Kinh nghiệm trước khi đi xin việc dành cho sinh viên luật

Sinh viên luật đi thực tập

Có một thực tế hiện nay, sinh viên học tại các trường đại học nói chung và sinh viên các trường đào tạo về luật nó riêng như đại học Luật Hà Nội, khoa luật quốc gia,… ngoài việc trau dồi kiến thức từ khi ngồi trên ghế nhà trường thì còn rất cần những kinh nghiệm thực tế. Do đó, việc sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối tìm kiếm cơ hội học việc hay thực tập cho mình tại các công ty, văn phòng luật là rất lớn. Có rất nhiều cách để tìm kiếm thông tin như sử dụng Internet, nhờ sự giúp đỡ, hỏi bạn bè người thân, hỏi phòng thương mại địa phương,…Tuy nhiên ở đây chỉ nêu lên vấn đề “kinh nghiệm tìm kiếm thông tin trên mạng và gửi hồ sơ thực tập cho sinh viên”.

>>> Xem thêm: Lời khuyên dành cho những cử nhân luật (mới ra trường)

Việc tìm kiếm thông tin tưởng chừng như quá đơn giản khi chỉ qua 1 cú “click” chuột là có thể “no mắt” bởi các dòng tin trên Internet mà không cần phải chạy đi xa, không cần “dầm mưa dãi nắng” đã có một lượng thông tin khổng lồ. Nhưng cái gì đến nhanh cũng không phải là chắn chắn, không phải tin tức nào cũng là chính xác mà có thể chỉ là tin giả, lừa dối những người chưa có kinh nghiệm truy cập.

Do đó, việc các bạn sinh viên nói chung và sinh viên ngành luật nói riêng tìm kiếm cơ hội qua internet tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra nó không hề giản đơn, do đó chúng tôi cũng chia sẻ một số kinh nghiệm “hay ho” và đơn giản sau:

Thứ nhất, khi muốn tìm hiểu thông tin tuyển dụng của một công ty luật hay văn phòng luật sư hay bất kì 1 doanh nghiệp nào đó mà mình mong muốn, nếu ta biết trước được trang chủ chính thức của doanh nghiệp đó rồi, thì việc gõ thông tin trang web ra và vào tra cứu là điều hiển nhiên.

>>> Xem thêm: Những vấn đề sinh viên luật cần lưu ý khi đi học việc (thực tập)

Thứ hai: Sự trợ giúp của công cụ tìm kiếm: Khi không biết trang chủ chính thức của bất kì 1 doanh nghiệp nào thì việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn, lúc đó ta lại cần sự trợ giúp của “bác biết tuốt Google”. Lấy ví dụ, bạn gõ từ khóa (keywork) lên google là “văn phòng luật sư tuyển dụng thực tập sinh” thì nó có thể ra hàng trăm nghìn kết qua trong vòng chưa đến 1 giây, nhưng chính vì vậy cuộc tìm kiếm thông tin càng trở nên khó khăn hơn nữa khi nhiều tin như vậy thì ta biết lựa chọn văn phòng nào phù. Do đó đến lúc này, việc sử dụng kĩ năng so sánh, đánh giá một cách nhanh chóng để tìm kiếm đến đây là cần thiết.

Vẫn với ví dụ trên, sau khi gõ từ khóa rồi ta có thể xem các thông tin được đẩy lên đầu tiên ví đó là những thông tin được nhiều người truy cập nhiều hơn nhưng cũng có thể là do chủ sở hữu làm dịch vụ quảng cáo mạnh tay. Chính vì vậy cần click vào một số trang web để đi sâu tìm hiểu thông tin bên trong, sau đó đánh giá và so sánh xem giữa các trang web đó như thế nào, có phù hợp với mục đích yêu cầu mà mình muốn đến thực tập, chế độ ưu đãi ra sao, thông tin về nhân sự như thế nào,…hay đơn giản chỉ là qua 1 bài viết hay, chất lượng được đưa lên có chú thích cẩn thận, hay là cách họ chăm chút cho trang web ra sao,…

Ví dụ như gõ từ khóa “luật sư giỏi trong lĩnh vực thi hành án” hay bất kì một lĩnh vực nào để phù hợp với mục đích học việc của mình và để rút ngắn thời gian tìm kiếm thì ta cũng cần so sánh. Vì có rất nhiều luật sư nhưng để tìm 1 người luật sư có nhiều kinh nghiệm thì không dễ, do đó có thể xem các bài viết trên trang chủ chính thưc của họ liên quan đến lĩnh vực thi hành hán, tiểu sử của người đó để có cái nhìn khái quát nhất.

Những nội dung cùng được quan tâm:

Thứ ba, hãy kết nối: Tìm thông tin trên Internet tuy nhanh chóng, cập nhật nhưng ta cũng có thể vẫn thắc mắc và thiếu tin tưởng cho dù đọc được trên web uy tín. Do đó “trăm xem không bằng một nghe, trăm nghe không bằng một thấy, và trăm thấy không bằng một lần thử”. Từ đây, hãy kết nối với họ, bằng cách nào? Đơn giản chỉ cần liên lạc qua những địa chỉ mà họ để lại, có thể gọi điện, có thể qua email hay facebook mà họ để lại. Và hơn nữa có thể tham khảo thêm ở bạn bè có cùng mối quan tâm để họ truy cập vào trang chủ, đường link đó để ta có những cân nhắc thỏa đáng trước khi nộp hồ sơ phỏng vấn.

Thứ tư, thủ thuật xin thực tập qua email: Khi đã tìm kiếm và biết thông tin về doanh nghiệp rồi, bước tiếp theo là nộp hồ sơ cho họ. Có một số nơi yêu cầu nộp hồ sơ qua internet, hệ thống địa chỉ email trước hết thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

Sử dụng email chuyên nghiệp: Các công ty, văn phòng sẽ rất ấn tượng với bạn nếu địa chỉ email của bạn bao gồm vị trí mà bạn đang ứng tuyển hoặc bao gồm những điều mà họ đang mong đợi.

>>> Xem thêm: Cách viết Email chuyên nghiệp người học luật nên biết

Không để tiêu đề trống: Tiêu đề thể hiện email của bạn gửi đến đúng người, đúng địa chỉ. Bạn có thể viết “ Đơn xin ứng tuyển vị trí thực tập sinh ” một cách ngăn gọn nhưng đầy đủ.
Không sử dụng phần mềm không phổ thông: Nếu công ty, văn phòng yêu cầu bạn gửi một bản hồ sơ đính kèm, bạn không nên tạo CV bằng một chương trình phần mềm ít tên tuổi. Bạn nên đính kèm một file word hoặc file RTF mà có thể đọc được trên mọi loại máy vi tính. Đó cũng là thể hiện sự chuyên nghiệp.

Tránh lỗi chính tả: Lỗi chính tả là một trong những điều tối kỵ của hồ hồ sơ xin việc. Vì vậy, để tránh những lỗi chính tả trong hồ sơ xin việc online, bạn nên đọc lại hai lần trước khi click nút send, và đồng thời sử dụng cách xưng hô sao cho phù hợp vừa thể hiện được bản thân mà lại lịch sự, không khéo, đồng thời thống nhất cách xưng hô mạch lạc xuyên xuốt cả hồ sơ. Câu chữ cần ngắn gọn, tránh lặp lại nhiều lần.

Kinh nghiệm trước khi đi xin việc dành cho sinh viên luật
Ảnh minh họa

Thứ năm, yếu tố cần thiết: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”:

Câu hỏi đặt ra, vậy các Công ty, văn phòng Luật thì cần gì ở mình? Nói đi cũng phải nói lại, khi tìm hiểu thông tin thì tìm sao để đáp ứng nhu cầu của mình, do đó, việc các Văn phòng họ cũng có quyền khai thác thông tin ở chính chúng ta – các ứng viên. Cần chú ý các vấn đề sau để nêt bật những điểm mạnh và khắc phục hạn chế bản thân, biết rõ bản thân ra sao để viết hồ sơ sao cho phù hợp với nhà tuyển dụng.

– Hãy cho họ biết mục tiêu bản thân trong công việc: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn;

– Nêu bật những kĩ năng: kĩ năng chuyên môn (phân tích, tổng hợp…), kĩ năng mềm (kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập, kĩ năng thuyết trình, giải quyết vấn đề,…);

– Kinh nghiệm đã có;

– Mong muốn và định hướng tương lai của bản thân trong công việc;Tuy nhiên, có những bạn đã biết điều trên nhưng cũng còn rất nhiều bạn không rõ hay còn “non nớt” trong vấn đề này. Do vậy nên chúng tôi xin có một số lời khuyên mang tính chất chia sẻ như sau:

– Không lạm dụng công nghệ thông tin một cách thái quá, tìm hiểu kĩ các thông tin trên internet cũng như trên các phương tiên khác để tránh sai lệch dẫn đến lựa chọn những thông tin nghèo nàn, thiếu chính xác ảnh hưởng đến bản thân.

– Khéo léo, linh động: Nếu bạn không ngại ngùng và sẵn sàng làm việc vào giờ cao điểm, đáp ứng được những yêu cầu riêng của nhà tuyển dụng, bạn sẽ có nhiều cơ hội được thuê vào làm việc hơn là những người luôn đặt ra những giới hạn và đòi hỏi nhiều lợi ích cho bản thân. Hãy nhớ rằng công việc dành cho lứa tuổi teen không phải là công việc lâu dài. Và mục tiêu đầu tiên của bạn là kiếm được việc. Đừng hi vọng rằng mọi điều sẽ như ý muốn của mình khi lần đầu tiên ra ngoài làm việc.

– Quan tâm đến vẻ bề ngoài: Ngoại hình là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình tìm việc. Trước hết, bạn phải tìm kiếm các công ty đang cần tuyển nhân viên, nộp hồ sơ hoặc tìm gặp và nói chuyện với người đại diện nhân sự. Hãy nhớ khi đến gặp họ phải ăn mặc phù hợp và chỉnh tề.

– Cuối cùng: Hãy mạnh dạn nắm bắt cơ hội và bộc lộ bản thân mình.

>>> Xem thêm: Những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên luật

Hiện nay cơ hội nghề nghiệp dành cho dân luật là không khó, nhưng dưới sức ép ngày càng nhiều tổ chức đào tạo nghề luật mở ra với hàng ngàn cử nhân Luật mỗi năm thì mức độ cạnh tranh là rất lớn. Do đó, mỗi các bạn đều phải tự trang bị cho mình những thông tin, kiến thức cần thiết tạo hành trang cho con đường sự nghiệp của mình sau này.

Nguồn: Văn phòng luật sư Đồng Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền