Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ?

Chuyên mụcLuật sở hữu trí tuệ Sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ là hệ thống quy phạm pháp luật có cấu trúc chặt chẽ và đầy đủ các yếu tố cơ bản của một ngành luật là phạm vi điều chỉnh riêng và có phương pháp điều chỉnh đặc trưng.

..

Những nội dung liên quan:

..

=> Theo đó Luật sở hữu trí tuệ là tổng hợp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ.

Đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ

Đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ là các quan hệ sở hữu trí tuệ, tức là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ.

Quan hệ sở hữu trí tuệ khá đa dạng và có thể phân nhóm theo đối tượng, bao gồm: quan hệ về quyền tác giả, quan hệ về quyền liên quan, quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp, quan hệ về quyền đối với giống cây trồng mới.

Đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ
Đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ

Quan hệ về quyền tác giả

Quan hệ về quyền tác giả là những quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc sáng tạo sắc tác phẩm và tiếp theo là bỏ hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm đó.

Quan hệ về quyền liên quan

Quan hệ về quyền liên quan là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc: thực hiện cuộc biểu diễn; tạo ra bản ghi âm, ghi hình; thực hiện phát sóng, khai thác, sử dụng và đảm bảo thực hiện quyền đối với các đối tượng này.

Quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp

Quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc: tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp; bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng này. Các quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp có hai loại đối tượng Khá số nét: nhóm đối tượng là kết quả sáng tạo kỹ thuật – công nghệ, nghệ thuật (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) và nhóm đối tượng là các chỉ dẫn thương mại (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và các chỉ dẫn thương mại khác).

Quan hệ về quyền đối với giống cây trồng

Quan hệ về quyền đối với giống cây trồng là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc: tạo ra giống cây trồng mới; bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng mới. Đây là các quan hệ đối với kết quả sáng tạo là giống cây trồng mới được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển.

Phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ

Phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ là tổng hợp những nguyên tắc, cách thức và biện pháp của Nhà nước nhằm tác động lên nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực sáng tạo, sử dụng và chuyển giao các sản phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể đồng thời làm cho các quan hệ đó phát sinh, thay đổi, chấm dút theo trật tự pháp lí nhất định.

Phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ gồm:

  • Phương pháp bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ.
  • Phương pháp tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực sáng tạo, sử dụng và chuyển giao các sản phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
  • Phương pháp tự chịu trách nhiệm của các chủ thể

Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trinh sáng tạo, sử dụng, chuyển giao các sản phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, theo đó các quyền nhân thân, quyền tài sản của các chủ thể được pháp luật bảo đảm thực hiện. Luật sở hữu trí tuệ là hành lang pháp lí cho cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thực hiện quyền tự định đoạt trong việc sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phạm vi điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ?

Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định phạm vi điều chỉnh Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:
1) Quan hệ về quyền tác giả;
2) Quan hệ về quyền liên quan;
3) Quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp;
4) Quan hệ về quyền đối với giống cây trồng mới.

Đặc điểm phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ?

Quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ là loại quan hệ dân sự liên quan đến tài sản đặc biệt – “tài sản trí tuệ”, chính vì vậy mà phương pháp điều chỉnh của LSHTT mang các đặc điểm phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. Tuy nhiên, đối tượng của quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình cho nên phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ có một số đặc điểm riêng như:
1) Bảo đảm bình đẳng về địa vị pháp lí của các chủ thể;
2) Bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ thể;
3) Bảo đảm sự cân bằng các lợi ích trong xã hội;
4) Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mang tính nhân thân và tính tài sản;
5) Các biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đa dạng gồm: Biện pháp hành chính, biện pháp hình sự và niện pháp dân sự.

4.6/5 - (482 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền