Đề tài tiểu luận bộ môn Luật Lao động

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Luật lao động Luật lao động

Tổng hợp đề tài tiểu luận bộ môn Luật Lao động để Quý thầy cô và các bạn học viên/sinh viên tham khảo.

 

Những nội dung liên quan:

 

Đề tài tiểu luận bộ môn Luật Lao động

1. Điều chỉnh pháp luật lao động Việt nam trong hoạt động cho thuê lại lao động.

2. Thỏa thuận cấm cạnh tranh trong pháp luật lao động.

3. Pháp luật về quản lý và sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

4. Bảo vệ quyền lợi của người lao động trong quan hệ cho thuê lại lao động.

5. Lao động giúp việc gia đình trong pháp luật lao động Việt Nam.

6. Pháp luật về lao động bán thời gian.

7. Quyền được tiếp cận thông tin của người lao động trong quan hệ lao động theo pháp luật Việt Nam.

8. Đào tạo nghề theo pháp luật lao động Việt Nam.

9. Bồi hoàn chi phí đào tạo theo pháp luật lao động Việt Nam.

10. Quy định pháp luật về cắt giảm lao động tại doanh nghiệp.

11. Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam.

12. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động.

13. Đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật Việt Nam.

14. Tiền lương tối thiểu theo pháp luật Việt Nam.

15. Pháp luật về thương lượng tập thể tại Việt Nam.

16. Ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam.

17. Vấn đề đại diện trong quan hệ lao động theo pháp luật Việt Nam.

18. Bảo vệ người lao động trong chế định bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động Việt Nam.

19. Pháp luật về hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

20. Bồi thường thiệt hại trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

21. Chế độ tài chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

22. Pháp luật về xử lý kỷ luật lao động.

23. Sa thải theo pháp luật lao động Việt Nam.

24. Pháp luật lao động Việt nam về sử dụng lao động nữ.

25. Bình đẳng giới trong quan hệ lao động theo pháp luật Việt Nam.

26. Pháp luật Việt Nam về sử dụng người lao động chưa thành niên.

27. Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

28. Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động theo pháp luật Việt Nam.

29. Trách nhiệm vật chất theo pháp luật Việt Nam.

30. Chế độ hưu trí theo pháp luật Việt Nam.

31. Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

32. Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

33. Bảo vệ quyền lợi của người lao động trong chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

34. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam.

35. Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể.

36. Quyền đình công của người lao động theo pháp luật Việt Nam.

37. Địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn theo pháp luật Việt Nam.

38. Vai trò của tổ chức công đoàn trong các cuộc đình công theo pháp luật Việt Nam.

39. Đình công bất hợp pháp theo pháp luật lao động Việt Nam.

40. Quyền giải công của người sử dụng lao động theo pháp luật Việt Nam.

41. Nguyên tắc cấm phân biệt đối xử theo pháp luật lao động Việt Nam.

42. Quyền của người lao động nữ theo pháp luật Việt Nam.

43. Xây dựng khung pháp lý cho cơ chế ba bên trong quan hệ lao động.

44. Cung ứng lao động theo pháp luật Việt Nam.

45. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo pháp luật Việt Nam.

46. Pháp luật về người lao động khuyết tật.

47. Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

48. Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam.

49. Quyền quản lý của người sử dụng lao động theo pháp luật Việt Nam.

50. Quản lý và sử dụng người lao động nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

>>> Xem thêm: [PDF] Giáo trình Luật Lao động Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội

Đề tài tiểu luận bộ môn Luật Lao động

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đề tài tiểu luận bộ môn Luật Lao động PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tìm kiếm có liên quan Tiểu luận về đơn phương chấm dứt hợp đồng, Tiểu luận luật hợp đồng, Tiểu luận bình luận bản án lao động, Các đề tài tiểu luận môn pháp luật đại cương, Kết luận tiểu luận luật, Tiêu luận về hợp đồng lao động vô hiệu, Tiểu luận về đơn phương chấm dứt hợp đồng

Cách làm bài tập tiểu luận chuẩn nhất dành cho sinh viên luật?

Cách làm bài tập tiểu luận chuẩn nhất dành cho sinh viên luật:
A. CÁCH THỨC TRÌNH BÀY
1. Hoàn chỉnh các bước trình bày và hình thức

Phần hoàn chỉnh bài viết cần được xem xét kỹ càng và cẩn thận, tránh lỗi trình bày và lỗi chính tả. Một tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo tiêu chuẩn quy định về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, tiêu đề. Một vài lưu ý các bạn nên nhớ khi trình bày tiểu luận là:
– Trình bày trên font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13-14 là hợp lý nhất, dãn dòng 1.5, căn lề 2 bên, khổ giấy A4. Lưu ý, không nên để kiểu chữ rườm rà, cầu kỳ, màu mè vì tiểu luận là một dạng luận văn khoa học nên tính khoa học và chân phương là yêu cầu.
– Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.
– Header and footer: Phần header nên đề tên đề tài, footer nên đánh số trang. Với tiểu luận trình bày ở lớp, không nên để tên, nhóm viết ở phần header and footer để tránh rườm rà vì nó đã được thể hiện ở bìa tiểu luận rồi.
– Văn phong viết phải rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo tính khoa học, sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt không được mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp. Muốn vậy sau khi hoàn thành xong về nội dung, trước khi in, cần phải đọc lại và sửa chữa kĩ lưỡng.
– Dẫn nguồn tài liệu cụ thể nếu trích dẫn hoặc tham khảo ý kiến của người khác.
– Cách xưng hô trong tiểu luận: nên dùng là người viết, tác giả”, tránh dùng các ngôi thứ nhất, thứ ba như: em, tôi, chúng tôi,…
2. Bố cục bài tiểu luận Bố cục một bài tiểu luận theo thứ tự sẽ là:
– Ngoài cùng của tiểu luận là trang bìa: bìa thường được làm bằng giấy cứng, bao gồm các thông tin sau: tên trường, tên khoa, tên đề tài, đề tài số…, tên tác giả, lớp, mã số sinh viên, ngày tháng năm.
– Bìa lót ( bìa in trên giấy trắng A4)
– Danh sách các từ viết tắt
– Mục lục
– Mở đầu
– Nội dung: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều mục nhỏ, được trình bày chi tiết.
– Kết luận
– Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục ( nên có trong đó bao gồm cả hình ảnh, ví dụ, bảng biểu,… Những quy chuẩn đặt ra về nội dung và hình thức của bài tiểu luận khiến nhiều bạn sinh viên cảm thấy nặng gánh và khó khăn dẫn đến hiện trạng ngại viết. Tuy nhiên, xem xét ở nhiều khía cạnh, việc viết tiểu luận là rất bổ ích, không những sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức môn học, mà còn giúp bạn rèn luyện được rất nhiều kỹ năng kỹ năng tìm tài liệu, viết bài, làm việc nhóm, sử dụng word, powerpoint…quan trọng nhất, việc làm tiểu luận còn là một trong những tiền đề để các bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp khi kết thúc khóa học ở trường.
B. NỘI DUNG TRIỂN KHAI
1. Mở đầu:

Có nhiều bạn quan niệm lời mở đầu trong bài tiểu luận giống như mở bài trong bài văn cấp III, thực tế không phải là như vậy. Lời mở đầu trong bài tiểu luận không nên quá ngắn, hoặc quá rườm rà chỉ tập trung ở việc mài dũa câu chữ mà không bám sát vấn đề nghiên cứu. Phần Mở đầu không nên quá 2/3 trang và nên trích dẫn đề bài.
2. Nội dung:
– Đây cũng là nơi bạn phát triển nội dung của mình cho nên nội dung và trình bày phải rõ ràng, mạch lạc. Nội dung của tiểu luận phải liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, rộng mở học nâng cao kiến thức về 1 vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình, không nên dừng lại ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu, ý kiến có sẵn 1.
Câu 1: Nêu tên đề bài cụ thể
– Đọc toàn bộ bài viết
– Sau đó tìm luận điểm cụ thể mà người viết nêu ra, gạch chân dưới các câu chủ đề
– Trong mỗi luận điểm đó, người viết nêu những luận cứ và dẫn chứng gì
– Ngôi xưng trong bài viết của mình là ngôi thứ ba. Khi gọi tên tác giả, có thể nêu: cụ thể tên, chức danh của họ hoặc danh xưng ông/ bà
– Hình thức tóm tắt tuyệt đối không nêu quan điểm cá nhân về vấn đề, càng không thêm thắt ý hoặc cắt lược những ý quan trọng của bài viết.
– Tìm những câu quyết định tinh thần bài viết của bài viết: Ví dụ “Trong bài viết này tác giả sẽ tiếp cận bài viết dưới góc độ…” từ đó rút ra 1,2 câu phân tích đặc sắc nhất, biểu hiện rõ ý nhất.
Câu 2: Nêu tên đề bài cụ thể
– Nhìn chung các đề bài đều yêu cầu sinh viên chỉ ra quan điểm của tác giả về vấn đề đó có điểm gì giống và khác so với những tri thức đã được học trong môn Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.
– Tóm tắt cả hai bài viết ra nháp, rút ra những luận điểm chính, những ý chủ đề ở 2 bài viết. Sau đó so sánh, đối chiếu từng luận điểm với nhau để chỉ ra điểm giống và khác nhau.
– Sau đó đưa ra sự so sánh.
* Giống:
– Xây dựng các tiêu chí đánh giá về sự giống nhau bằng việc đối chiếu các luận điểm ở hai bài viết.
– Tìm giữa các luận điểm mà 2 tác giả đề cập có điểm gì giống nhau
Khác:
– Xây dựng tiêu chí rõ ràng.
– Sau khi đưa ra các tiêu chí khác nhau thì nhận xét đối chiếu xem 2 bài viết đưa ra quan điểm như thế nào về tiêu chí đó. Giữa các luận điểm trên, 2 bài viết khác nhau ở những khía cạnh nào.
– Khi viết nên chia đoạn văn, ý tứ thật rõ ràng, mạch lạc.
Câu 3: Nêu tên đề bài cụ thể
– Nội dung đề bài cần đặt được là nhận xét về mối quan hệ giữa…..
+ Nhận xét mối quan hệ, tác động qua lại giữa….
+ Mặt tích cực trong mối quan hệ giữa..
*Nhờ có công cụ này thì công cụ kia phát triển như thế nào? Ngược lại ( Nêu ví dụ cụ thê)
*Nếu không có công cụ này thì công cụ kia như thế nào? ( Nêu ví dụ cụ thể + Mặt hạn chế trong mối quan hệ giữa…
*Công cụ này kìm hãm công cụ còn lại như thế nào ( Nêu ví dụ cụ thể
– Đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề được nêu trong đề tài
+ Vấn đề đó là gì? ( Khái niệm)
+ Đặc điểm
+ Biểu hiện
+ Ý nghĩa
+ Tầm quan trọng
– Vấn đề đó ảnh hưởng, vai trò, có ý nghĩa như thế nào?( đối với nghiên cứu khoa học pháp lý, xã hội, lịch sử, quốc tế)
– Phần nội dung phải được viết nhiều lần, sửa chữa, bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu.
– Đây là phần chủ yếu thể hiện công sức, trình độ nghiên cứu của người thực hiện tiểu luận.
3. Kết luận
Với suy nghĩ” viết cho xong” phần kết luận ở nhiều bài của các bạn sinh viên thường rất ngắn và thường ít cung cấp những thông tin khác. Quan niệm này là hết sức sai lầm, bởi hầu hết, phần mở bài và phần kết luận thường được giáo viên đọc đầu tiên để đánh giá nhanh, chung chất lượng của một bài viết.
Phần kết luận nên có các thông tin sau: tóm tắt các vấn đề mà bài viết đã làm được, bao gồm tổng kết những phần đã nêu ở toàn bài được viết ngắn gọn, súc tích và không chứa giải thích dài dòng gì thêm, thường được đánh số 1, 2, 3,…); có thể nêu những đóng góp mới của đề tài.
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Các bạn nên phân biệt tài liệu tham khảo và luật, Nghị định, Thông tư,… Đối với các Luật, Nghị định, Thông tư thì bạn trích luôn vào bài tiểu luận, không nên đưa xuống phần danh mục tài liệu tham khảo.
Danh mục tài liệu tham khảo là nơi các bạn trích tên bài viết bạn tham khảo và đính kèm link để giảng viên và các bạn sinh viên khác tiện tra cứu, ví dụ: 
Bồi thường thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 – Tác giả Hoàng Đình Dũng
Link bài viết: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/boi-thuong-thiet-hai-do-vuot-qua-yeu-cau-cua-tinh-the-cap-thiet-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-2015

Tổng hợp 50 đề tài tiểu luận môn Luật Lao động thường gặp?

Tổng hợp 50 đề tài tiểu luận môn Luật Lao động thường gặp:
– Bảo vệ quyền lợi của người lao động trong chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
– Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam.
– Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
– Quyền đình công của người lao động theo pháp luật Việt Nam.
– Địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn theo pháp luật Việt Nam.
– Vai trò của tổ chức công đoàn trong các cuộc đình công theo pháp luật Việt Nam.
– Đình công bất hợp pháp theo pháp luật lao động Việt Nam.
– Quyền giải công của người sử dụng lao động theo pháp luật Việt Nam.
– Nguyên tắc cấm phân biệt đối xử theo pháp luật lao động Việt Nam.
– Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo pháp luật Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền