Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chuyên mụcLuật ngân hàng Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

Những nội dung liên quan:

 

Mục lục:

  1. Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam
  2. Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
  3. Nhiệm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

1. Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ở mỗi quốc gia, ngân hàng nhà nước có thể có những tên gọi khác nhau xuất phát từ các yếu tố lịch sử, sở hữu, thể chế chính trị. Chẳng hạn như, theo hình thức sở hữu, ngân hàng nhà nước có tên gọi là ngân hàng nhà nước (Việt nam), Ngân hàng quốc gia (M ônđôva, Iran, Hunggari). Theo tính chất, chức năng, ngân hàng có thể được gọi tên là ngân hàng trung ương (Liên bang Nga), ngân hàng dự trữ (Nam phi), Hệ thống dự trữ liên bang (M ỹ) hoặc có thể chỉ là những tên gọi có tính chất lịch sử và kế thừa như Ngân hàng Anh, Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Nhật Bản7…

Dù tên gọi có khác nhau nhưng phương thức hoạt động tính chất, chức năng của các ngân hàng mang bản chất là ngân hàng nhà nước hầu như giống nhau, có những điểm tương đồng và xuất phát từ những nguyên tắc tổ chức chung nhất.

Phần lớn luật về ngân hàng của các quốc gia đều đưa ra khái niệm về ngân hàng nhà nước hoặc thông qua những quy phạm pháp luật xác định đặc điểm, chức năng để thể hiện khái niệm về ngân hàng nhà nước. Một cách chung nhất, ngân hàng nhà nước được hình dung như sau:

– Ngân hàng nhà nước là một cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

– Ngân hàng nhà nước là một định chế hành chính thực hiện chức năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho chính phủ và cho hệ thống các tổ chức tín dụng.

– Ngân hàng trung ương không lấy mục đích lợi nhuận làm hàng đầu.

– Ngân hàng trung ương là cầu nối giữa chính phủ với nền kinh tế, giữa thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và ngoài nước, các tổ chức tài chính quốc tế.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam được hiểu như sau:

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ..8

Từ khái niệm trên có thể nhận thấy:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cơ quan quản lý nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mang hàm Bộ trưởng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những quy định tại các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo các quy định pháp luật hiện hành trong Luật T ổ chức Quốc Hội và Luật tổ chức Chính Phủ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng các phương thức và công cụ quản lý khi thực thi nhiệm vụ của mình,

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng trung ương. Đây là điểm khác biệt giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các Bộ khác trong Chính Phủ. Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn là một Ngân hàng. Ngân hàng này thực hiện một số hoạt động ngân hàng đặc biệt, bao gồm: hoạt động độc quyền phát hành tiền; cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho Chính phủ và cho các tổ chức tín dụng.

– Về mặt dân sự, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một pháp nhân. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quy định mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam p hù hợp trong từng thời kỳ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động theo nguy ên tắc Chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước được xác định từ nguồn thu về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và các nguồn thu khác, sau khi trừ chi phí hoạt động và khoản dự phòng rủi ro. Ngân hàng Nhà nước trích từ chênh lệch thu, chi để lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ; số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.

2. Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hai chức năng cơ bản:

– Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

– Chức năng là một Ngân hàng trung ương.

3. Nhiệm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Các chức năng cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cụ thể như sau:

3.1. Các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng9.

– Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để trình Chính phủ xem xét, trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức thực hiện các chính sách này. Theo đó, chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận chính sách kinh tế- tài chính của nhà nước với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân.

– Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, Nghị định để trình Quốc Hội, Chính phủ và các dự án khác về tiền tệ ngân hàng. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo thẩm quyền.

– Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng (trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định); cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Quy ết định giải thể, chia tách, hợp nhất các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. NHNN là cơ quan quản lý nhà nước có quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cho các tổ chức tín dụng khi có đủ các điều kiện luật định. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng.

– Kiểm tra thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ, và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.

– Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng: Chính sách ngoại hối là một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ, vì vậy NHNN được giao nhiệm vụ quản lý ngoại hối và việc tổ chức kiểm tra thực hiện. NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý ngoại hối, tổ chức thực hiện và kiểm tra. NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối trong nước qua các nghiệp vụ mua bán, kinh doanh ngoại hối nhằm ổn định tỉ gía hối đoái của đồng Việt Nam.10

– Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động ngân hàng và tiền tệ.

– Đại diện cho nhà nước CHXHCNVN tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong trường hợp được Chủ tịch nước, Quốc hội ủy quyền.

– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng.

Những nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cho thấy chủ trương “nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng”.

3.2. Các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng là Ngân hàng trung ương11 .

– Tổ chức in đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền. Điều 23,24,25,26 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định các hình thức, thủ tục nghiệp vụ phát hành, in đúc, bảo quản vận chuyển, phát hành tiêu hủy tiền, thu hồi thay thế tiền. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại.

– Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duy ệt. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu huỷ tiền.

– Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các ngân hàng. Tín dụng tái cấp vốn được thực hiện dưới 3 hình thức:

+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác;

+ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

– Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Theo đó, Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là trung tâm thanh toán chuyển nhượng, bù trừ cho các ngân hàng trung gian.

– Các tổ chức tín dụng mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện việc thanh toán giữa các ngân hàng và đảm bảo tỷ lệ dự t rữ bắt buộc.

– Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn thực hiện nhiệm vụ quản lý dự trữ bắt buộc đối với các TCTD. Hoạt động ngân hàng là hoạt động có độ rủi ro cao nhất và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy các tổ chức có huy động tiền gửi của công chúng phải thực hiện nghĩa vụ dự t rữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

– Với vai trò của một ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam mở tài khoản và làm đại lý tài chính cho chính phủ, bao gồm những dịch vụ như: mở tài khoản tiền gửi cho chính phủ và trả lãi cho những khoản tiền gửi ấy. Cho chính phủ vay và nhận lãi suất từ khoản cho vay. NHNN cũng là đại lý của Chính phủ trong việc phát hành thanh toán các loại chứng khoán chính phủ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Cố vấn cho chính phủ về các chính sách tài chính, tiền tệ, ngân hàng..

– Quản lý dự trữ quốc gia. Dự trữ quốc gia là các loại tài sản chiến lược dùng để chi phí cho các việc ngoài dự kiến, khẩn cấp (các thảm họa chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng tài chính, kinh tế, khủng hoảng chính trị…). Có 2 loại dự trữ: Dự trữ chính thức và Dự t rữ không chính thức. Tài sản dự trữ là vàng, ngoại tệ, quyền rút t iền tại quĩ tiền tệ quốc tế, kim cương, kim loại quí.


7 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Công an nhân dân, 2006, tr 27.

8 Điều 1 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010.

9 Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được cụ thể hóa tại điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 và điều 2 Nghị định 96/2008/NĐ-CP (26/8/2008) của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội thông qua 13/12/2005 có hiệu lực thi hành 1/6/2006 và Nghị định 160/2006/NĐ-CP (28/12/2006) của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối 2005.

11 Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được cụ thể hóa tại điều 5 khoản 1 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đổi bổ sung 2003) và điều 2 Nghị định 96/2008/NĐ-CP (26/8/2008) của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn , cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

5/5 - (28057 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền