Vì sao Hiến pháp 1959 mới là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta?

Chuyên mụcLuật hiến pháp, Thảo luận pháp luật Hiến pháp 1959

Thảo luận: Vì sao Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam nhưng lại coi Hiến pháp 1959 là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta?

 

Những nội dung cùng được quan tâm:

 

Vì sao Hiến pháp 1959 mới là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta?

Câu hỏi thảo luận này được bạn Trâm Đặng đăng tải trên Group Hội những người thích Học Luật ☑️ và đã nhận được một số ý kiến của các thành viên như sau:

 

Vì hiến pháp năm 1946 chưa được công bố do chiến tranh mà muốn được chấp nhận thì phải được chủ tịch nước công bố. Nhưng nếu nói vấn đề quan trọng thì năm 1946 không thể thiếu. – Nguyễn Thị Cúc

 

Đơn giản, Hiến pháp năm 1946 ra đời trong hoàn cảnh giành lại chính quyền từ phát xít Nhật, đánh dấu khai sinh ra nước Việt Nam DCCH .Lần đầu tiên sau thời kỳ phong kiến lạc hậu và thoát khỏi ách thuộc địa.Từ đây đất nước đã là một quốc gia có độc lập chủ quyền nhưng hoàn cảnh là thực dân Pháp đang lăm le quay lại và phải trải qua cuộc kháng chiến chống pháp và chuẩn bị công cuộc xây dựng XH CN để đưa đất nước thống nhất 2 miền Nam – Bắc chống đế quốc Mỹ qua công cuộc xây dựng đất nước thì Hiến pháp 1959 ea đời đánh dấu con đường đi lên XHCN của nước ta phù hợp với đường lối và mục tiêu đấu tranh của Đảng và nhân dân ta. – Hoàng Minh

 

Vì hiến pháp 1959 mới có những quy định đặc trưng của pháp luật xã hội chủ nghĩa như quy định sự lãnh đạo của Đảng (ở phần lời nói đầu), quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, không quy định Chủ tịch nước đứng đầu Chính phủ và hạn chế hơn quyền lực của Chủ tịch nước
Còn về Hiến pháp 1946 mang nhiều ảnh hưởng của pháp luật các nước tư sản Cộng hòa hỗn hợp nhất là tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, chưa xác định rõ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. – Nguyễn Thế An

 

>>> Xem thêm: So sánh các bản hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ 1946 -2013

 

Năm 46, Đảng mới thành lập, cần huy động sức người, sức của, huy động mọi thành phần xã hội ủng hộ. Nên Đảng ra cái hiến pháp để dụ dỗ giai cấp tư sản, địa chủ, trí thức yêu nước tham gia. Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Nghĩa….. toàn bộ đều là trí thức chứ có phải nông dân đâu. Nếu chỉ nông dân thì Đảng đã ko thể cướp đc chính quyền.
Đến năm 59, để huy động được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô. Tận dụng nguồn lực nước ngoài giúp đỡ trong cuộc chiến nên Đảng phải nêu rõ lý tưởng cộng sản. Đồng thời thực hiện cải cách ruộng đất, cách mạng tư sản sau này cũng là những điều kiện cố vấn TQ đặt ra để có thể nhận viện trợ.
Nếu như ở miền Nam, Mỹ nhìn vào chính thể VNCH ở những khía cạnh như nhân quyền, dân chủ, đàn áp tự do ngôn luận, đàn áp tự do tôn giáo, phải nghe lời người Mỹ….để quyết định có “đầu tư” cho thể chế này ko, thì ở bên kia chiến tuyến, người TQ nhìn vào chất “cộng sản” để đầu tư.
Còn sau chiến tranh, nền kinh tế bao cấp kiệt quệ và bị tàn phá thì Vn bắt buộc phải theo chế độ cộng sản để nhận viện trợ của Liên Xô.
Cũng như sau khi Liên Xô sụp thì chúng ta lại có “mối liên hệ” chặt chẽ với TQ.
Nước ta gọi là độc lập, nhưng vì là nước nhỏ nên lúc nào cũng lệ thuộc vào nước lớn. Có đánh Mỹ cũng là dùng vũ khí TQ, LX và máu của người Vn để đánh, chứ gậy tầm vông ko thắng đc.
Ps: à. Viết để biết thế. Chứ bạn viết thế này vào bài kiểm tra là trượt luôn đấy! – Nguyễn Đức Phương

5/5 - (29125 bình chọn)

Phản hồi

    • ko phải nhe bạn, và nó cũng tốt hơn nhiều, nhất là điều khoản hiến pháp mới phải dc ng dân phúc quyết mới dc áp dụng

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền