu giám định tư pháp hoặc họ, tên, địa chỉ của giám định viên được trưng cầu giám định nếu Tòa án trưng cầu người đó tiến hành giám định (nếu có); nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng giám định; tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo; những vấn đề cần giám định; các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định; thời hạn trả kết luận giám định. Kèm theo đơn yêu cầu trưng cầu giám định, tùy theo từng loại vụ, việc đề nghị trưng cầu giám định cụ thể, luật sư cần thiết hướng dẫn khách hàng thu thập mẫu so sánh.

Thực tiễn, cơ quan có thẩm quyền khi trưng cầu giám định thương yêu cầu chủ thể xin cầu cung cấp mẫu so sánh, như:

Tại Công văn số 335/C54 (P8) ngày 21/5/2016 Của viện khoa học hình sự gửi Tòa án nhân dân quận X, tỉnh H về giám định huyết thống giữa cha – mẹ – con: “… Trường hợp không có điều kiện đưa đến sự đến viện khoa học hình sự, Tòa án có thể thu thập tại địa phương và gửi về viện khoa học hình sự qua dịch vụ bưu chính, cụ thể như sau: quyết định trưng cầu giám định gen (theo quy định); mẫu giám định (mẫu của các đương sự cần giám định, có thể thu mỗi đường sự 10 sợi tóc có gốc tóc và được đóng gói riêng, hoặc có thể thu mẫu 3 – 5 giọt được thấm trên mảnh vải sạch, để mẫu khô tự nhiên), các mẫu trên được đóng gói vào các phong bị riêng biệt có ghi tên đương sự. Các phong bì đều được niêm phong chữ ký của các bên tham gia thu mẫu và đóng dấu niêm phong của Tòa án nơi trưng cầu viện khoa học hình sự giám định…”.

Khi yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, luật sư cần nghiên cứu kỹ các trình tự, thủ tục Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ đối với từng biện pháp thu thập chứng cứ đã xác định. Ngoài ra, luật sư cũng cần cân nhắc đặc trưng của từng giai đoạn tố tụng để hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ cho phù hợp, tương ứng với các tính chất Đặc trưng, thu thập chứng cứ trước khi khách hàng khởi kiện; thu thập chứng cứ trong giai đoạn toán chuẩn bị xét xử sơ thẩm; thu thập chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, ở cấp phúc thẩm hay ở thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)