Khái niệm, đặc điểm và các loại nguồn của tư pháp quốc tế

Chuyên mụcTư pháp quốc tế Luật quốc tế

1. Nguồn của tư pháp quốc tế là gì?

Nguồn của tư pháp quốc tế là các hình thức chứa đựng và thể hiện của quy phạm của tư pháp quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh.

 

Những nội dung liên quan:

 

Nguồn của tư pháp quốc tế

Mục lục:

  1. Khái niệm nguồn của tư pháp quốc tế
  2. Đặc điểm nguồn của tư pháp quốc tế
  3. Các loại nguồn của tư pháp quốc tế
    1. Luật pháp của mỗi quốc gia – nguồn của tư pháp quốc tế
    2. Điều ước quốc tế
    3. Thực tiễn Tòa án và trọng tài (hay còn gọi là án lệ)
    4. Tập quán

Nguồn của tư pháp quốc tế

2. Đặc điểm nguồn của tư pháp quốc tế

– Nguồn của tư pháp quốc tế là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, nó mang tính chất điều chỉnh quốc tế

– Nguồn của tư pháp quốc tế là luật pháp của mỗi quốc gia, mang tính chất điều chỉnh quốc nội.

3. Các loại nguồn của tư pháp quốc tế

Nguồn của tư pháp quốc tế gồm 04 loại cơ bản sau:

a) Luật pháp của mỗi quốc gia – nguồn của tư pháp quốc tế

Luật pháp của mỗi quốc gia là một hệ thống văn bản pháp quy (kể cả luật không thành văn) của 1 quốc gia bao gồm Hiến Pháp, luật và các văn bản dưới luật cùng với những tập quán và án lệ, thực tiễn tư pháp.

Khác với các nước khác như Ba Lan, Áo, Thụy sỹ…các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế của Việt Nam không nằm ở một văn bản mà nằm rải rác ở các văn bản pháp quy khác nhau ở nhiều ngành pháp luật khác nhau

– Ở Việt Nam thì Hiến pháp 2013 là nguồn quan trọng nhất của tư pháp quốc tế Việt Nam, nó ghi nhận rất nhiều nguyên tắc và quy phạm đặt nền tảng cho lĩnh vực tư pháp quốc tế

Hiến pháp đã dành một số điều để quy định các nguyên tắc hoạt động đối ngoại như nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tính chất quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước.

Các nguyên tắc hiến định điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế trên được pháp điển hóa trong các luật và văn bản dưới luật sau: BLDS 2015 (Phần thứ năm); Luật quốc tịch CHXHCN Việt Nam; Luật hôn nhân và gia đình; Luật đầu tư; Luật thuế xk, nk; Luật bv sức khỏe nhân dân; Luật hàng hải Việt Nam; Luật hàng không dân dụng Việt Nam; Luật thương maị Việt Nam (2005); Luật hải quan.

Ngoài ra còn có các pháp lệnh, nghị định, quyết định, điều lệ, quy chế…nhằm giải quyết các qh có yếu tố nước ngoài.

– Ở các nước tư bản phát triển thì các văn bản pháp quy là nguồn của tư pháp quốc tế có ý nghĩa và giá trị không bằng so với án lệ.

Ví dụ như ở Pháp là BLDS Napoleon 1804, Cộng hòa liêng bang Đức là bộ luật dẫn về dân sự quy định một hệ thống các quy phạm xung đột nhưng vẫn còn hạn chế.

b) Điều ước quốc tế

Trong quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới, điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của tư pháp quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực, hỗ trợ tích cực cho việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế.

Trong quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế hàng loạt các điều ước quốc tế song phương và đa phương đã được kí kết.

Đối với điều ước quốc tế song phương Việt Nam đã kí kết với nhiều nước điều chỉnh các mối quan hệ đa dạng của nước toà án với nước ngoài.

Các hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp với các nước như Nga, Trung Quốc, Cuba… với tiêu chí công nhận và bảo đảm việc thực hiện tôn trọng các quyền nhân thân và tài sản của công dân của quốc gia nước này trên lãnh thổ quốc gia kí kết kia trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia với nhau.

Các hiệp định lãnh sự với nước ngoài, trong đó có các điều khoản bảo vệ quyền lợi của công dân và pháp nhân giữa các bên tham gia.

Các hiệp định thương mại và hàng hải nhằm củng cố và tăng cường phát triển kinh tế đối ngoại trên cơ sở tôn trọng chủ quyền các bên cùng có lợi. Giành cho nhau được hưởng chế độ tối huệ quốc và những điều khoản ưu tiên nhất định

Các hiệp định về lao động; hợp tác, khoa học, kỹ thuật, đào tạo chuyên gia; hiệp định về bảo hộ và khuyến khích đầu tư, tránh đánh thuế 2 lần.

Đối với điều ước quốc tế đa phương. Trong một số lĩnh vực, Việt Nam đã gia nhập vào các công ước quốc tế điều chỉnh lĩnh vực tư pháp quốc tế, lĩnh vực bảo vệ con người.

=>Tất cả những điều ước quốc tế song phương và đã phương trên ít nhiều nhất định chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế.

c) Thực tiễn Tòa án và trọng tài (hay còn gọi là án lệ)

Án lệ là loại nguồn khá phổ biến ở một số nước tư bản phát triển, có ý nghĩa trong việc phát triển hệ thống pháp luật của các nước.

Thực tiễn toà án là các bản án hoặc quyết định của toà án mà trong đó thể hiện các quan điểm của các thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối vs các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai.

Ở Anh – Mỹ thì thực tiễn toà án là nguồn cơ bản của pháp luật. Điều này chứng tỏ hầu như tất cả các quy phạm được ghi nhận ở án lệ, còn các quy phạm được ghi nhận ở văn bản pháp quy thì rất hiếm hoi.

Ở Việt Nam, thực tiễn tư pháp không được nhìn nhận với tư cách là nguồn của pháp luật nói chung và là nguồn của tư pháp quốc tế nói riêng. Chỉ có các văn bản pháp quy của nhà nước mới là nguồn của pháp luật.

d) Tập quán

Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận của đông đảo các quốc gia. tập quán quốc tế đôi khi vừa là nguồn của công pháp quốc tế và cả tư pháp quốc tế.

Tập quán khác luật pháp ở chỗ quá trình hình thành của tập quán, việc áp dụng có hệ thống và tính thừa nhận rộng rãi nhưng không được ghi nhận ở đâu.

Các loại tập quán

– Tập quán mang tính chất nguyên tắc: là nền tảng cơ bản có tính chất bao trùm.

– Tập quán mang tính chất chung: là tập quán được nhiều nước thừa nhận và áp dụng.

– Tập quán mang tính chất khu vực: là các tập quán được sử dụng ở từng khu vực, từng nước, từng cảng biển riêng biệt, hoặc cảng hàng không riêng biệt.

=> Ở Việt Nam hiện nay, với tư cách là nguồn của tư pháp quốc tế là luật pháp trong nước, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Thực tiễn tòa án và trọng tài chưa được coi là nguồn của tư pháp quốc tế như ở Anh – Mỹ…

5/5 - (11425 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền