Giáo trình Luật Đầu tư quốc tế (song ngữ)

Chuyên mụcGiáo trình luật, Luật đầu tư Giáo trình Luật Đầu tư quốc tế - song ngữ

Giáo trình Luật Đầu tư quốc tế (song ngữ)

Giáo trình Luật Đầu tư quốc tế là một trong những kết quả chính của những hỗ trợ mà Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU- MUTRAP) do Liên minh châu Âu tài trợ dành cho các trường đại học ở Việt Nam.

>>> Tải về máy: Giáo trình Luật Đầu tư quốc tế (song ngữ)

LỜI GIỚI THIỆU

Nhiều học giả trong nước, quốc tế và các chuyên gia về luật đầu tư đã góp phần xây dựng nội dung Giáo trình này. Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ và rà soát nội dung chuyên môn của cuốn Giáo trình. Các tác giả biên soạn Giáo trình này chủ yếu nhằm phục vụ cho sinh viên luật, và cập nhật những thay đổi mới nhất trong Luật đầu tư quốc tế, kể cả hệ thống tòa án đầu tư được thiết lập bởi các hiệp định thương mại tự do (FTA) do EU ký kết. Đây là một ví dụ điển hình cho những thách thức trong việc xây dựng cơ chế pháp lý cho việc ban hành các quy định về đầu tư nước ngoài. Do vậy, cuốn Giáo trình này hy vọng sẽ là một công cụ hữu ích cho sinh viên, cán bộ chính phủ và các luật gia đang hàng ngày đối mặt với những thách thức trong môi trường quốc tế đầy năng động. Việc Giáo trình được xuất bản bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt sẽ giúp các nhà làm luật và cơ quan tòa án trong việc thực hiện chức năng lập pháp và xét xử của mình. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu trong Luật đầu tư quốc tế, nhưng các cơ quan lập pháp Việt Nam phải soạn thảo các văn bản pháp luật bằng tiếng Việt.

Bùi Huy Sơn
Giám đốc
Dự án EU-MUTRAP
GS. Claudio Dordi
Trưởng nhóm tư vấn Dự án
EU-MUTRAP
GS. Luật quốc tế
Đại học Tổng hợp Bocconi –
Milan – Italia
Lê Tiến Châu
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội
Giáo trình luật đầu tư quốc tế (song ngữ)

Cơ chế điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài thường phải đáp ứng hai mục tiêu. Một mặt, cần thu hút đầu tư nước ngoài như một nhân tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Mặt khác, chính sách và các nhà làm luật cần đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, nói cách khác, là không gây tác động xấu lên những giá trị cơ bản như sức khỏe người tiêu dùng, môi trường, quyền của người lao động, hay bất kỳ mục tiêu nào khác được coi là quan trọng đối với cộng đồng mà quốc gia tiếp nhận đầu tư đã đặt ra. Để đạt những mục tiêu này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách đầu tư và chính sách phát triển quốc gia. Các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang trong quá trình tăng trưởng nhanh, nên tránh kiểu cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư thông qua chiến lược ‘chạy đua xuống đáy’, nghĩa là giảm chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc áp dụng các quy định lỏng lẻo để bảo vệ các giá trị cơ bản của quốc gia mình. Trên thực tế, các chỉ số chỉ ra rằng các nhà đầu tư thường quan tâm tới các nước có cơ chế đầu tư dễ dự đoán và công bằng, hơn là các nước có những ưu đãi thiếu bền vững. Trên thực tế, việc đầu tư vào các quốc gia không tuân thủ những tiêu chuẩn cơ bản về môi trường hay xã hội sẽ làm xấu đi danh tiếng của các nhà đầu tư trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, tính dễ dự đoán và công bằng của pháp luật đầu tư trong nước lại phụ thuộc rất lớn vào yếu tố chính trị. Do vậy, nếu cơ chế pháp luật đầu tư trong nước đặc biệt ưu tiên đầu tư nước ngoài, thì có thể bị kiện, trong trường hợp định hướng lãnh đạo của quốc gia tiếp nhận đầu tư thay đổi.

Luật đầu tư quốc tế giúp các nhà đầu tư nước ngoài an tâm hơn về sự ổn định của cơ chế pháp luật, kể cả khi định hướng lãnh đạo của các quốc gia thay đổi, từ đó khuyến khích dòng đầu tư từ nước ngoài vào trong nước. Trong luật quốc tế, các hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs) đã dần thay thế luật tập quán quốc tế bằng cách đưa ra các nguyên tắc để nước tiếp nhận đầu tư phải tuân thủ trong các hoạt động xây dựng pháp luật đầu tư nước ngoài.

Luật đầu tư quốc tế không còn là một lĩnh vực xa lạ ở Việt Nam – vốn đã là thành viên của nhiều hiệp định đầu tư song phương (BIT). Kể từ ngày 18 tháng 5 năm 1990 – ngày Việt Nam ký BIT đầu tiên (với Italia), Việt Nam đã tham gia 65 BIT. Tuy nhiên, phần lớn các BIT này đã thuộc nhóm BIT ‘thế hệ cũ’, bởi lẽ từ đầu thế kỷ XXI đã xuất hiện các chính sách và luật đầu tư ‘thế hệ mới’, được phát triển từ các tranh luận giữa các học giả, các nhà hoạch định chính sách, các luật gia và doanh nhân về những ranh giới và mâu thuẫn giữa nhu cầu thu hút đầu tư và sự cần thiết phải đảm bảo tính bền vững.

Đặc biệt, sự quan tâm và thảo luận về các thủ tục (cụ thể là trong lĩnh vực đầu tư) nhằm giải quyết tranh chấp đầu tư (gọi là ISDS – Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước), trước đây thường bị giới hạn trong khuôn khổ học thuật và ngoại giao, nay đã thu hút sự chú ý của nhiều nhóm đối tượng mới. Trong một vài trường hợp, thậm chí giới truyền thông đại chúng cũng đã đưa tin liên quan đến những tranh luận về cơ hội đưa cơ chế ISDS vào các IIA.

Sự quan tâm ngày càng lớn đối với luật đầu tư quốc tế cũng xuất phát từ sự quan tâm của các chính phủ và một bộ phận dân chúng, sau khi các tập đoàn đa quốc gia lớn khởi kiện bằng cơ chế ISDS, nhằm phản đối các quy định pháp luật mới mà nước tiếp nhận đầu tư đưa ra vì mục tiêu thúc đẩy đầu tư bền vững, nhưng làm tăng chi phí và thiệt hại cho nhà đầu tư nước ngoài. Ở cấp độ hoạch định chính sách, các cuộc tranh luận tập trung vào những khó khăn trong việc thiết lập giới hạn phạm vi hành động của Chính phủ nhằm bảo hộ đầu tư bền vững (ví dụ, thông qua pháp luật bảo vệ môi trường hoặc sức khỏe người tiêu dùng), đồng thời đảm bảo quyền của nhà đầu tư nước ngoài.

Các IIA ‘thế hệ mới’ phần nào thể hiện những tranh luận này. Ví dụ, chương đầu tư trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) của EU thời gian gần đây đặc biệt nhấn mạnh nhu cầu đảm bảo đầu tư bền vững, mở rộng quyền tùy ý quyết định của nước tiếp nhận đầu tư trong việc áp dụng các quy định bảo vệ các giá trị cơ bản của quốc gia. Thậm chí Hệ thống tòa án đầu tư, được thiết lập trong các FTA ‘thế hệ mới’ của EU, cũng đáp ứng nhu cầu đảm bảo tuân thủ quy trình giải quyết tranh chấp đầu tư với các quy tắc đạo đức do các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp xây dựng. Với việc tham gia vào một số FTA ‘thế hệ mới’, Việt Nam là một trong những bên liên quan quan trọng đang nổi lên của Luật đầu tư quốc tế.

Vì vậy, một cuốn Giáo trình song ngữ về Luật đầu tư quốc tế sẽ đáp ứng những nhu cầu mới này. Phần 1 và Phần 2 của Giáo trình, bao gồm các chương từ Chương 1 đến Chương 8, do Giáo sư Julien Chaisse biên soạn, tập trung vào sự tiến triến của các nguyên tắc chung của Luật đầu tư quốc tế. Giáo trình đã áp dụng các phương pháp luận hiện đại trong việc phân tích toàn diện những nguyên tắc liên quan của Luật đầu tư quốc tế. Ở đầu mỗi chương, tác giả chỉ rõ mục tiêu học thuật. Tại cuối chương, tác giả đưa ra các câu hỏi thảo luận cho các đối tượng liên quan như sinh viên, luật sư, cán bộ chính phủ, thẩm phán và nhà nghiên cứu. Phần 3 và Phần 4 của Giáo trình, bao gồm các chương từ Chương 9 đến Chương 12, do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm, Tiến sĩ Trịnh Hải Yến và Thạc sĩ Nguyễn Quỳnh Trang biên soạn. Sau khi giới thiệu về hợp đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước (Chương 9), Luật đầu tư quốc tế được phân tích dưới góc nhìn của Việt Nam. Phần này bao gồm bức tranh chi tiết về các hiệp định đầu tư mà Việt Nam đã ký kết (Chương 10), và phân tích về pháp luật Việt Nam áp dụng cho quan hệ đầu tư nước ngoài (Chương 11). Chương cuối cùng – Chương 12 – tập trung vào khuôn khổ pháp luật của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Bên cạnh các văn bản pháp luật liên quan, Phần 4 cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về các cơ quan, tổ chức và các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực thi pháp luật Việt Nam về đầu tư quốc tế.

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng cuốn Giáo trình sẽ trở thành một tài liệu học thuật và nguồn tham khảo quý giá cho những ai quan tâm tới Luật đầu tư quốc tế. Tôi hy vọng rằng Giáo trình này cũng sẽ được đón nhận như những cuốn sách khác mà Dự án EU-MUTRAP đã hỗ trợ về tài chính và chuyên môn, với sự hợp tác và giám sát chuyên môn của Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, như cuốn Giáo trình Luật thương mại quốc tế song ngữ – đã được đón nhận rộng rãi tại nhiều trường đại học ở Việt Nam trong những năm qua.

Giới học giả đều biết rằng, với mỗi một môn học giảng dạy tại trường đại học đều có một cuốn sách làm nền tảng trụ cột, để từ đó xây dựng các kiến thức cụ thể liên quan. Tôi hy vọng rằng, trong một vài năm tới, các cựu sinh viên sẽ vẫn nhớ tới ‘Giáo trình Luật đầu tư quốc tế của Dự án EU-MUTRAP và HLU’ như một công cụ quan trọng trên con đường học vấn của mình.

Tái bút: Tôi viết Lời mở đầu của Giáo trình này vào những ngày hoạt động cuối cùng của Dự án EU-MUTRAP, cũng là những ngày làm việc cuối cùng của tôi ở Việt Nam. Sau 12 năm hoạt động tích cực (kể từ ngày 19 tháng 5 năm 2005), tôi muốn nói lời cảm ơn tới tất cả những người Việt Nam đã cùng tôi làm việc, đặc biệt là những đồng nghiệp tại Ban quản lý Dự án EU-MUTRAP, hơn 1.000 chuyên gia, các đồng nghiệp tại các trường đại học, các bạn sinh viên đã tham dự các giờ giảng của tôi, và những người bạn từ các cơ quan chính phủ và các ban ngành khác. Tôi đã học được rất nhiều điều từ tất cả các bạn.

Đồng chủ biên:

Giáo sư Claudio Dordi

Trưởng nhóm Chuyên gia tư vấn quốc tế Dự án EU-MUTRAP

Giáo sư Luật Quốc tế

Đại học Tổng hợp Bocconi – Milan – Italia

MỤC LỤC

Các tác giả
Người biên dịch
Lời giới thiệu
Lời mở đầu
Danh mục những từ viết tắt

PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU

Chương 1. Khái quát về đầu tư quốc tế và Luật đầu tư quốc tế 403

Mục 1. Khái niệm ‘đầu tư’ trong các hiệp định đầu tư quốc tế
Mục 2. Toàn cầu hóa và đầu tư quốc tế
Mục 3. Lịch sử phát triển của Luật đầu tư quốc tế
Mục 4. Xác định phạm vi điều chỉnh của các hiệp định đầu tư quốc tế
Mục 5. Nguồn Luật đầu tư quốc tế

Tóm tắt Chương 1
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

PHẦN HAI: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Chương 2. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)

Mục 1. Khái niệm và phạm vi của nguyên tắc MFN
Mục 2. Nghĩa vụ MFN và các quyền trước đầu tư
Mục 3. Tiêu chuẩn về so sánh giữa các nhà đầu tư
Mục 4. MFN và giải quyết tranh chấp

Tóm tắt Chương 2
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

Chương 3. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Mục 1. Khái niệm và phạm vi của nguyên tắc NT
Mục 2. NT và các quyền trước khi đầu tư
Mục 3. NT và các quyền sau khi đầu tư
Mục 4. Xem xét ý định/động cơ

Tóm tắt Chương 3
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

Chương 4. Nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng (FET) và nguyên tắc bảo vệ và an ninh đầy đủ (FPS)

Mục 1. Khái niệm, phạm vi và áp dụng nguyên tắc FET
Mục 2. Khái niệm, phạm vi và áp dụng nguyên tắc FPS

Tóm tắt Chương 4
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

Chương 5. Nguyên tắc bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài không bị tước quyền sở hữu một cách bất hợp pháp

Mục 1. Khái niệm và các hình thức tước quyền sở hữu
(‘Expropriation’)
Mục 2. Tước quyền sở hữu gián tiếp
Mục 3. Các điều kiện để hành vi tước quyền sở hữu được coi là hợp pháp

Tóm tắt Chương 5
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

Chương 6. Nguyên tắc bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ISDS)

Mục 1. Khái quát về giải quyết tranh chấp quốc tế
Mục 2. Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Tóm tắt Chương 6

Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

Chương 7. Các nguyên tắc khác của Luật đầu tư quốc tế

Mục 1. ‘Điều khoản bao trùm’ (‘Umbrella Clause’)
Mục 2. Các nguyên tắc khác

Tóm tắt Chương 7
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

Chương 8. Ngoại lệ của các nguyên tắc của Luật đầu tư quốc tế

Mục 1. Các ngoại lệ chung
Mục 2. Các ngoại lệ cụ thể của quốc gia
Mục 3. Các trường hợp ngoại lệ theo luật tập quán quốc tế
Mục 4. Ngoại lệ liên quan đến an ninh quốc gia
Mục 5. Ngoại lệ liên quan đến thuế

Tóm tắt Chương 8
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

PHẦN BA: HỢP ĐỒNG GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ

Chương 9. Hợp đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư

Mục 1. Khái niệm
Mục 2. Một số loại hợp đồng cụ thể
Mục 3. Một số loại điều khoản quan trọng trong hợp đồng
Mục 4. Kiện do vi phạm hợp đồng

Tóm tắt Chương 9
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

PHẦN BỐN: VIỆT NAM VÀ LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Chương 10. Các cam kết đầu tư quốc tế của Việt Nam

Mục 1. Các cam kết của Việt Nam trong WTO
Mục 2. Các cam kết của Việt Nam trong ASEAN
Mục 3. Các cam kết của Việt Nam trong một số FTA
Mục 4. Các cam kết của Việt Nam trong một số BIT

Tóm tắt Chương 10
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

Chương 11. Pháp luật điều chỉnh quan hệ đầu tư quốc tế của Việt Nam

Mục 1. Khuôn khổ pháp lý
Mục 2. Nội dung cơ bản

Tóm tắt Chương 11
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc

Chương 12. Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ISDS) của Việt Nam

Mục 1. Quy trình điều phối hoạt động ISDS của Việt Nam
Mục 2. Thực tiễn ISDS của Việt Nam

Tóm tắt Chương 12
Câu hỏi/Bài tập
Tài liệu cần đọc
Tài liệu tham khảo chủ yếu


Các tìm kiếm liên quan đến giáo trình luật đầu tư quốc tế, giáo trình luật đầu tư quốc tế trịnh hải yến, tiểu luận luật đầu tư quốc tế, giáo trình luật đầu tư quốc tế pdf, khái niệm luật đầu tư quốc tế, đề thi luật đầu tư quốc tế, nguyên tắc của luật đầu tư quốc tế, đề thi môn luật đầu tư quốc tế, các nguyên tắc của luật đầu tư quốc tế

5/5 - (27508 bình chọn)

Phản hồi

  1. cho mình xin file Giáo trình Luật Đầu tư quốc tế (song ngữ) với giáo trình luật đầu tư với ạ

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền