Kỹ năng của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ

Chuyên mụcLuật Luật sư, Luật tố tụng dân sự Chứng cứ

Thu thập chứng cứ là tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Nói cách khác, hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư chính là chuỗi các hoạt động của luật sư nhằm phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ bằng các phương pháp, biện pháp theo một trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Những công việc cần thiết của luật sư thực hiện trong hoạt động này nè: xác định được vai trò, vị trí của hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình chứng minh giải quyết các tranh chấp dân sự định hướng nhận thức; kiểm tra, xác định đối tượng chứng minh và trọng tâm vấn đề cần chứng minh Định hướng hoạt động; kiểm tra, xác định chứng cứ; xác định các thời điểm thu thập chứng cứ: thu thập chứng cứ trước khi khách hàng khởi kiện; thu thập chứng cứ trong giai đoạn toán chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm và thu thập chứng cứ ở cấp phúc thẩm; xác định và lựa chọn linh hoạt các hình thức thu thập chứng cứ phù hợp.

Nội dung chính:

Thu thập chứng cứ trong mối quan hệ với các hoạt động khác của quá trình chứng minh

Hoạt động chứng minh là một quá trình nhận thức được diễn ra trong suốt quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể chứng minh. Cụ thể, hoạt động này bao gồm: thu thập, cung cấp, giao nộp, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Các hoạt động này được thực hiện dựa trên quy luật của hoạt động nhận thức các quy định của pháp luật nội dung, pháp luật thủ tục, tập quán, án lệ, lẽ công bằng, các tình tiết, sự kiện cần chứng minh và bằng niềm tin nội tâm của các chủ thể chứng minh trong chuỗi quan hệ pháp luật dân sự cụ thể nhằm xác định sự thật khách quan của vụ, việc dân sự. Dưới khía cạnh của quá trình tố tụng, các hoạt động này được phân ra làm các giai đoạn: giai đoạn thu thập, cùng cố, giao nộp chứng cứ khi khởi kiện; giai đoạn thu thập,  cung cấp, giao nộp chứng cứ trong quá trình tố tụng., Giai đoạn nghiên cứu chứng cứ, đánh giá chứng cứ. Các giai đoạn của quá trình chứng minh tổng hợp thành một thể thống nhất trong hoạt động chứng minh của tòa án và những người tham gia tố tụng khác. Xét trên phương diện logic các hoạt động thu thập, cung cấp, giáo dục, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ có mối quan hệ biện chứng với nhau, hoạt động này là nền tảng của hoạt động kia và ngược lại.

Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự được bắt đầu từ thời điểm được sự khởi kiện ra tòa và tòa án tiến hành các hoạt động thụ lý giải quyết vụ, việc dân sự. Hoạt động này khép lại bằng việc đánh giá, sử dụng chứng cứ. Các phán quyết của tòa án đúng với yêu cầu của đương sự là kết quả của hoạt động này.

Hoạt động thu thập, cung cấp, giao nộp, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ do các chủ thể chứng minh thực hiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ, việc dân sự. Các giai đoạn của hoạt động chứng minh có mối quan hệ khăng khít với nhau tạo thành một quá trình thống nhất. Giai đoạn trước là điều kiện, tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước. Nếu không có hoạt động thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ khi khởi kiện thì không mở ra quá trình thủ tục và không có thêm hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ trong tố tụng. Hoạt động đánh giá chứng cứ là cơ sở để xác định kết quả, chất lượng của hoạt động thu thập, cung cấp, nghiên cứu chứng cứ. Việc phân chia hoạt động chứng minh thành các giai đoạn cụ thể nhằm giúp định hướng những nhiệm vụ mà các chủ thể chứng minh phải giải quyết, hướng tới mục đích cuối cùng là xác định chân lý khách quan, tạo cơ sở để giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự.

Hoạt động chứng minh thực chất là hoạt động sử dụng chứng cứ thông qua các hoạt động thu thập, cung cấp, Rau luộc, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Trong hoạt động thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ, đương sự sử dụng các chứng cứ bằng cách áp dụng những quy định của pháp luật về cung cấp chứng cứ. Trong hoạt động thu thập chứng cứ, tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng sử dụng chứng cứ bằng cách áp dụng những quy định của pháp luật về thu thập chứng cứ. Cũng như vậy, trong hoạt động nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, các chủ thể chứng minh sử dụng chứng cứ bằng cách áp dụng các quy định của pháp luật về nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Luật sư cần lưu ý rằng, chứng cứ trong hoạt động thu thập chỉ mang tính tương đối vì hoạt động thu thập chứng cứ chỉ là suy đoán về sự tồn tại của chứng cứ. Khi tiến hành các biện pháp đánh giá chứng cứ thì chứng cứ mà chủ thể thu thập được sẽ không thỏa mãn điều kiện của chứng cứ trong tố tụng dân sự.

Xác định đối tượng chứng minh, nội dung, phạm vi thu thập chứng cứ

Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự luôn phong phú, đa dạng về nội dung, đối tượng, hình thức và biện pháp thu thập. Trong các vụ việc dân sự, nội dung của hoạt động chứng minh phải xuất phát từ yêu cầu của đương sự lịch mũi nội dung vụ việc khác nhau sẽ đặt ra yêu cầu thu thập chứng cứ khác nhau. Ngay cả khi cùng một loại vụ việc thì việc đưa ra nội dung thu thập chứng cứ cũng có đặc thù riêng. Ví dụ, cùng là tranh chấp về hợp đồng, nhưng tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì chứng cứ cần tiến hành thu thập sẽ khác so với yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Nội dung của hoạt động thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự và yêu cầu của chủ thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ và ở từng thời điểm thủ tục. Yêu cầu ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là yêu cầu của nguyên đơn mà còn là yêu cầu của bị đơn, yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, đối tượng của hoạt động thu thập chứng cứ rất đa dạng gồm: chứng cứ dùng để khẳng định và chứng cứ dùng để phụ định, chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu về nội dung, chứng cứ dùng để giải quyết yêu cầu về thủ tục.

Xác định nội dung, phạm vi thu thập chứng cứ

Hoạt động thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự phải được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật thì chứng cứ thu thập mới có giá trị chứng minh. Trong quá trình chứng minh, nếu không xác định được nội dung cần chứng minh là định hướng để thu thập chứng cứ hoặc xác định không chính xác nội dung thu thập thì sẽ dẫn đến hệ quả là quá trình thu thập chứng cứ sẽ tràn lan, luật sư sẽ thu thập cả những thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ việc hoặc không liên quan đến những tình tiết, sự kiện cần chứng minh. Hoặc ngược lại, quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ bị thu hẹp, bỏ sót, không thu thập hết những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến vụ việc, dẫn đến việc không có đủ những tài liệu, chứng cứ để chứng minh những thông tin, mâu thuẫn của sự việc. Việc không xác định được chính xác nội dung, phạm vi thu thập chứng cứ sẽ làm hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư lâm vào tình trạng không thể xác định, không cụ thể, mơ hồ, xa rời mục đích chứng minh.

Hoạt động thu thập chứng cứ nhầm chuẩn bị cơ sở pháp lý, căn cứ để đáp ứng những yêu cầu về đối tượng cần phải chứng minh. Sau đó, để xác định được nội dung cần tiến hành xác minh, thu thập, căn cứ vào đối tượng chứng minh. Xem xét quy định của pháp luật hiện hành, các nội dung thu thập chứng cứ của luật sư cần đặt trọng tâm vào những điều kiện sau:

Xác định quan hệ pháp luật đang tranh chấp

Đây là yếu tố đầu tiên có ý nghĩa định hướng cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự cũng như việc xác định thủ tục tố tụng để giải quyết. Về nguyên tắc, quan hệ xã hội xảy ra tại thời điểm nào thì áp dụng pháp luật đang có hiệu lực ở thời điểm đó để giải quyết, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc xác định quan hệ pháp luật cần giải quyết dựa trên cơ sở yêu cầu của đương sự và bản chất của từng loại vụ việc dân sự đó được luật nội dung điều chỉnh. Do đó, luật sư xác định quan hệ pháp luật tranh chấp sẽ tìm ra được đặc trưng của loại án, từ đó là cơ sở để xác định những vấn đề cần chứng minh của vụ án.

Chứng minh là hoạt động hướng tới một đối tượng cụ thể. Theo từ điển tiếng Việt đối tượng là người, vật, hiện tượng mà con người nhắm vào trong suy nghĩ và hành động. Đối tượng chứng minh là tổng hợp những sự kiện, tình tiết làm cơ sở cho yêu cầu của đương sự và những sự kiện, tình tiết khác có ý nghĩa để giải quyết đúng vụ việc dân sự cần được xác định bằng chứng cứ trong quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự.

Ví dụ: 

Khi tư vấn cho khách hàng khởi kiện và giúp khách hàng tham gia tranh tụng giải quyết vụ việc dân sự, Luật sư phải xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp, đưa ra những quan điểm, lập luận, đề xuất để Tòa án xác định chính xác quan hệ pháp luật. Chỉ khi xác định được đúng, đầy đủ quan hệ pháp luật mới là cơ sơ lựa chọn và áp dụng quy phạm pháp luật nội dung phù hợp, tìm định hướng đúng cho hoạt động thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mình. Mục đích của hoạt động thu thập chứng cứ nhằm đạt được sự khẳng định những vấn đề về nội dung của đối tượng chứng minh là đúng đắn và xác thực. Mỗi vụ kiện dân sự phát sinh tại Tòa án thường chứa đựng những mâu thuẫn nhất định giữa các bên đương sự nên rất phức tạp. Để giải quyết được vụ, việc dân sự thì mọi vấn đề của vụ, việc dân sự đều phải được làm sáng tỏ trước khi Tòa án quyết định giải quyết vụ, việc dân sự.

Về lý luận, đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện cần phải chứng minh để làm rõ nội dung và bản chất quan hệ pháp luật giữa các bên đường sự đã xảy ra. Tổng hợp các tình tiết, sự kiện đó tạo cơ sở cho việc xác định quyền, nghĩa vụ các bên và áp dụng quy định của pháp luật nội dung để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, để giải quyết vụ việc dân sự khách quan, chính xác, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì không chỉ những tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh mà cả những tình tiết sự kiện có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự dưới khía cạnh tủ tụng cũng cần phải được chứng minh, như: những tình tiết, sự kiện làm căn cứ cho việc tòa án ban hành quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định chuyển vụ việc dân sự; những tình tiết, sự kiện làm căn cứ cho việc xác định đúng thẩm quyền thụ lý vụ việc dân sự của tòa án. Cùng với đối tượng chứng minh, những tình tiết, sự kiện này tập hợp thành giới hạn chứng minh hay phạm vi chứng minh trong tố tụng dân sự.

Ví dụ:

Để đến dự được tham gia phiên tòa thì tòa án phải có trách nhiệm tổng đạt hợp lệ các thông báo, giấy triệu tập cho đường sự. Pháp luật tố tụng dân sự quy định tòa án có thể tổng là sitter triệu tập cho đương sự thông qua dịch vụ bưu chính nhưng thực tiễn tòa án lại không gửi giấy triệu tập được tổng đạt bằng thư bảo đảm dẫn đến việc vi phạm quyền tham gia phiên tòa của đương sự. Trong trường hợp này, luật sư cần hướng dẫn đường sự soạn thảo đơn kháng cáo đề nghị tòa án cấp phúc thẩm hủy quyết định đình chỉ của tòa án cấp sơ thẩm với lý do đương sự không tống đạt hợp lệ giấy triệu tập làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Nghĩa vụ của đương sự là chứng minh những tình tiết, sự kiện làm căn cứ cho việc tòa án ban hành quyết định đình chỉ. Việc tổng đạt giấy triệu tập hợp lệ là cơ sở đảm bảo quyền tham gia phiên tòa của đương sự.

Có thể nói, phạm vi các sự kiện cần chứng minh giống hơn các sự kiện thuộc đối tượng chứng minh, cụ thể bao gồm:

– Những sự kiện pháp lí làm cơ sở cho yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đây là nhóm tình tiết, sự kiện, chứng minh mang tính chất luật nội dung. Bên cạnh những tình tiết, sự kiện về nội dung, còn phải chứng minh những tình tiết, sự kiện mang tính chất thuần túy “tố tụng”.

Với tính chất đối tượng chứng minh được hình thành từ đặc trưng của loại án, luật sư cần lưu ý xác định không chỉ quan hệ pháp luật chính mà cả các quan hệ pháp luật phát sinh các quan hệ pháp luật thủ yêu cầu phản tố của bị đơn và/hoặc quan hệ đứng về phía người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, từ đó xác định được đối tượng chứng minh của vụ án. Luật sư cần dựa vào các quy định của pháp luật nội dung đối với các quan hệ pháp luật đã được xác định để xác định những tình tiết, sự kiện cần phải chứng minh.

Quy định về đối tượng chứng minh trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có sự phân biệt rõ ràng giữa giá trị chứng cứ và giá trị chứng minh. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh thì đương nhiên có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện phải chứng minh thì chỉ có giá trị chứng cứ sau khi những tình tiết, sự kiện đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định

Xác định tư cách của chủ thể tham gia tố tụng

Để xác định được nội dung này đòi hỏi các chủ thể cần nghiên cứu các quy định của bộ luật tố tụng dân sự, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Xuất phát từ việc xác định quan hệ pháp luật cần giải quyết, tòa án sẽ tập hợp những chủ thể có liên quan đến quan hệ pháp luật đó và đặt họ vào đúng vị trí tố tụng. Tuy nhiên trong một vụ việc dân sự có thể xuất hiện nhiều quan hệ pháp luật khác nhau, do vậy cần phải xác định quan hệ pháp luật nào là quan hệ pháp luật chính, từ đó đặt vị trí tố tụng của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho phù hợp.

Việc đặt đúng vị trí tố tụng của các đương sự trong vụ việc dân sự không chỉ có ý nghĩa đảm bảo quyền lợi của các đương sự mà còn là điều kiện quan trọng để tòa án có thể giải quyết vụ việc kịp thời, đúng pháp luật và triệt để. Ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ việc dân sự tòa án có quyền xác định một đương sự mới. Việc không chịu tập đầy đủ các đương sự hoặc không đặt cho họ đúng vị trí tủ tụng là vi phạm thủ tục tố tụng và các quyết định, bản án của tòa án có thể sẽ bị hủy, sửa, làm cho vụ việc dân sự kéo dài không cần thiết.

Xác định rõ trọng tâm vấn đề cần phải chứng minh

Điều kiện này giúp cho luật sư khi thu thập chứng cứ tập trung vào những điểm mẫu chốt, trọng tâm cần làm sáng tỏ trong vụ việc dân sự. Để làm được điều này, trước tiên luật sư cần phải dựa vào các quy định của pháp luật nội dung đối với các quan hệ pháp luật đã được xác định để xác định những tình tiết, sự kiện cần phải chứng minh. Đồng thời cũng căn cứ vào yêu cầu của đương sự và những màu thuận giữa các đương sự mà tìm ra trọng tâm vấn đề cần phải chứng minh. Điều kiện này hướng luật sư thu thập chứng cứ tập trung vào những điểm mẫu chốt, trọng tâm cần làm sáng tỏ trong vụ việc dân sự. Với những sự kiện không liên quan đến việc giải quyết vụ việc thì không cần thiết phải thu thập.

Xác định những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh

Khi thu thập chứng cứ phải xuất phát từ quyền lợi của khách hàng. Mục đích thu thập chứng cứ nhằm chứng minh các tình tiết, sự kiện để có cơ sở áp dụng căn cứ pháp lý tương ứng với thời điểm xác lập quan hệ pháp luật nội dung điều chỉnh lãi suất và án ban hành phán quyết hợp tình, hợp lý, đúng với các quy định của pháp luật. Về cơ bản, các tình tiết, sự kiện đều cần phải chứng minh, trừ những tình tiết, sự kiện sau thì không phải chứng minh:

Những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết và được tòa án thừa nhận.

Mục đích hướng tới của hoạt động chứng minh Là nhầm làm rõ tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự để giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự. Những tình tiết, sự kiện này không chứng minh thì mọi người cũng đã biết rõ. Ví dụ, sự kiện bão, lụt, động đất, chiến tranh và phải được tòa án thừa nhận. Đây là quy định nhằm xác định tính rõ ràng của tình tiết, sự kiện. Quyền thừa nhận một sự kiện nào đó là sự kiện mọi người đều biết không cần chứng minh, thuộc về tòa án, vì tòa án là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết vụ, việc dân sự. Thực tế mức độ phổ biến của các tình tiết, sự kiện mọi người đều biết có thể rất khác nhau, có tình tiết, sự kiện phổ biến ở phạm vi rất rộng, có thể cả thế giới biết, nhưng cũng có những tình tiết, sự kiện chỉ phổ biến ở phạm vi hẹp một tỉnh, một huyện hoặc thậm chí là phạm vi của một cụm dân cư. Vấn đề đặt ra là tình tiết, sự kiện phổ biến ở mức độ nào thì không cần phải chứng minh? Thực tiễn xét xử tại tòa án cho thấy không thể xác định được tính chính xác của những người biết đến tình tiết, sự kiện. Vì thế việc đánh giá mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện mọi người đều biết chỉ mang tính chất tương đối nên bộ luật tố tụng dân sự không thể quy định giới hạn tối thiểu về mức độ phổ biến cụ tình tiết, sự kiện không cần chứng minh. Khi đương sự viện dẫn việc xác định tình tiết, sự kiện mọi người đều biết không cần phải chứng minh trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải căn cứ vào thời gian xảy ra tình tiết, sự kiện bởi vì, tính chất rõ ràng của tình tiết, sự kiện có thể mất dần đi theo thời gian trong trí nhớ của con người. Do đó, một sự kiện lúc đầu có thể là sự kiện mọi người đều biết không cần phải chứng minh nhưng nếu xảy ra đã lâu thì vẫn có thể phải chứng minh lại trong quá trình thủ tục. Vì vậy cần xem xét từng trường hợp cụ thể về mức độ phổ biến tin tức của các tình tiết, sự kiện. Trường hợp sử dụng các tình tiết sự kiện phổ biến ở phạm vi lãnh thổ nhất định để giải quyết vụ, việc dân sự thì phải thuyết phục được tòa án vì sao sự kiện này không phải chứng minh để tránh trường hợp có những vụ, việc dân sự được tòa án xét xử lại ở cấp xét xử khác mà ở cấp xét xử đó toán chưa chắc đã biết rõ về sự kiện này. Ngoài ra, trên cơ sở yêu cầu của việc công khai, minh bạch các hoạt động xét xử, đừng sự để suất thôi án quyết định từ nhận hay không thừa nhận các tình tiết, sự kiện mà mọi người đều biết.

Những tình tiết sự kiện được xác định trong các bản án, quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.

Một sự kiện xảy ra có thể làm phát sinh, thay đổi hay. Dứt một hoặc nhiều quan hệ pháp luật những quan hệ pháp luật này có thể được xem xét ở những thời điểm khác nhau, trong những vụ án khác nhau, thậm chí ở những tòa án khác nhau. Việc tự nhận sự kiện, tình tiết không cần chứng minh là sự kiện trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật với những chứng cứ đã được kiểm tra, xác minh. Điều này có ý nghĩa Đảm bảo cho công tác xét xử của tòa án được nhanh chóng, chính xác, đồng thời khắc phục tình trạng có thể xảy ra mâu thuẫn giữa những quyết định của tòa án và cơ quan có thẩm quyền về cùng một vấn đề. Mặc dù không phải chứng minh nhưng khi sử dụng những sự kiện không cần phải chứng minh, đương sự và hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của những sự kiện đó. Hơn nữa, việc chứng minh lại một tình tiết, sự kiện có khả năng dẫn đến sự phức tạp trong việc giải quyết vụ, việc dân sự, kéo dài tủ tủ tủ tục dân sự.

Mặc dù không xem xét lại tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên, trong trường hợp cá biệt khi có nghi ngờ về tính đúng đắn của tình tiết, sự kiện thì tùy từng trường hợp, đương sự có thể đề nghị chủ thể của thẩm quyền kháng nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm.

Những tình tiết, sự kiện đã được ghi nhận trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc có tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc.

Văn bản công chứng không có giá trị chứng cứ nếu văn bản đó không được hợp pháp, thực hiện không đúng thẩm quyền, không tuân theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc bị tòa án tuyên bố là vô hiệu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc. Khi vận dụng, viện dẫn tình tiết, sự kiện này trong quá trình chứng minh, luật sư cần tư vấn cho khách hàng nên cân nhắc kiểm tra để xác định có cần đưa ra yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu hay không, khi xem xét những tình tiết, sự kiện mà văn bản công chứng vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện đặc thù của giao dịch công chứng nói riêng.

Một bên đường sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đường sự kia đưa ra thì bên dân sự đó không phải chứng minh.

Sự thừa nhận của một bên đường sự hai người đại diện của họ có giá trị loại trừ cho phía bên kia khỏi nghĩa vụ chứng minh. Điều này xuất phát từ một vấn đề thuộc bản chất của chứng minh là đảm bảo cho Đương sự bên kia thấy rõ sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự.

Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.

Việc tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự nói chung và người đại diện theo ủy quyền nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết các vụ án dân sự. Khi không thể trực tiếp tham gia tố tụng dân sự, đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Người đại diện theo ủy quyền thực hiện hành vi nhân danh người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự hủy quyền trong tủ tụng dân sự. Bên đại diện và bên được đại diện biểu hiện ý chí thông qua hợp đồng ý quyền hoặc dị quyền. Nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền đại diện và trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền được xác định thông qua sự thỏa thuận của người đại diện và người được đại diện. Đừng sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện phù hợp với quy định về đại diện được ghi nhận từ pháp luật nội dung đến pháp luật tố tụng dân sự.

Kỹ năng xác định chứng cứ và sử dụng biện pháp thu thập chứng cứ

>>> Xem chi tiết tại bài viết: Kỹ năng xác định chứng cứ và sử dụng biện pháp thu thập chứng cứ

Kỹ năng sử dụng các hình thức thu thập chứng cứ

>>> Xem chi tiết tại bài viết: Kỹ năng sử dụng các hình thức thu thập chứng cứ

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền