III. Đặc điểm tâm lý của một số hoạt động điều tra khác – Nội dung này nằm trong Chương III: Đặc điểm tâm lý của hoạt động điều tra.
Xem thêm các nội dung trong Chương III:
- I. Cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra
- II. Đặc điểm tâm lý của bị can, người bị hại, người làm chứng trong hoạt động hỏi cung và lấy lời khai
- III. Đặc điểm tâm lý của một số hoạt động điều tra khác
- IV. Đặc điểm tâm lý và phẩm chất tâm lý cần thiết của điều tra viên và kiểm sát viên trong hoạt động điều tra
Các hoạt động điều tra khác này thông qua hoạt động giao tiếp đa chiều.
1. Đặc điểm tâm lý của hoạt động đối chất
a) Khái niệm
Đối chất là hoạt động điều tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật và loại bỏ các mâu thuẫn.
Khi không có mâu thuẫn trong lời khai, không được phép tùy tiện thiết lập hoạt động này. Trong quá trình điều tra, để đảm bảo bí mật điều tra, điều tra viên làm việc riêng rẽ với từng người: hỏi cung người này xong mới hỏi cung người khác, lấy lời khai người bị hại, người làm chứng… Mục đích là để xác định sự thật khách quan. Sự thật thì chỉ có một, nên khi tổng hợp lời khai, phải phù hợp với sự thật khách quan.
b) Trường hợp cần đối chất
- Khi có sự mâu thuẫn trong lời khai của các bên
- Khi có yêu cầu của bị can, người bị hại
c) Các vấn đề tâm lý cần lưu ý
- Điều tra viên cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các bên tham gia đối chất
- Điều tra viên cần chuẩn bị tâm lý cho các bên tham gia đối chất
- Điều tra viên phải làm chủ và kiểm soát hoạt động đối chất
Lưu ý: Vai trò của điều tra viên trong đối chất khác với trong hỏi cung, lấy lời khai: Điều tra viên chỉ đóng vai trò thiết lập, quản lý, kiểm soát giao tiếp thôi, không can thiệp vào hoạt động đối chất.
2. Đặc điểm tâm lý của hoạt động khám nghiệm hiện trường và khám xét
a) Đặc điểm tâm lý của hoạt động khám nghiệm hiện trường
Khám nghiệm hiện trường được coi là quá trình thu thập thông tin về tội phạm tại nơi xảy ra tội phạm nhằm giải quyết đúng đắn các nhiệm vụ điều tra đã đặt ra.
Một số tội phạm công nghệ cao, kinh tế, chức vụ, một số nhóm tội đặc thù, thì rất khó xác định hiện trường vụ án là gì, ở đâu.
Lưu ý: Hoạt động khám nghiệm hiện trường có thể được thực hiện trước khi khởi tố vụ án, để đảm bảo tính kịp thời. Trong hoạt động này, điều tra viên chủ yếu sử dụng nhận thức cảm tính (sử dụng các giác quan) để thu thập thông tin, tài liệu. Chưa đòi hỏi điều tra viên sử dụng nhận thức lý tính.
Các nhược điểm tâm lý của Điều tra viên cần khắc phục khi khám nghiệm hiện trường:
- Tâm lý căng thẳng, xúc động khi chứng kiến hiện trường dẫn đến những đánh giá chủ quan, nóng vội
- Tâm lý bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh khi tiến hành khám nghiệm
- Thiếu trách nhiệm, ngại khó khi tiến hành khám nghiệm hiện trường.
b) Đặc điểm tâm lý của hoạt động khám xét
Khám xét là hoạt động điều tra nhằm tìm ra những tài liệu, đồ vật, vật chứng có liên quan đến vụ án đã bị người phạm tội cũng như những người liên quan khác cố tình che giấu.
Đối tượng khám xét gồm cả người & địa điểm.
Lưu ý: Hoạt động khám xét dễ xâm phạm đến quyền tự do thân thể, quyền cư trú của công dân. Nên phải tuân thủ quy trình khám xét.
Một số yêu cầu đối với chủ thể khám xét:
- Nghiên cứu, phán đoán trước đối tượng cần khám xét và cần vạch ra kế hoạch khám xét
- Cần thiết đặt mình vào vị trí của người cất giấu vật
- Tránh va chạm, xung đột với người cất giấu vật và những người xung quanh
- Kết hợp quan sát người che giấu vật khi khám xét
- Có thể tranh thủ sự giúp đỡ của nhà chuyên môn vào hoạt động khám xét.
- Sử dụng các phương pháp tác động tâm lý hỗ trợ cho hoạt động khám xét có hiệu quả
3. Đặc điểm tâm lý của hoạt động nhận dạng
Nhận dạng trong điều tra vụ án hình sự là việc cơ quan điều tra tổ chức cho một người quan sát, so sánh, nhận lại đối tượng hiện tại với đối tượng mà học đã biết trước đây trong mối quan hệ với sự kiện đang điều tra, nhằm xác định xem có phải đồng nhất hay còn nghi ngờ hoặc khác biệt.
Đối với người, có thể nhận dạng người còn sống, & cả tử thi. v/d: nhận dạng cô gái có hình xăm hoa hồng=> Xác định họ là ai để biết hướng điều tra.
Đồ vật: anh đã nhìn thấy đồ vật này bao giờ chưa…
Đặc điểm tâm lý của hoạt động nhận dạng: gồm 2 quá trình: tái hiện và nhận lại
Các vấn đề tâm lý cần chú ý
- Dự liệu trước những biến đổi về tâm lý của người nhận dạng có thể xảy ra, lập kế hoạch cụ thể khi tiến hành nhận dạng và quyết định thời điểm nhận dạng thích hợp
- Chuẩn bị tâm lý cho người nhận dạng
- Tạo điều kiện cho người nhận dạng có thời gian quan sát, suy nghĩ đánh giá khách quan
- Số lượng mẫu đưa ra nhận dạng không quá nhiều, quá ít: trong điều tra hình sự, khuyến cáo số lượng từ 3-5 (v.d: 3 đồ vật, 3 người có đặc điểm ngoại hình có đặc điểm gần giống nhau…)
- Có thể nhận dạng người qua giọng nói
- Lập biên bản nhận dạng, ghi nhận kết quả và ký xác nhận của người nhận dạng vào biên bản đó.
Lưu ý: Kết quả nhận dạng chỉ đáng tin khi người nhận dạng nhanh chóng, dứt khoát chỉ ra được đối tượng & trình bày thuyết phục được lí do, cơ sở giúp nhận ra được đối tượng. Kết quả nhận dạng sẽ không đáng tin cậy + cần kết hợp với các điều tra khác, nếu như người nhận dạng phân vân, xem xét thái độ điều tra viên…
Xem thêm các nội dung trong Chương II:
- I. Khái niệm cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp
- II. Hệ thống các hoạt động trong cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp
- III. Các phương pháp tác động tâm lý
Xem thêm các nội dung trong Chương IV:
Để lại một phản hồi