Hết 4 năm học Luật – Chán luật rồi thì làm cái gì?

Học luật ra trường làm gì

Chào mọi người!

Theo dự đoán của Vietnamnet cuối năm qua thì ngành Luật là 1 trong 3 ngành nghề có thu nhập cao nhất trong tương lai, do đó không khó để nhận ra rằng trong 4 – 5 năm trở lại đây, ngành Luật là 1 ngành thu hút nhiều sinh viên, còn các trường đại học thì đẩy mạnh chỉ tiêu tuyển sinh cũng như nâng cao chất lượng giáo dục ngành học này.

 

Tuy nhiên, có phải học Luật xong thì chỉ có thể làm Luật sư, Thẩm phán hay đại loại như vậy thôi không ?

 Tôi cảm thấy chán nản khi học Luật, tôi không đủ tự tin làm Luật sư, tôi sẽ không đi theo con đường Luật sau khi ra trường, tôi học Luật vì ý muốn của gia đình, học Luật chán quá,….v..v… Các bạn sinh viên “lỡ” học Luật rồi sẽ có muôn vàn lý do đưa ra và băn khoăn rằng: Lỡ học Luật  rồi nhưng mà cảm thấy bản thân không hợp thì phải làm thế nào ? không lẽ tốn hết vài năm và vài chục triệu học phí rồi bây giờ học lại ngành khác à ?

Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể chuyển ngành, nếu bạn yêu thích và tới giờ bạn phát hiện ra năng lực của bản thân bạn phù hợp với một ngành nghề nào đó khác, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu cả !

Thế nhưng, còn một cách nữa vừa không lãng phí 4 năm học Luật, vừa có một nguồn thu nhập không nhỏ. Bốn lĩnh vực sau đây hoàn toàn có thể kết hợp với ngành Luật để cung cấp cho bạn một môi trường làm việc năng động, khai phá được tiềm năng cũa bản thân bạn :

 

1. Ngân hàng

 

Làm ngân hàng

 

Hiện nay bộ phận Pháp chế của ngân hàng thường chỉ tuyển người đã có kinh nghiệm “vài” năm ( “vài” ở đây mình hay thấy là tận 4 – 5 năm trở lên nhé ) .

Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể apply vào các vị trí như Giao dịch viên hay Nhân viên quan hệ khách hàng,…các vị trí này không đỏi hỏi bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, chỉ cần bạn tìm hiểu về nghiệp vụ ngân hàng hoặc tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn ( 1 – 2 tháng ) về các vị trí ngân hàng thì bạn đã có đủ tiêu chuẩn để ứng tuyển rồi.

Sau một thời gian làm việc, nếu bạn đã nắm chắc các nghiệp vụ ngân hàng và tự tin thì bạn hoàn toàn có thể đề nghị công ty xem xét bạn vào các vị trí liên quan đến Luật như Luật sư nội bộ, Pháp chế tại Hội sở, Phòng nhân sự, Kiểm soát tuân thủ nội bộ,…và mức lương ở các vị trí này đều khá “top”, cộng thêm các chế độ phúc lợi rất tốt từ các ngân hàng.

 

 2. Báo chí 

 

Làm báo chí

 

Đối với các bạn có khả năng viết lách tốt, ngay từ khi còn là sinh viên đã có thể trở thành cộng tác viên của các trang báo online hay trang tin tức. Vậy thì học Luật giúp ích gì cho bạn, kết hợp thế nào?

Sau thời gian làm cộng tác viên, nếu thể hiện tốt bạn hoàn toàn có thể trở thành nhân viên chính thức của các trang báo online đó và tích luỹ kinh nghiệm sau đó chuyển sang các thời báo về pháp luật, các toà soạn lớn hơn để phát triển tiềm năng ngành báo chí của mình ở mảng Pháp Luật.

Tin tức cũng như các bài bình luận về pháp luật cần sự chính xác, chuyên sâu,thể hiện sự am hiểu tường tận về quy định pháp luật, một sinh viên ngành báo không được đào tạo chuyên sâu về Luật thì có thể sẽ gặp khó khăn NHƯNG một sinh viên ngành Luật viết lách giỏi thì hoàn toàn có thể đảm đương công việc này dễ dàng hơn.

Thu nhập ngành báo là không nhỏ nếu bạn làm việc hiệu quả, cộng thêm vốn tiếng anh tốt nữa thì con đường báo chí dành cho một sinh viên Luật như bạn khá rộng mở.

 

3. Công nghệ thông tin

 

Làm công nghệ thông tin

 

Trong thời đại số hoá thì đa ngành đa nghề đều cần đến các ứng dụng về công nghệ thông tin để đơn giản hoá hoạt động, tiết kiệm sức lực nhân lực, đẩy mạnh quảng bá, quản lý,… Ngành Luật cũng không ngoại lệ, nếu bạn có một ít kiến thức về CNTT cộng thêm chuyên môn về Luật thì hoàn toàn có thể khai thác tốt tiềm năng của mình bằng cách tạo ra/phát triển các trang web về Luật, hay phát triển các ứng dụng liên quan đến Luật,…

 

4. Trở ​thành công cụ marketing online sống

 

công cụ marketing online sống

 

Cần một đầu óc sáng tạo, tư duy luôn cập nhật theo thời đại, một con người năng động và có 1  tí đam mê nghệ thuật mới có thể làm được ở lĩnh vực này. Pháp luật ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người , tuy nhiên các vlog , quảng cáo về các lĩnh vực như du lịch, ăn uống, sinh hoạt thì nhiều nhưng các video trẻ trung, sáng tạo, gây ảnh hưởng hay thu hút mọi người liên quan đến pháp luật còn khá ít, nếu có thì cũng khá nhàm chán và không hấp dẫn người xem.

Hướng phát triển của bạn sẽ là tạo ra các video quảng cáo, các vlog, các bài viết hình ảnh mới và sáng tạo về chủ đề Luật thu hút mọi người, sau đó thì bạn sẽ nhận được các hợp đồng quảng cáo, tài trợ từ các doanh nghiệp cho các dự án tiếp theo của mình

Và việc bạn chọn trở thành 1 freelancer hay nhận lời mới làm vị trí marketing cho 1 công ty nào đó tuỳ thuộc vào bạn. Tất nhiên là thu nhập sẽ không nhỏ nếu có càng nhiều người quan tâm sản phẩm của bạn và mức lương sẽ đi đôi với độ phổ biến công chúng.

 

K Ế T

Đam mê một công việc và có nguồn thu nhập tốt từ đam mê đó là mơ ước của nhiều người, tuy nhiên không dễ đạt được cả hai điều trên. Bạn có thể sẽ chênh vênh một vài năm sau khi ra trường, nhảy ngành nhảy nghề nhiều lần, tuy nhiên cần có 1 bến đỗ thích hợp để bạn phát triển bản thân và ổn định nghề nghiệp của mình. Quan trọng là bạn phải hết mình với bất cứ công việc nào và nhận ra được bản thân thích hợp với cái gì.

Trên đây chỉ là những chia sẻ của mình thôi, nếu các bạn biết thêm những lĩnh vực có thể kết hợp với ngành luật hay đã có kinh nghiệm đá trái ngành rồi thì chia sẻ bên dưới nhé.

Cám ơn mọi người !

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

  1. Sống trên đời ngừơi nào chẳng có đam mê nhưng nuôi đc đam mê và sống được với nó cả đời mới thực sự là điều đáng nể. Mình đến vs luật vì cái duyên và gắn bó vs luật là vì chữ nghiệp, cứ cố gắng và kiên trì theo đuổi…

    • Vậy thì duyên cũng có rồi, nghiệp cũng tới rồi, còn đam mê của bạn có phải là ngành Luật không đó ? hay chỉ là duyên với nghiệp thôi hehe , nghe bạn nhắc tới đam mê mình tự nhiên lại hơi mông lung, đam mê của mình và công việc hiện tại thì khác nhau hoàn toàn, có điều đam mê là điều cứ cuối ngày lại nghĩ tới, còn công việc thì chiếm trọn 80% thời gian rồi haha, đam mê le lói vậy không biết có theo đuổi đến cùng đc không .

      Cám ơn bạn Trần Văn Hòa về chia sẻ nhé

  2. Mình chọn nghề nhưng mà nghề có chọn mình không cũng là một vấn đề quan trọng. Ra trường loay hoay tìm việc đúng chuyên ngành mình học đã là khó rồi mà nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm, nên rẽ hướng khác cũng không có gì lạ, nếu tìm được công việc có liên quan đến luật như bạn nêu cũng đã may mắn lắm rồi, nhiều người còn chuyển hẳn sang công việc khác nữa

  3. Học Luật là một chuyện còn có duyên với nghề Luật hay không lại là chuyện khác. Chúng ta đừng nên đóng khung khả năng của bản thân chỉ trong một công việc nào đó mà mình dự định khi tốt nghiệp ra trường sẽ chỉ làm công việc đó. Nhiều khi khả năng của chúng ta còn vượt xa ngoài dự tính từ trước tới giờ. May mắn thì học xong được làm đúng chuyên ngành, còn không may phải chuyển hướng, lấn sân sang một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ thì cũng đừng nản bạn nhé, biết đâu đó là cái duyên đưa ta đến với công việc thực sự dành cho bản thân mình, mở ra con đường mới cho mình lựa chọn thì sao?

  4. Chào bạn

    Bài của bạn khá bổ ích, mình thấy thì việc sinh viên Luật ra trường cũng đâu có bắt buộc phải làm đúng ngành mình học. Có rất nhiều lựa chọn cho mình trong công việc mình có thể làm liên quan đến Luật như bạn nói. Có nhiều người họ học xong ra trường không làm đúng chuyên ngành mình học mà quay 180 độ sang hẳn làm bên lĩnh vực khác chỉ vì cuộc sống, môi trường, xã hội và nền kinh tế… Đấy cũng là 1 lý do để thay đổi vì con người luôn thay đổi để phù hợp mà. Đúng không ?

  5. Bài viết của bạn rất thú vị. Mình nghĩ học luật ra đâu nhất thiết phải làm luật. Sinh viên luật được rèn luyện rất nhiều kỹ năng trên ghế nhà trường nên khi ra ngoài xã hội sẽ có thể làm được rất nhiều công việc. Mình cũng là sinh viên luật rồi cũng làm những công việc không liên quan tới luật lắm như viết content quảng cáo, hay làm barista. Mình nghĩ sinh viên luật có thể làm rất nhiều công việc.

    • Hi Thanh Trúc, đúng rồi bạn ơi, sinh viên Luật mình kiến thức xã hội rộng lắm , mà nhiều khi có 1 số bạn ứng dụng những kỹ năng mềm của mình rồi biến nó trở thành công việc chính luôn ấy chứ, vậy nên quãng thời gian 4 năm ĐH, chỉ cần cố gắng về 1 lĩnh vực nào đó thôi thì đã không uổng phí r hehe, cám ơn bạn nhé!

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền