Hiến pháp 1959 có những đặc điểm và nội dung gì nổi bật?
Các nội dung liên quan:
- Tại sao cho đến trước năm 1945, Việt Nam không có hiến pháp?
- Hiến pháp 1946 có những đặc điểm và nội dung gì nổi bật?
- Hiến pháp 1980 có những đặc điểm và nội dung gì nổi bật?
- Hiến pháp 1992 có những đặc điểm và nội dung gì nổi bật?
- So sánh các bản hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc Việt Nam được xác định mục tiêu tiến lên xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ. Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội khoá I kỳ họp thứ 11 ngày 18/12/1959 thông qua, gồm 10 chương, 72 điều. Chương I tiếp tục quy định chính thể là dân chủ cộng hoà. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 có thêm chương về chế độ kinh tế và xã hội (Chương II). Chương III quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Từ Chương IV đến Chương VIII, Hiến pháp quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
Hiến pháp 1959 là bản hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức nhà nước theo mô hình XHCN (mô hình Xô-viết). Mặc dù tên gọi chính thể không thay đổi so với của Hiến pháp 1946 (Dân chủ Cộng hòa), nhưng nội dung tổ chức bên trong của bộ máy nhà nước có những quy định rất khác so với Hiến pháp 1946. Cơ chế tập trung được Hiến pháp này thể hiện bằng nhiều quy định (các tổ chức chính quyền địa phương được tổ chức như nhau ở tất cả các cấp chính quyền địa phương, Viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát chung được thành lập, các cấp tòa án được tổ chức ra theo các đơn vị hành chính…) Nếu như ở Hiến pháp 1946, bộ máy nhà nước được quy định theo nguyên tắc phân quyền, thì bộ máy nhà nước của Hiến pháp 1959 được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực tập trung vào Quốc hội.
Bắt đầu từ đây, các bản hiến pháp của nhà nước Việt Nam mang tính định hướng, tính chương trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự phát triển theo con đường xây dựng CNXH.
Tại sao nói: “Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta?”