Câu hỏi nhận định đúng sai môn luật ngân hàng

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Luật ngân hàng Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tổng hợp các câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật ngân hànggợi ý đáp án thường gặp trong các đề thi. Xin chia sẻ để bạn tham khảo!

..

Những nội dung liên quan:

..

Câu hỏi nhận định đúng sai môn luật ngân hàng

Mục lục:

Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng

  1. Khái quát về ngân hàng và hoạt động ngân hàng
  2. Khái quát về luật ngân hàng
  3. Quan hệ pháp luật ngân hàng

Chương 2. Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  2. Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  3. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương 3. Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng

  1. Khái niệm, đặc điểm, các loại hình tổ chức tín dụng
  2. Thủ tục thành lập, điều kiện hoạt động, kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản, thanh lý tổ chức tín dụng.
  3. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát tổ chức tín dụng
  4. Hoạt động của tổ chức tín dụng

Chương 4. Pháp luật về quản lý nhà nước về tiền tệ và ngoại hối (tự nghiên cứu)

  1. Pháp luật về quản lý về tiền tệ
  2. Pháp luật về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

Chương 5. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng

  1. Khái quát về tín dụng ngân hàng.
  2. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay và bảo đảm tiền vay
  3. Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng khác

Chương 6. Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

  1. Khái niệm dịch vụ thanh toán
  2. Quy chế pháp lý về tài khoản thanh toán
  3. Pháp luật điều chỉnh các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng

Nhận định luật ngân hàng chương 1

(Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng)

  1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội. => Nhận định này đúng. Vì đây là kết quả của sự phân công lao động xã hội, sự tích lũycủa cải dưới dạng tiền tệ, hơn nữa sự xuất hiện của tiền tệ trong hoạt động nhận gửi tiền và nhu cầu sửdụng vốn trong quá trình vay mượn là nhu cầu tất yếu để hình thành và phát triển Ngân hàng ở Việt Nam.
  2. Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi giữ tiền. => Nhận định này sai. Vì tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là việc kinh doanhtiền tệ chứ không phải là hoạt động tiền gửi.
  3. Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống ngân hàng trong đó các ngân hàng vừa phát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh. => Nhận định này đúng. Vì hoạt động của ngân hàng một cấp là việc vừa phát hành tiền,vừa thực hiện hoạt động cho vay.
  4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ thể mang quyền lực nhà nước. => Nhận định này đúng. NHNN đóng vai trò là người điều hành các chính sách tiền tệcũng như quản lý tổng thể các TCTD hoạt động trong nền kinh tế. Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 và Điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước 2010.
  5. Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. => Nhận định này sai (khoản 4 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng).
  6. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện => Nhận định này đúng. Vì hoạt động NH là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một sốnghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản trong nền kinh tế kháđặc biệt, mang tính chất nhạy cảm nên phải đưa ra các điều kiện để đạt được hiệu quả cũng như hạn chếrủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động tránh ảnh hưởng chung đến nền kinh tế quốc gia. (khoản 1 Điều 6 Luật NHNN 2010).
  7. Cá nhân muốn tham gia Quốc hộiPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi. => Nhận định này sai (3 chủ thể: Cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng, cá nhân tc. Tùy vào quan hệ mà mà sẻ có các điều kiện khác nhau ví dụ quan hệ cho vay cá nhân phải có năng lực hành vi. Quan hệ gửi tiền thì có tiền là gửi.
  8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phép kinh doanh tiền tệ. => Nhận định này sai. NHNNVN hiện nay chỉ đóng vai trò quản lý Nhà nước về tiện tệ, hoạt động ngânhàng và ngoại hối, phát hành tiền, cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, điều phối các TCTD nhằmđảm bảo chính sách tiền tệ được đưa ra sẽ đạt hiệu quả cao nhất (khoản 3 Điều 2).
  9. Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của các luật khác. => Nhận định này đúng. Vì đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàngtrong nền kinh tế. Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàngcủa các tổ chức khác. Phương pháp điều chỉnh của Luật ngân hàng là phương pháp tác động bình đẳng,thỏa thuận (Cơ cấu quản lý của ngân hàng nhà nước chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng Nhà nước + Luật Hành chính, Khoản 3 Điều 32). 

Nhận định luật ngân hàng chương 2

(Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

  1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cho các tổ chức tín dụng. => Nhận định này sai theo Nghị định 96 thì trừ 1 số trường hợp sẻ do Thủ tướng quyết định (ví dụ như ngân hành chính sách xã hội).
  2. Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. => Nhận định này sai (Điều 37 Nghị định 202).
  3. Mọi tổ chức tín dụng đều được phép vay vốn từ ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn. => Nhận định này sai (Điều 119 Luật Các tổ chức tín dụng) + điều kiện tái cấp vốn.
  4. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ. => sai (Điều 2 và Điều 4 luật ngân hàng Nhà nước).
  5. Ngân hàng Nhà nước phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu chi tài chính của mình. => Nhận định này sai (Điều 44 + 45 luật ngân hàng Nhà nước) + thuế tndn thu vào lợi nhuận mà ngân hàng Nhà nước hoạt động không là doanh nghiệp và hoạt động không vì lợi nhuận.
  6. Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. => Nhận định này sai. Vì căn cứ tại Điều 18 Luật Các TCTD 2010 thì Ngân hàng Nhànước mới có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho CTTC, CTCTTC.
  7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan trực thuộc Quốc Hội. => Nhận định này sai do hoạt đông ngân hàng là hoạt động nhạy cảm nên cần có sự quyết định linh hoạt nhưng Quốc hội họp 1 năm 2 lần và việc quyết định rất mất thời gian => Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Cần có sự am hiểu, quốc hội là cơ quan lập pháp, vấn đề cơ cấu tổ chức.
  8. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một pháp nhân. => Nhận định này sai. Vì Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụthuộc, có condấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàngNông nghiệp theo ủy quyển củaNgân hàng Nông nghiệp chứ không có quyền tự chủ và quyền quyết định toàn bộ. (Điều 43 Quyết định số 117/2002/QĐ/HĐQT-NHNo ngày 03/6/2002).
  9. Thống đốc ngân hàng là thành viên của Chính phủ. => Nhận định này sai đúng. Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật ngân hàng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làthành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trướcThủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
  10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ cho tổ chức tín dụng là ngân hàng vay vốn. => Nhận định này sai.  Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thờiquỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàntrả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định (Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Điểm c k1 điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng).
  11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. => Nhận định này sai (đ 25) vay nước ngoài + ngân hàng Nhà nước là ngân hàng cấp 1.
  12. Ngân hàng Nhà nước cho ngân sách Nhà nước vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi. => Nhận định này sai. Điều 26. Cho ngân sách Nhà nước vay là việc phát hành tiền mà bội cho là do việc chi không hiệu quả (tiền vẫn còn trong lưu thông) => cho vay tiếp sẻ dẫn đến lạm phát, thời điểm cho vay là cuối năm => nhập nhằng trong viếc trả tiền.
  13. Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc. => Nhận định này sai. Do tổ chức tài chính vi mô không thực hiện dự trữ bắt buộc do quy mô nhỏ.
  14. Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. => Nhận định này sai. Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia thuộc chính phủ.
  15. Mọi tổ chức tín dụng đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ. => Nhận định này sai. Điều 31 luật ngân hàng Nhà nước chỉ có các tổ chức tín dụng được cấp giấy phép kinh doanh ngoại tệ + Điều 105 + 116 Luật Các tổ chức tín dụng.

Nhận định luật ngân hàng chương 3

(Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng)

  1. Công ty cho thuê tài chính không được cho Giám đốc của chính công ty ấy thuê tài sản dưới hình thức cho thuê tài chính.=> Nhận định này đúng. Khoản 1 Điều 126. Nhằm đảm bảo tính khách quan trong hợp đồng cấp tín dụng.
  2. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt nam chỉ được thành lập dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài. => Nhận định này sai. Khoản 8 8 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng.
  3. Chủ tịch HĐQT của tổ chức tín dụng này có thể tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác. => Nhận định này đúng. Khoản 1 Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng.
  4. Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi. => Nhận định này sai. tổ chức tín dụng phải là người đóng phí.
  5. Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với tổ chức tín dụng hoạt động ngân hàng khi mất khả năng thanh toán. => Nhận định này là sai. Vì căn cứ tại khoản 1 điều 3 thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày14/3/2013 thì Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mấtkhả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.
  6. Người gửi tiền là thành viên HĐQT không được bảo hiểm theo chế độ tiền gửi. => Nhận định này sai. Nếu gửi tiền tại tổ chức tín dụng khác.
  7. Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi. => Nhận định này sai. Vì căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì chỉ đồng Việt Nam của cá nhân gửi mới được bảo hiểm.
  8. Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản. => Nhận định này đúng bản chất là không được phép trừ các th loại trừ điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng do tín rủi ro của bất động sản và kinh doanh bất động sản là kinh doanh dài hạn, chống sự cạnh tranh không lành mạnh.
  9. Mọi tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi không kì hạn của các cá nhân, hộ gia đình. => Nhận định này sai. Điều 112 Luật các TCTD thì công ty tài chính chỉ được phép nhận tiền gửi từ tổ chức.
  10. Tổ chức tín dụng chỉ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. => Nhận định này sai.
  11. Mọi tổ chức tín dụng đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ. => Nhận định này sai. Vì chỉ có những TCTD được Nhà nước cho phép kinh doanh ngoạitệ và phải theo hướng dẫn số 21/2014/TT-NHNN ngày 14/8/2014 của NHNNVN về việc hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  12. Chỉ có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới có quyền ra quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. => Nhận định này sai. Khoản 2 Điều 5 Thông tư 07.
  13. Ban kiểm soát đặc biệt được quyền yêu cầu ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay khoản vay đặc biệt => Nhận định này sai. Điểm d khoản 2 Điều 148.
  14. Công ty tài chính không được mở tài khoản và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng => Nhận định này sai. Điều 108.
  15. Tổ chức tín dụng không được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. => Nhận định này sai. Căn cứ tại Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì được thành lập.
  16. Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn. => Nhận định này đúng. Khoản 2 Điều 112.
  17. Tổ chức tín dụng được dùng vốn huy động được để góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật. => Nhận định này sai điều 103
  18. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay. => Nhận định này đúng. Cổ phiếu là 1 phần tài sản của tổ chức tín dụng vay cầm cố = cổ phiếu nếu không trả nợ được => xử lý =>  tiển sau khi sử lý sẻ trả cho người gửi tiền. => giảm tài sản => Nhận định này mất an toàn cho tổ chức tín dụng.
  19. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không đươc làm dịch vụ thanh toán. => Nhận định này sai.

Nhận định luật ngân hàng chương 4

(Pháp luật về quản lý nhà nước về tiền tệ và ngoại hối – tự nghiên cứu)

Nhận định luật ngân hàng chương 5

(Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng)

  1. Tài sản đang cho thuê không được dùng để đảm bảo nghĩa vụ. => Nhận định này sai. Điều 24 Nghị định 163 và khoản 1 Điều 3 Nghị định 163 và chủ sỡ hữu có 3 quyền chiếm hữu sử dụng định đoạt cho thuê chỉ là chuyển quyền sử dụng => chủ sở hữu vẫn có quyền theo đi thế chấp.
  2. Tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm phải thuộc sở hữu của người đăng ký giao dịch bảo đảm. => Nhận định này sai. Điều 5 Nghị định 83 bên nhận và bên bảo đảm có thể đi đăng ký giao dịch bảo đảm.
  3. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay. => Nhận định này đúng. Điều 126.
  4. Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn. => Nhận định này sai. Điều 112.
  5. Tài sản trong biện pháp thế chấp luôn phải là bất động sản => Nhận định này sai. Điều 342 BLDS.
  6. Giao dịch đảm bảo chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng ký => Nhận định này sai. Điều 10 Nghị định 163.
  7. Bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng => Nhận định này đúng. Khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng + 4 đặc điểm của quan hệ cấp tín dụng.
  8. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. => Nhận định này sai. điểu 10 Nghị định 163.
  9. Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. = > Nhận định này sai. Điều 17 quyết định 1627 quy chế cho vay.
  10. Tín dụng ngân hàng là một hình thức của hoạt động cho vay. => Nhận định này sai. Khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng + tcdnh là gì + định nghĩa cho vay => cho vay là 1 hình thức cấp tín dụng.
  11. Ngân hàng phải có nghĩa vụ cho vay nếu bên vay có tài sản thế chấp. => Nhận định này sai. Điều 7 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN trường hợp cấm cho vay và tài sản phải được phép giao dịch cho vay là quyền của ngân hàng.
  12. Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháp lý như nhau và có thể thay thế cho nhau. => Nhận định này sai. nêu định nghĩa công chứng chứng thực xác định tính hợp pháp chức thực của hợp đồng còn đk.
  13. Tổ chức tín dụng không được cho Giám đốc của chính tổ chức tín dụng vay vốn. => Nhận định này sai. Khoản 2 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng.
  14. Mọi tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng đều phải tuân theo hạn mức cấp tín dụng. => Nhận định này sai. k3 k7 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng.
  15. Một khách hàng không được vay vượt quá 15% vốn tự có tại một ngân hàng. => Nhận định này sai. Khoản 3 Điều 128.
  16. Tổ chức tín dụng được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu. => Nhận định này đúng ???
  17. Con của giám đốc ngân hàng có thể vay tại chính ngân hàng đó nếu như có tài sản bảo đảm. => Nhận định này sai. Khoản 3 Điều 126
  18. Chủ thể cho vay trong quan hệ cấp tín dụng cho vay là mọi tổ chức tín dụng. => Nhận định này sai. Công ty cho thuê tài chính chủ yếu dùng vốn huy động và vốn tự có để thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính.
  19. Hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng đó đương nhiên chấp dứt hiệu lực pháp lý. => Nhận định này sai. Điều 15 Nghị định 163
  20. Tổ chức tín dụng chỉ cho vay trên cơ sở nhu cầu vốn của khách hàng và vốn tự có của tổ chức tín dụng đó. => Nhận định này sai. Có thuộc các trường hợp không được phép cho vay hay.
  21. Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng này không được tham gia Điều hành tổ chức tín dụng khác. => Nhận định này đúng. Khoản 1 Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng)
  22. Giá trị tài sản bảo đảm phải lớn nghĩa vụ được bảo đảm. => đúng về ng tắc giá trị tài sản đb phải lớn hơn giá trị nv được bảo đảm. Ý nghĩa tài sản bào đảm là bp bảo đảm đề thu hồi nợ và là nguồn thu nợ dự phòng
  23. Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên vay. => Nhận định này sai. Khoản 3 Điều 4 nghị định 163
  24. Một tài sản có thể dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều ngân hàng khác nhau nếu giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ. => Nhận định này sai. Điều 5 nghị định 163.
  25. Tổ chức tín dụng không được đòi bên bảo đảm tiếp tục trả nợ nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi xử lý không đủ thu hồi vốn. => Nhận định này sai.

Nhận định luật ngân hàng chương 6

(Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán)

  1. Mọi tổ chức tín dụng đều được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản => Nhận định này sai điểu 1 quyết định 226 thì quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô không được thực hiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản => Nhận định này chỉ có ngân hàng được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (Nghị định 16, Nghị định. 59).
  2. Người bị ký phát hành sec có trách nhiệm thanh toán nếu tờ sec được xuất trình. => Nhận định này sai khoản 1 Điều 71 Luật các công cụ chuyển nhượng.
  3. Người thụ hưởng được quyền truy đòi bất kỳ chủ thể nào liên quan đến việc ký phát hành sec. => Nhận định này sai. Khoản 1 Điều 48 (người có liên quan Điều 4 khoản 10).
  4. Người ký phát hành sec phải đảm bảo khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên sec cho người thụ hưởng tại thời điểm ký phát hành sec. => Nhận định này sai khoản 1 Điều 3 quyết định 30 và khoản 2 Điều 12 Quyết định 226.
  5. Tờ sec nếu không đảm bảo tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng thì không có giá trị thanh toán. => Nhận định này đúng. Séc phải đảm bảo tính hình thức vì vậy việc chữ ký không liên tục làm cho séc không hoàn chỉnh về mặt hình thức => séc không có giá trị thanh toán.
  6. Người bị ký phát phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng do chậm thanh toán sec. => Nhận định này sai. Khoản 2 Điều 71 xác định lỗi của ai
  7. Trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ nêu trong thư tín dụng. => Nhận định này đúng trong phương thức thanh toán bằng L/C ngân hàng
  8. Sec bảo lãnh là cam kết trả tiền của ngân hàng đối với người thụ hưởng. => Nhận định này sai Điều 68 Luật Các tổ chức tín dụng.
  9. Thư tín dụng là cam kết bảo lãnh ngân hàng. => Nhận định này sai.
  10. Hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng vô hiệu nếu hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh nghĩa vụ thanh toán vô hiệu. => Nhận định này sai.

[Download] Đáp án nhận định đúng sai môn luật ngân hàng PDF

Download tài liệu về máy

[PDF] Đáp án nhận định đúng sai Luật ngân hàng

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến câu hỏi nhận định đúng sai môn luật ngân hàng: câu hỏi và đáp án môn luật ngân hàng, de thi luat ngan hang co dap an, bài tập tình huống môn luật ngân hàng, bài tập nhận định luật ngân hàng, bài tập luật ngân hàng có đáp án, bai tap luat ngan hang co loi giai, bài tập tình huống luật ngân hàng có đáp án, trắc nghiệm môn luật ngân hàng, đề cương môn luật ngân hàng, nhận định luật ngân hàng chương 1, chương 5, bài tập tình huống tín dụng ngân hàng có lời giải, nhận định và bài tập luật ngân hàng có đáp án,…

Nội dung của môn học Luật ngân hàng?

Môn học Luật ngân hàng cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về Ngân hàng nhà nước Việt Nam; pháp luật điều chỉnh các hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, thanh toán của các tổ chức tín dụng, cho thuê tài chính, dịch vụ và pháp luật về ngoại hối.

Tôi cần tham khảo câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng?

Bạn có thể tìm thấy bộ câu hỏi lý thuyết môn luật ngân hàng cũng như nhiều tài liệu ôn tập khác tại chuyên mục: Luật ngân hàng hoặc tại đây.

5/5 - (9532 bình chọn)

Phản hồi

  1. Cho mình xin File pdf nhận định đúng sai Môn Luật Ngân hàng với ạ.em cảm ơn .
    Email:nguyenthidiemthuy097@gmail.com

  2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng.
    cho e hỏi câu này đúng pk ạ

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền