Hiến pháp 1946 có những đặc điểm và nội dung gì nổi bật?

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I

Hiến pháp 1946 có những đặc điểm và nội dung gì nổi bật?

 

Các nội dung liên quan:

 

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hiến pháp trong việc khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chấm dứt chế độ quân chủ, tạo nên sự chính đáng của chính quyền cách mạng và thu hút sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, ngay sau ngày Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sự cần thiết phải sớm ban hành một bản hiến pháp cho Việt Nam. Để tiến hành soạn thảo hiến pháp, theo Sắc lệnh ngày 20/9/1945, một Uỷ ban dự thảo hiến pháp do Hồ Chủ tịch đứng đầu được thành lập. Bên cạnh việc xem xét dự thảo của Ủy ban này, Quốc hội còn xem xét cả dự thảo của Ủy ban Kiến thiết Quốc gia. Dự thảo hiến pháp được thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc Hội khoá I ngày 8/11/1946. Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chưa được Chủ tịch nước công bố.

Xem:  Sự khác nhau giữa hiến pháp XHCN và hiến pháp tư sản
Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1946

Hiến pháp 1946, hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong việc chính thức hóa chính quyền mới được hình thành. Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều. Chương I quy định về chính thể, theo đó Việt Nam là nhà nước dân chủ cộng hoà. Chương II quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Chương III và Chương IV Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, gồm các cơ quan: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính và Toà án.

Về cơ cấu tổ chức nhà nước, Hiến pháp 1946 có những đặc điểm của chính thể cộng hòa lưỡng tính. Chủ tịch nước không những là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước, mà còn là trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng) phải do Nghị viện nhân dân (Quốc hội) thành lập và phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Trong khi đó, nguyên thủ quốc gia, mặc dù cũng do Nghị viện bầu ra, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Ngoài việc thể hiện mối quan hệ tương đối độc lập giữa lập pháp và hành pháp, Hiến pháp năm 1946 còn những đặc điểm khác rất đặc biệt với các hiến pháp Việt Nam sau này (các cơ quan tư pháp chỉ gồm hệ thống tòa án được tổ chức theo các cấp xét xử, mà không phải theo cấp đơn vị hành chính như quy định về sau này; việc tổ chức chính quyền địa phương có xu hướng phân biệt giữa thành phố, đô thị với các vùng nông thôn…).

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.