Kỹ năng tranh luận trong nghề luật

Chuyên mụcCafe Dân Luật, Kỹ năng mềm Tranh luận là gì?

[Hocluat.vn] Những kỹ năng tranh luận trong nghề luật và các bước tiến hành tranh luận trong nghề luật.

>>> Xem thêm: Kỹ năng lập luận trong nghề luật

Kỹ năng tranh luận trong nghề luật

Tranh luận là gì?

Ngay từ thời cổ đại, hoạt động tranh luận hay tranh biện diễn ra phổ biến trong các phiên tòa, trong những cuộc họp công cộng về vấn đề lập pháp, chính trị – xã hội hay trong các sinh hoạt học thuật triết học, khoa học…

Ở Hy Lạp cổ đại, các nhà ngụy biện chuyên dạy các học trò của mình nghệ thuật chiến thẳng đối phương trong các cuộc tranh luận, đàm đạo, kiện tùng. Tư tưởng nổi bật của Phái Ngụy biện chỗ tri thức mang tính tương đối, tiêu chuẩn chân lý mang tính chủ quan, nhất là những vấn để về đạo đức. Trung Quốc cổ đại, những người trong phái danh gia nổi danh là những nhà biện giả, giỏi biện bác và hay đưa ra những điều nghịch thường. Chẳng hạn, Công Tôn Long đưa ra biện bạch “Bạch Mã phi mã” để đi qua cấu vì trên cầu cấm ngựa đi qua.

Hoạt động tranh luận diễn ra phổ biến mang tính xã hội thường gắn liền với hoạt động chính trị – xã hội những quốc gia có nền dân chủ, chẳng hạn như nền dân chủ Aten Hy Lạp cổ đại. Thời kỳ Khai sáng Pháp thế kỷ 18, không khí tranh luận học thuật, chính trị diễn ra sôi nổi từ đó xuất hiện những con người khổng ló của thời đại như Vônte, Điđơrô, Rút sô…

Ngày nay, hoạt động tranh luận thường diên ra trong các sinh hoạt chính trị, pháp quyển, khoa học, triết học và các vấn đề xã hội khác. Nhìn chung, đâu có bất đổng ý kiến đó thường sẽ diễn ra tranh luận.

Dưới góc độ ngôn ngữ học, tranh luận là động từ chỉ hoạt động “bàn cãi để tìm ra lẽ phải” (http://tratu.soha.vn/ dict/vn_vnZTranh_lu%E1%BA%ADn).

Có thể định nghĩa khái niệm “tranh luận” như sau: Tranh luận là hoạt động đối đáp qua lại giữa các chủ thể nhằm sáng tỏ (những) vấn đề đặt ra trên cơ sở bảo vệ chính kiến của riêng mình – ở mỗi chủ thể tham gia. Tranh luận là hoạt động liên quan đến làm rõ

Tranh luận là hoạt động liên quan đến làm rõ chân lý, những giải pháp khả thi, những quyết định sáng suốt. Tính tựdo ngôn luận, sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia là tính chất cần có để đảm bảo một cuộc tranh luận thật sự diễn ra và mang tính thuyết phục dành cho người chiến thắng. Nếu các chủ thể tham gia không có tự do tư tưởng, bị cấm đoán và không có sự bình đẳng, bị khống chế thì sự tranh luận nếu diễn ra chỉ là một kịch bản đã định sẵn, một quyết định đã quyết trước khi tranh luận.

Sự tự do ngôn luận đảm bảo cho chủ thể tham gia đưa ra đấy đủ chính kiến và lý lẽ của mình. Sự bình đẳng giữa các chủ thể khiến cho chủ thể yếu thế phản bác lại ý kiến đối phưong mà không hề sợ bị trừng phạt. Các thành tố thường có trong tranh luận gồm:

  • Một là, nêu chính kiến, quan điểm của mỗi bên tham gia.
  • Hai là, thực hiện hỏi – đáp.
  • Ba là, hoạt động phản biện, bác bỏ chính kiến đối phương.
  • Bốn là, hoạt động lập luận, chứng minh chính kiến của mình.

Tranh luận khác với hoạt động giảng dạy, truyền giáo, hội đàm.

Giảng dạy có sự truyền thụ kiến thức, kỹ năng từ người thầy đến người học, chủ yếu đây là sự tiếp nhận thông tin một chiểu, hoạt động giảng giải – lĩnh hội là hoạt động chính. Truyền giáo là hoạt động truyền đức tin từ người truyền giáo đến các tín đó. Đây là hoạt động truyền thụ – tiếp nhận là chính, trong đó hoạt động hỏi – đáp như là phụ trợ. Hội đàm là hoạt động tham vấn bày tỏ ý kiến giữa các chủ thể và đi đến sự dung hòa, thống nhất giữa các chủ thể. Do vậy, sự khác biệt lớn nhất và tạo nên đặc trưng của tranh luận là có sự phản biện qua lại giữa các chủ thể.

Trong thực tiễn, người có kỹ năng tranh luận là người có sự tổng hợp của các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện, sử dụng thông tin một cách có hiệu quả để hình thành lập luận chặt chẽ, phân loại và xây dựng, sắp xếp hệ thống lập luận để hình thành quan điểm về một vấn đề cụ thể; kỹ năng lắng nghe chủ động khiến cho đối phương cảm thấy được tôn trọng, giúp ta tiếp nhận thông tin và kỹ năng tư duy logic. Để hoạt động tranh luận đạt kết quả tốt, thuyết phục được người nghe, các chức danh tư pháp cần rèn luyện các kỹ năng:

Kỹ năng nói khi tranh luận

Tranh luận là sự cọ xát bằng lời nói, do đó, kỹ năng nói, trình bày vấn đề đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tranh luận. Một Luật sư tham gia phiên tòa mặc dù đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ, nắm chắc các quy định pháp luật liên quan, chuẩn bị kỹ lưỡng các luận điểm, luận cứ, luận chứng nhưng khi tham gia tranh luận, trình bày vấn đề tại phiên tòa, không nêu bật được các vấn đề mình đã chuẩn bị do hạn chế về khả năng nói. Do đó, trong hoạt động tranh luận, đặc biệt là trong hoạt động pháp luật, người làm công tác pháp luật cần rèn luyện kỹ năng nói, trình bày vấn đề.

Trong cuộc tranh luận, khi trình bày cần nói to, rõ ràng, không vấp váp, dính chữ, tốc độ nói vừa phải, không nói quá nhanh hoặc quá chậm, nói với thái độ nhiệt tình, thay đổi âm thanh, giọng điệu lên xuống để thể hiện cảm xúc với người nghe.

Về mặt nội dung trình bày, người tham gia tranh luận cần phải biết nói về vấn đề gì, tránh nói quá dài, lan man vì dễ lạc đề, không tập trung vào nội dung tranh luận.

Ví dụ 01: Khi tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư có thể tìm ra rất nhiều căn cứ có lợi đế bảo vệ cho khách hàng của mình tại phiên tòa. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian phiên tòa thường có hạn, mặc dù về nguyên tắc, Thẩm phán không được quyền ngắt các bên trình bày quan điểm tranh luận của mình (trừ khi trùng lặp), nhưng nếu trình bày quá dài, lan man, không tập trung vào vấn đề chính thì có thể sẽ tự làm cho người nghe phân tán và bỏ qua những nội dung quan trọng. Do đó, khi chuẩn bị và tham gia tranh luận, Luật sư cần phải biết xác định trong các vẩn đề, nội dung mình dự định trình bày, cái gì là trọng tâm, cái gì không quá quan trọng, qua đó biết trình bày tập trung vào vẩn đề quan trọng, nói lướt qua hoặc loại bỏ những nội dung không quá quan trọng.

Khi tham gia tranh luận, người tranh luận cần phải xác định mình sẽ tranh luận với đối tượng nào, đối tượng nào thì không cần tranh luận.

Ví du 02: Trong phiên tòa hình sự, để bào chữa cho bị cáo, Luật sư sẽ phải tranh luận với đại diện Víện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa, là người sẽ đại diện nhà nước để buộc tội bị cáo  Luật sư có thể sẽ phải tranh luận với Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Xác định được những đối tượng mà mình phải tranh luận Sẽ giúp cho Luật sư chuẩn bị tốt hơn và có nhiều cơ hội thành công khi tham gia tranh luận.

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong tranh luận

Ngôn ngữ cơ thể là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ trong đó, các hành vi của cơ thể, mà không phải ngôn ngữ, được sử dụng để thể hiện hoặc truyền đạt thông tin. Ngôn ngữ cơ thể bao gôm các biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế cơ thể, cử chỉ, cử động của mắt, đụng chạm và sử dụng không gian cá nhân

Hùng biện là một nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể có sức mạnh không kém lời nói nhưng phải sử dụng đúng cách, phụ thuộc vào từng tình huống. Trong hoạt động tranh luận, đặc biệt là tranh luận trong nghề luật, chúng ta phải thực hiện cuộc tranh luận với người có quan điểm trái ngược, và với tính chất tranh luận tại phiên tòa thì người mà chúng ta phải thuyết phục trong cuộc tranh luận không chỉ là đối phương mà quan trọng hơn đó chính là Hội đồng xét xử. Do đó, để chiến thắng trong một cuộc tranh luận tại phiên tòa thì những hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng mạnh mẽ, sắc sảo của người tranh luận sẽ mang tính quyết định nhiều hơn so với ngôn ngữ cơ thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng ngôn ngữ cơ thể không có vai trò gì trong hoạt động tranh luận trong nghề luật. Nếu chúng ta biết cách kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ cơ thể để tạo được thiện cảm của người nghe, của Hội đồng xét xử thì điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của họ.

Tại phiên tòa, khi tham gia tranh luận giữa Luật sư với Luật sư, Luật sư với Kiểm sát víên, các bên thường đứng dậy để trình bày quan điểm tranh luận của mình. Đây là điều kiện thuận lợi để người tham gia tranh luận sử dụng ngôn ngữ cơ thể kết hợp với ngôn ngữ lời nói. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể, chúng ta cũng không nên thái quá, có những động tác, cử chỉ thiếu văn minh.

Ví dụ 01: Khi tham gia tranh luận, Luật sư đứng dậy trình bày quan điểm tranh luận. Khi nói, Luật sư vung tay quá mạnh và nhiêu khi còn sử dụng ngón tay chỉ vào mặt Luật sư đối phương. Tòa đã phải nhiều lần nhắc nhở Luật sư, nhưng Luật sư vẫn tiếp tục theo thói quen, chủ tọa phiên tòa đã phải yêu cầu Luật sư nếu còn tiếp tục sẽ mời ra khỏi phiên tòa.

Kỹ năng nghe khi tranh luận

Tranh luận trong nghề luật không chỉ là nói, là trình bày vấn đề mà mình đã chuẩn bị mà còn bao gồm cả kỹ năng nghe. Kỹ năng nghe cũng đóng vai trò quan trọng trong tranh luận. Tranh luận là sự cọ xát bằng ngôn ngữ giữa hai hay nhiều người, khi một người đưa ra quan điểm và lập luận để bảo vệ quan điểm của mình, đối phương sẽ lắng nghe và từ đó đưa ra quan điểm phán biện.

Một trong những hoạt động tranh tụng điển hình, đặc trưng trong nghề luật là hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, nơi mà Luật sư, Kiểm sát viên sẽ tranh luận với nhau để bảo vệ quan điểm của mình, phản bác quan điểm của đối phương. Khi tham gia phiên tòa, để có thể tranh luận tốt, Luật sư, Kiểm sát viên phải biết lắng nghe trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa.

Ví dụ 01: Khi Luật sư tham gia phiên tòa, để bào chữa, báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, ngay trong phần xét hỏi, khi Kiểm sát víên, các Luật sư khác tham gia xét hỏi đưa ra cầu hỏi của mình, Luật sư cần lắng nghe, ngoài việc nam được cầu hỏi, nội dung trả lời của các bên liên quan, Luật sư cần tư duy, xác định xem việc đặt cầu hỏi của Kiểm sát víên, Luật sư đồng nghiệp nhằm mục đích gì. Thông thường, các câu hỏi trong phần xét hỏi sẽ liên quan chặt chẽ đến quan điểm của Luật sư trong phần tranh luận. Xác định được nội dung này sẽ giúp Luật sư đoán định trước được những ý đồ, quan điểm cùa đối phương vờ từ đó chuẩn bị tốt hơn cho phần tranh luận sau.

Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghe tại phiên tòa trong tranh luận không đồng nghĩa với việc phải lắng nghe tất cả các vấn đề. Trong thực tiễn, có những phiên tòa lớn, nhiều bị cáo, bị hại, người hên quan, diễn ra lượng thời gian dài, nếu Luật sư luôn đặt mình vào tình trạng chăm chú lăng nghe thì sẽ rất mệt mỏi, nhiều khi sẽ bỏ qua các nội dung quan trọng. Kỹ năng lắng nghe trong hoạt động tranh luận là người tranh luận cần phải biết khi nào cần lắng nghe, khi nào có thể bỏ qua; và khi lắng nghe, cần phải biết chắt lọc những nội dung gì là quan trọng, có thể sử dụng trong quá trình tranh luận, nội dung gì có thể bỏ qua.

Ví dụ 02: Trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự, có 48 bị cáo bị truy tố về bôn nhóm tội danh khác nhau, xét xử trong 20 ngày. Luật sư chi nhận bào chữa cho một bị cáo bị truy tố về một tội danh. Khi tham gia phiên tòa, đôi với phần xét xử liên quan đến các bị cáo thuộc nhóm tội khác, Luật sư cũng không cần quá tập trung lắng nghe, vì không liên quan đến khách hàng mà Luật sư nhận bảo vệ.

Khi tranh luận, qua việc lắng nghe đối phương trình bày, cùng với việc nắm được quan điểm của đối phương, chúng ta có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong lập luận của đối phương, từ đó đưa ra các quan điểm phản bác.

Ví dụ 03: Trong vụ án hình sự về tội cổ ý gây thương tích, khi trình bày quan điểm luận tội, đại diện Víện kiếm sát cho rằng bị cáo phạm tội có tính cổn đồ, cần áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, qua diễn biến sự việc được mô tả trong quan điểm luận tội thể hiện bị hại đã chủ động đến nhà bị cáo gây chuyện, đánh mẹ già của bị cáo nên bị cáo mới bức xúc, cầm hung khí đánh lại dẫn đên hậu quả gây thương tích cho bị hại. Qua đo, dựa vào bản chất, diễn biến sự việc, Luật sư đã tranh luận chứng minh hanh vi của bị cáo tuy phạm tội, nhưng không có tính côn đồ, bên cạnh đó còn can cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật cua nạn nhân gây ra. Với những căn cứ Luật sư đưa ra, quan điểm tranh luận của Luật sư đã được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Kỹ năng viết trong tranh luận

Khi nói đến kỹ năng víết trong nghề luật, một số người thường nghĩ đến việc Luật sư viết văn bản kiến nghị, quan điểm bào chữa, bảo vệ; Kiểm sát viên viết Bản cáo trạng, quan điểm luận tội, Thẩm phán viết Bản án… Trong cuộc sống thường ngày, việc tranh luận thường chỉ diễn ra bằng lời nói qua lại giữa các bên tham gia tranh luận. Tuy nhiên, hoạt động tranh luận trong nghề luật, đặc biệt là tranh luận tại phiên tòa, không thể không gắn với kỹ năng víết của Luật sư. Kỹ năng viết khi tham gia tranh luận không phải là viết những văn bản mà thường là kỹ năng víết, ghi chép kịp thời những ý, những quan điểm phát sinh trong quá trình tranh luận.

Trong các vụ án, đặc biệt là các vụ án lớn, phức tạp, liên quan đến vấn đề kinh tế, chuyên môn phức tạp như tài chính, ngân hàng, kế toán… các bên tham gia tranh luận thường đưa ra rất nhiều thông tin, số liệu. Nếu người tham gia tranh luận chỉ nghe và ghi nhớ thì trong nhiều trường hợp sẽ không thể ghi nhớ được chính xác, đầy đủ các thông tin quan trọng. Do đó, khi tranh luận, bên cạnh việc lắng nghe các bên trình bày quan điểm, cần phải biết ghi chép lại những thông tin quan trọng để phục vụ cho việc tranh tụng.

Kỹ năng viết trong tranh luận

Trong nghề luật, đọc là một hoạt động mà người làm công tác pháp luật thường phải thực hiện. Đọc hồ sơ vụ án, văn bản pháp luật giúp Luật sư, Kiểm sát viên nắm được nội dung vụ án, quy định pháp luật, từ đó đưa ra quan điểm buộc tội, gỡ tội. Tuy nhiên, kỹ năng đọc trong tranh luận có những điểm khác với đọc hồ sơ vụ án, văn bản pháp luật. Tại phiên tòa, khi trình bày quan điểm tranh luận của mình, có rất nhiều trường hợp, Luật sư, Kiểm sát viên sẽ phải viện dẫn những điều luật liên quan. Trong trường hợp này, người tranh luận không nên chỉ dựa vào trí nhớ của mình để đưa ra điều luật mà nên dừng lại, mở văn bản pháp luật và đọc, trích dẫn chính xác điều luật liên quan. Điều này sẽ tăng tính thuyết phục đối với người nghe, người tham gia tranh luận. Khi đọc, trích dẫn văn bản pháp luật trong quá trình tranh luận hoặc tại phiên tòa, Luật sư cần đọc chậm, rõ ràng nội dung điều luật mà mình viện dẫn để chứng minh cho quan điểm tranh luận.

Các bước tiến hành tranh luận trong nghề luật

Chuẩn bị trước khi tranh luận:

Nếu như tranh luận trong cuộc sống xã hội có thể diễn ra bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, giữa bất cứ ai thì tranh luận trong hoạt động pháp luật thường diễn ra giữa các chủ thể có sự hiểu biết về pháp luật, nhằm mục đích rõ ràng, trong các hoạt động cụ thể như: tranh luận tại nghị trường Quốc hội giữa các đại biểu về việc ban hành một đạo luật; tranh luận tại phiên tòa giữa các Luật sư, Kiểm sát víên nhằm làm rõ các vấn đề của vụ án; tranh luận giữa các chuyên gia pháp lý trong các buổi hội thảo khoa học để cùng làm rõ, thống nhất về một vấn đề pháp lý… Do đó, trước khi tham gia tranh luận liên quan đến các vấn đề pháp luật, các bên tham gia tranh luận cần phải chuẩn bị kỹ những nội dung dự kiến tranh luận, chuẩn bị các luận điểm, luận cứ, luận chứng đế có thể sử dụng trong quá trình tranh luận. Khi tranh luận, các bên tham gia đều đưa ra các lý lẽ, luận điểm, đối đáp qua lại với nhau, do đó, bên cạnh kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, sự hiếu biết rộng là điều có thể giúp bạn có được lợi thế trong cuộc tranh luận.

Ví dụ 01: Trước khi tham gia phiên tòa hình sự, Luật sư cần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm được quan điểm buộc tội của cơ quan công tố dựa vào những căn cứ pháp lý nào, từ đó tìm ra những căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình. Bên cạnh đó, nêu Luật sư có kiến thức xã hội, nắm được nguyên nhân, bối cảnh xã hội vào thời điểm xảy ra tội phạm thì còn có thể trình bày để Hội đồng xét xử xem xét trong quá trình giải quyết vụ án.

Bắt đầu một cuộc tranh luận đúng cách sẽ làm cho người nghe bị thu hút và giúp chúng ta chiến thắng với lý lẽ của mình. Trước khi tranh luận, việc dành thời gian chuẩn bị để mở đầu hiệu quá sẽ giúp chúng ta chiếm được ưu thế. Có thể sử dụng những phương pháp sau:

(ỉ) Đặt vẩn đề một cách thú vị. Đó có thể là một câu chuyện về hành trình dẫn bạn đến với chủ đề này, dẫn chứng về một người nào đó mà người nghe có thể rút ra bài học, một truyện ngắn thông minh, truyền thuyết, sự kiện lịch sử hoặc giai thoại có liên quan đến những ý chính của cuộc tranh luận. Bạn nên kể một cầu chuyện để đưa ra ý chính của chủ đề tranh luận. Chẳng hạn như, đó có thể là mẩu chuyện về những thách thức mà bạn đã đối mặt có liên quan đến chủ đề, cách mà bạn đã vượt qua thử thách và những bài học được đúc kết.

Ví dụ 02: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà. Câu nói tưởng như chỉ là “khẩu hiệu ” nhưng thật sự thấm thía đổi với tối. Cách đây 02 năm, chỉ một phút lơ đãng, thiếu tập trung, tối đã gãy ra tai nạn. Tuy hậu quá không quá nghiêm trọng nhimg cũng đủ để tối luôn nhắc mình: “Phía trước tay lái là sự sống, nhanh một giây, chậm cả đời”.

(ii) Đặt một cầu hỏi tu từ. Khi những cầu hỏi tu từ thông minh được đưa ra một cách hiệu quả, chúng có thể thuyết phục người nghe đồng tình với bạn. Bạn cần người nghe tự suy nghĩ cầu trả lời trong khi vẫn chú ý đến chủ đề tranh luận. Hãy đặt một cầu hỏi thuyết phục người nghe rằng bạn có cùng hoàn cảnh và niềm tin như họ.

Ví dụ 03: ‘‘Các bạn có muốn nhìn thấy một người mà mình yêu thương phủi chịu đau khổ chẳng vì lý do gì không?”.

(iii) Nói ra con số thống kê gây sốc. Sự thống kê của bạn cần có liên quan trực tiếp đến mục tiêu chính của cuộc tranh luận. Tác động của con số thống kê có thể thuyết phục người nghe đồng ý với đường lối giải quyết vấn đề hiện tại của bạn.

Ví dụ 04: Bạn có thể nói như thế này: “Một tỷ tấn nhựa đang trôi ổôi ở đại dương ngay lúc này. Lượng nhựa đó bằng với diện tích củaa đảo Hawaii . Tiếp tục thảo luận về vấn đề và giải thích cho người nghe ly do vì sao giải pháp của bạn là cách tốt nhất. 

(iv) Sử dụng cầu trích dẫn có sức hút. Sử dụng những cầu trích dẫn giúp củng cố và tăng cường tính đáng tin cậy cho những ý kiến của bạn. Những câu trích dẫn cũng thể hiện sự hiểu biết của bạn về chủ đề. Bạn nên trích dẫn cầu nói có liên quan đến chủ đề và có sức hút với người nghe. Bên cạnh đó, hãy dùng những cầu trích dẫn của nhân vật nối tiếng hoặc người mà khán thính giả biết.

Ví dụ 05: Bạn đang diễn giải về tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Bạn có thể bắt đầu bằng việc trích dẫn cầu nói của nhà giáo dục người Ý Maria Montessori: “Trẻ nhỏ vừa là hy vọng, vừa là lời hứa hẹn của nhân loại

(v) Sử dụng một dụng cụ sân khấu hoặc cổng cụ hỗ trợ trực quan sáng tạo. Chẳng hạn như một bức tranh, video hoặc một vật thể bao hàm ý chính của cuộc tranh luận. Một công cụ hỗ trợ trực quan sảng tạo giúp tăng khả năng thấu hiểu vấn đề, tăng cường tính thẩm mỹ và khuyến khích người nghe tưởng tượng. Nó cũng sẽ giúp mọi người ghi nhớ thông điệp lâu hơn.

Ví dụ 06: Nếu đang tranh luận rằng sự biến đổi khí hậu là một sự thật, hãy cho mọi người xem một bức tranh sống băng trước và sau khi bị ánh hưởng bởi lượng carbon dioxide trong không khí.

Thực hiện tranh luận:

Hình thành các định nghĩa: Những thuật ngữ chính trong cuộc tranh luận cân được giải thích và định nghĩa bởi người phát biêu đầu tiên. Bên cạnh đó, hãy định nghĩa những thuật ngữ quan trọng mà có lẽ người nghe chưa hiểu rõ.

– Xác định những thuật ngữ chính trong tranh luận và tra cứu ý nghĩa của chúng bằng nhiều từ điển khác nhau. Hãy chọn định nghĩa phù hợp nhất cho mỗi tò. Bạn nên chọn định nghĩa mang tính trung i lập và phổ biến.

– Định nghĩa có thể có nghĩa đen và tùy vào ngữ cánh. Những định nghĩa tùy vào ngữ cánh sẽ cần có ví dụ để hiểu ý nghĩa khi áp dụng vào thực tế. Chẳng hạn như, định nghĩa theo ngữ cánh về “tiền bạc” sẽ là tiền được dùng để mua nhiều thứ, như là đồ ăn và xăng dầu.

Tóm tắt quan điểm của mình: Sau khi định nghĩa những thuật ngữ chính, hãy cho người nghe biết chủ đề và lý do mà bạn và nhóm của mình sẽ tranh luận. Hãy củng cố những lý lẽ bằng cách tóm tắt lại quan điểm của bạn theo nhiều cách.

Ví dụ 07: Tôi và nhóm của tôi sẽ cho các bạn thấy tính cấp thiết của việc trồng cây xanh. Chúng ta đều đang thụ hưởng những lợi ích từ cây xanh, đó là bóng mát trong những ngày hè nóng bức, là bầu không khí trong lành, là cánh quan đẹp đẽ, là cảm giác dễ chịu, thư thái. Nhưng con người đã làm gì, chúng ta đã gìn giữ và bảo vệ rừng đúng cách, chúng ta đã chăm chút đủ cho những cây xanh trong thành phố hay chưa? Những vấn đề gì đang chờ đợi chúng ta và giải pháp gì cần được thực hiện ngay lúc này, bỏi tất cả chúng ta?

(iii) Xác định đường lối. Bạn cần có một kế hoạch về cách xác định đường lối để chỉ ra vấn đề đang tranh luận. Những người tham gia tranh luận làm việc này bằng cách xác định một đường lối mà họ muốn thông qua. Người phát biểu đầu tiên nên liệt ra phân cốt lõi cùa đường lối, mà không đi sâu vào chi tiết.

Để chứng minh rằng đường lối của bạn sẽ có hiệu quả, hãy sử dụng những phương pháp mà đã được thông qua để làm cơ sở cho phương pháp của bạn. Ví dụ, bạn có thể nhấn mạnh rằng quy đinh cấm sử dụng điện thoại di động khi lái xe cũng giống như quy định cấm uống rượu bia khi lái xe, cố gắng tập trung vào 03 lý do quan trọng vì sao phương pháp đó là cần thiết hoặc cần phải thay đổi.

Trình bày lý lẽ tranh luận:

– Trình bày quan điểm mà bạn ủng hộ. Nói ngắn gọn lý lẽ tranh luận của bạn. Người nghe có thể bị phân tâm hoặc mất hứng thú nếu cầu phát biểu của bạn quá dài dòng.

– Giao tiếp bằng mắt với đối tượng cần hướng tới. Hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt với từng người nghe. Bằng cách nhìn vào mắt họ, bạn có thể phán đoán phản ứng của họ qua biểu cảm trên gương mặt. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thể kết nối với mọi người tốt hơn, từ đó lý lẽ của bạn có tính thuyết phục hơn.

– Hãy nhớ duy trì giao tiếp bằng mắt với người nghe sau khi nói xong một cầu.

– Duy trì giao tiếp bằng mắt với một người trong vòng 3-5 giây, sau đó nhìn sang người khác.

– Nói chậm rãi và rõ ràng. Trình bày một cách chậm rãi bằng cách hít thở khi bạn nói. Sau khi nói xong một câu, bạn hãy hít thở sâu và sau đó nói câu tiếp theo. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ ngắt giọng khi nói. Những khoáng ngắt giọng sẽ giúp bạn kiểm soát việc hít thở và sắp xếp ý tiếp theo để nói. Cách này cũng giúp người nghe xử lý những thông tin mà bạn vừa trình bày.

Lưu ý để tranh luận thành công:

Hãy biến các cuộc tranh luận thành những cuộc trao đổi thú vị, có tinh thần xây dựng, giúp các bên hiểu nhau hơn và cùng nhau thực hiện những mục tiêu chung.

– Tôn trọng ý kiến của người khác: Mỗi người có những niềm tin khác nhau và bạn không nên coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với bạn. Đừng bao giờ vội quy kết họ là sai, cho dù nếu trên thực tế có đúng là như vậy đi chăng nữa. Bạn cần nhớ rằng, bạn không phải là người canh gác cho khẩu hiệu “Tất cả những gì tôi biết là đúng”. Bạn cũng có thể là người có những nhận xét chưa thực sự đúng.

– Đặt mình vào hoàn cánh ngưòi khác: Bạn nên bình tĩnh diễn đạt sự không thống nhất của bạn một cách nhẹ nhàng và nhấn mạnh rằng ý kiến của bạn xuất phát từ những góc độ khác với họ.

– Thừa nhận sai lầm: Ngay từ khi bạn nhận ra sai lầm, đừng chần chừ một phút nào mà hãy thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của sự thẳng thắn, dám nhận sai lầm của mình. Người khác không chỉ tôn trọng bạn hơn hẳn mà còn coi trọng ý kiến của bạn hơn trong tất cả các lần tranh luận sau. Hơn nữa, đối phương cũng sẽ nghĩ rằng về sau này, nếu họ sai lầm thì bạn cũng sẽ dễ dàng chấp nhận điều đó và bỏ qua. Mọi người thường có những so sánh liên tưởng kiểu như vậy và ai cũng thích những người rộng lượng.

– Khởi động một cách nhẹ nhàng: tất cả nhưng cuộc tranh luận bắt đầu từ khi một người đưa ra những đòi hòi. Vì thế. khi mở đầu một cuộc tranh luận bằng giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tự kiểm soát được giọng nói. bạn sẽ khiến đối phương không cảm thấy bị tấn công để họ vẫn cảm thấy thoải mái. Mọi người đều có bản năng tự vệ, vì thế nếu bạn bắt đầu cuộc tranh luận một cách gay gắt sẽ khiến cho bản năng tự vệ của họ được tăng cường mạnh hơn mà thôi. Sự duyên dáng và nhẹ nhàng sẽ làm cho đối phương cảm thấy không thể sử dụng thái độ căng thẳng và công kích với bạn.

– Dẫn dắt đối phương đồng ý vói một trong các quan đỉểm của bạn: Cho dù nhỏ nhặt đến đâu, hãy cố gắng tìm ra một quan điểm chung với đôi phương. Đây là một kỹ năng nhỏ nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. Mục tiêu của nó là làm cho đối phương thay đổi quan điểm rằng bạn là đối thủ của họ. Bằng cách đồng ý với đối phương, ngay cả với những sự thật hiển nhiên, bạn sẽ đem lại cho đối phương cảm giác rằng cả bạn và họ đều có thể có những suy nghĩ giống nhau. Đây là một kỹ thuật mang tính tâm lý.

– Hãy để họ có cơ hội lên tiếng: Trong một cuộc tranh luận, hãy cố gắng lắng nghe. Bạn sẽ khó có thể có chiến thắng nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt và không cho người khác cơ hội được diễn đạt quan điểm của mình và được chia sẻ. Bạn hãy để họ nói nhiều hơn một chút. Thêm vào đó, khi họ càng nói nhiều thì họ càng có nhiều sơ hở. Vì thế, hãy lắng nghe, hãy tìm ra sự thực trong những tranh luận và đưa ra quan điểm thuyết phục của mình.

– Đó không phải là ý kiến của bạn mà là của mọi người: Đây là một trong những kỹ năng cực kỳ hiệu nghiệm. Để dẫn dắt một cuộc tranh luận, bạn hãy tìm cách đưa đẩy cuộc đối thoại sao cho đối phương của bạn sẽ cảm thấy rằng những điều mà bạn muốn họ làm chính là ý tưởng của họ mà không phải sự áp đặt của bạn. Có thể khi công việc hoàn tất thì người đó sẽ nghĩ rằng đó là do ý tưởng của họ đúng. Tuy nhiên đây chỉ là một sự đánh đổi nhỏ bé với cái mà bạn đạt được là sự hoàn tất công việc và sự tâm phục khẩu phục của đối phương. Đó mới chính là điều cốt yếu nhất. Để đạt được điều này, bạn hãy nuôi dưỡng cho cuộc tranh luận tiện dẫn đến một kết qủa tất yếu. Sau đó, bạn hãy để cho đối phương tự rơi vào “trận địa” bạn sắp đặt, hãy đưa ra kết luận trên cơ sở các ý tưởng của họ.

– Hãy là người cởi mở và chân thành: Bạn không những phải hiểu rằng mọi người có những quan điểm khác nhau mà bạn cần phải đi xa hơn bằng cách cố gắng hiểu nguyên nhân dẫn đến những thái độ này. Vì thế hãy chân thành hỏi mọi người để hiểu rõ vì sao họ có những quan điểm như vậy? Vì tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm nên bạn cũng cần rộng lượng cho rằng đối phương sai lầm là điều có khả năng xảy ra. Hãy hiểu rõ họ và từ đó đề xuất quan điểm của mình.

– Cảm thông vói những mong muốn của đối phương: Hãy luôn nhớ rằng, trong lúc bạn mong muốn một điều gì đó từ phía đôi phương thì đối phương cũng có những mong muốn tương tự bạn. Mọi người đều có những mong muốn của riêng mình. Nhận ra điều này, bạn có thể đưa nó vào cuộc tranh luận. Hãy đi tới điểm tranh luận rằng có những khả năng sẽ có lợi cho cả hai, đem lại tình thế thắng – thắng cho cả hai mà không nhât định phải có kẻ thua người thắng. Hãy tìm cách chứng minh rằng nếu làm theo cách của bạn, cả hai sẽ cùng có lợi.

– Hãy thẳng thắn: Cân nhắc việc đưa ra các lý do về đạo đức khi lý giải quan điểm của mình. Ai cũng có lòng hướng thiện của mình và không ai muốn làm những điều phi đạo đức cả.

– Thiết lập các luận cứ vững chắc: Hãy củng cố các lập luận của bạn, đưa vào các con số và sự kiện để tăng tính thuyết phục; đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh hoạ cho quan điểm của bạn. Nếu lập luận của bạn hợp lý và đúng đắn thì sẽ không ai muốn phán đối. Hãy cố gắng sử dụng các minh họa nhìn thấy được vì chúng thường là thứ mà không ai có thể phản bác.

– Đưa ra các thách thức: Hãy tìm cách thực hiện điều này khéo léo, tránh gây nghi ngờ.

– Hãy tỏ ra điềm tĩnh: Một cuộc tranh luận thường làm nóng lên bầu không khí đối thoại. Một số cuộc tranh luận thường nảy sinh các xúc cảm không thể kìm nén và các xúc cảm này sẽ dễ dàng bị bộc lộ. Vì thế, bạn hãy cổ gắng giữ vững sự bình tâm và không để cho cảm xúc lấn át các luận điểm của mình. Bạn có thể tỏ ra cứng rắn và kiên quyết trong quan điểm của mình nhưng hãy cố “uốn lưỡi vài lần trước khi nói. Trò chơi này giúp bạn kiểm soát các cảm xúc, không để chúng bùng phát ra cùng với cuộc tranh luận. Hãy tỏ ra là người chuyên nghiệp, bám vào sự kiện và con số mà không phải cảm xúc.

– Hãy biết dừng lại đúng lúc: Đây là điểm cuối cùng mà bạn cần chú ý. Khi đã cảm thây đạt được mục đích hoặc khi nhận ra cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa làm sứt mẻ các quan hệ khác, hãy khôn ngoan là người chủ động chấm dứt cuộc tranh luận này. Biết cách dừng lại đúng lúc là điều những người khôn ngoan cần phải học và nắm vững.

Tại phiên tòa, Thẩm phán giữ vai trò là người điều khiển tranh luận. Kỹ năng tranh luận của Kiếm sát viên, Luật sư là khả năng vận dụng kiến thức pháp luật về nội dung, tố tụng và kiến thức bổ trợ khác tạo nên hoạt động sử dụng ngôn từ pháp lý của Kiểm sát víên, Luật sư một cách logic, linh hoạt và biến hóa, đưa ra luận điểm, luận cứ, luận chứng chặt chẽ, phân tích lý lẽ có căn cứ, thuyết phục nhằm tìm ra lẽ phải, chứng minh sự đúng đắn và chân lý thuộc về mình, khẳng định hoặc phủ định vấn đề pháp lý nhất định nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và/hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Mục đích của việc tranh luận là Kiểm sát víên, Luật sư vận dụng kiến thức pháp luật và kiến thức bổ trợ khác nhằm khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề nào đó để đạt mục tiêu mình đưa ra, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và/hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.


Tìm kiếm có liên quan: Kỹ năng tranh luận, Mục đích của tranh luận là gì, Các loại luận điểm nào dưới đây thường sử dụng trong tranh luận, Khái niệm quan điểm trong tranh luận, Phương pháp tranh luận trong dạy học, Khái niệm về tranh luận, Tranh luận là phương pháp truyền đạt, Quan điểm trong tranh luận

5/5 - (16 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền