102 câu hỏi trắc nghiệm môn luật kinh tế

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Luật doanh nghiệp, Luật kinh tế luat-kinh-te

Xin gửi đến các bạn 102 câu hỏi trắc nghiệm môn luật kinh tế (có đáp án). Xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi 2021 – 2022 sắp tới.

..

Những tài liệu liên quan:

..

102 câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật kinh tế

Download tài liệu về máy

[PDF] Câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật kinh tế

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật kinh tế PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Mục lục:

  • Chương 1: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh
  • Chương 2: Pháp luật đầu tư
  • Chương 3: Quy chế pháp lý chung về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động DN
  • Chương 4: Chế độ pháp lý về doanh nghiệp tư nhân và công ty
  • Chương 5: Chế độ pháp lý về các hình thức tổ chức và chủ thể kinh doanh khác
  • Chương 6: Pháp luật hợp đồng kinh doanh thương mại
  • Chương 7: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và vụ việc cạnh tranh
  • Chương 8. Pháp luật về phá sản

1. Pháp luật về kinh tế theo nghĩa hẹp liên quan đến quyền tự do kinh doanh, gồm:

A. Pháp luật về doanh nghiệp
B. Pháp luật về hợp đồng kinh tế
C. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
D. Pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp
E. Tất cả các phương án trên

2. Đặc điểm của hành vi kinh doanh:

A. Hoạt động mang tính nghề nghiệp
B. Được diễn ra trên thị trường
C. Có mục đích tìm kiếm lợi nhuận
D. Tất cả các phương án trên

3. Nguồn của pháp luật kinh tế gồm:

A. Văn bản quy phạm pháp luật
B. Văn bản quy phạm pháp luật và tập quán thương mại
C. Tập quán thương mại
D. Các đáp án trên đều đúng

4. Văn bản quy phạm pháp luật gồm:

A. Hiến pháp
B. Các bộ luật
C. Các văn bản dưới luật
D. Văn bản luật và văn bản dưới luật

5. Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ thời điểm nào:

A. Ngày 26 tháng 11 năm 2014
B. Ngày 31 tháng 12 năm 2014
C. Ngày 01 tháng 01 năm 2015
D. Ngày 01 tháng 07 năm 2015

6. Đầu tư gián tiếp là hình thức nào dưới đây:

A. Thành lập tổ chức kinh tế
B. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT
C. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
D. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
E. Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác

7. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 tổ chức nào dưới đây được không được gọi chung là “doanh nghiệp”:

A. Doanh nghiệp tư nhân
B. Công ty cổ phần
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn
D. Công ty hợp danh
E. Hợp tác xã

8. Luật Doanh nghiệp 2015 quy định tổ chức, hoạt động của các đối tượng nào:

A. Doanh nghiệp tư nhân
B. Công ty cổ phần
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn
D. Công ty hợp danh
E. Nhóm công ty
F. Các phương án trên đều đúng

9. Doanh nghiệp nào dưới đây không có tư cách pháp nhân:

A. Doanh nghiệp tư nhân
B. Công ty cổ phần
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn
D. Công ty hợp danh

10. Doanh nghiệp nào dưới đây chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ khi phá sản:

A. Doanh nghiệp tư nhân
B. Công ty cổ phần
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
D. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

11. Doanh nghiệp nào được phát hành cổ phiếu:

A. Doanh nghiệp tư nhân
B. Công ty cổ phần
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn
D. Công ty hợp danh

12. Cổ phần có ở doanh nghiệp nào:

A. Công ty cổ phần
B. Công ty trách nhiệm hữu hạn
C. Công ty hợp danh
D. Doanh nghiệp tư nhân

13. Cổ phần phổ thông:

A. Không được chuyển thành cổ phần ưu đãi
B. Có thể chuyển thành cổ phần ưu đãi
C. Được rút vốn ra bất kỳ lúc nào
D. Chỉ được chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi khi có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông

14. Thẩm quyền quyết định mức cổ tức hàng năm của công ty cổ phần thuộc về:

A. Giám đốc (Tổng giám đốc)
B. Hội đồng quản trị
C. Chủ tịch Hội đồng quản trị
D. Đại hội đồng cổ đông

15. Các chức danh nào trong doanh nghiệp được làm người đại diện theo pháp luật.

A. Giám đốc (Tổng giám đốc)
B. Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân.
C. Thành viên hợp danh, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị.
D. Người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật
E. Các phương án trên đều đúng

16. Người nào không được là thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

A. Người góp vốn vào công ty
B. Mua lại vốn của thành viên công ty sau khi các thành viên khác không mua.
C. Con đẻ được bố/mẹ tặng một phần vốn góp
D. Chủ nợ thu nợ bằng vốn góp của thành viên
E. Người lao động cho công ty vay vốn

17. Chủ doanh nghiệp tư nhân không có quyền gì dưới đây:

A. Thành lập hai doanh nghiệp tư nhân
B. Thuê giám đốc
C. Bán doanh nghiệp
D. Cho thuê doanh nghiệp

18. Hộ kinh doanh gồm:

A. Một cá nhân là công dân Việt Nam
B. Một nhóm người
C. Một hộ gia đình làm chủ
D. Các phương án trên đều đúng

19. Đối tượng nào kinh doanh dưới đây phải đăng ký:

A. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm muối
B. Những người bán hàng rong, quà vặt, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp
C. Người buôn chuyến
D. Người mở phòng khám chữa bệnh tây y

20. Cá nhân nước ngoài là:

A. Người không có quốc tịch Việt Nam
B. Người Việt Nam ở ngước ngoài chưa thôi quốc tịch Việt Nam
C. Người có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài
D. Người đang làm thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam

21. Ai là người không có khả năng là cổ đông sáng lập công ty cổ phần:

A. Cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông.
B. Cá nhân, tổ chức sở hữu nhiều nhất cổ phần phổ thông.
C. Cá nhân, tổ chức chỉ sở hữu cổ phần ưu đãi
D. Cá nhân, tổ chức đăng ký mua cổ phần phổ thông cổ phần.

22. Doanh nghiệp nào là doanh nghiệp Việt Nam:

A. Doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
B. Doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.
C. Doanh nghiệp Việt Nam đăng ký thành lập theo pháp luật nước ngoài và có trụ sở chính tại nước ngoài.
D. Doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam

23. Ai không phải là nhà đầu tư nước ngoài là:

A. Cá nhân có quốc tịch nước ngoài
B. Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
C. Doanh nghiệp quốc tịch nước ngoài
D. Người Việt Nam ở ngước ngoài chưa thôi quốc tịch Việt Nam

24. Doanh nghiệp Việt Nam nào không có khả năng là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

A. Công ty trách nhiệm hữu hạn
B. Công ty cổ phần
C. Công ty hợp danh
D. Doanh nghiệp tư nhân

25. Về vốn điều lệ của doanh nghiệp có một nhận định sai dưới đây:

A. Tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
B. Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
C. Là giá trị ghi vào mục “Vốn điều lệ” trong Giấy chứng nhận doanh nghiệp
D. Là tổng tài sản của doanh nghiệp

26. Người nào không phải là người quản lý doanh nghiệp:

A. Thành viên hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị.
B. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị
C. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,và cá nhân giữ chức danh quản lý khác
D. Người không có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty.

27. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp dưới đây có một nhận định sai:

A. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp.
B. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
C. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
D. Nhà nước bù lỗ cho tất cả các hoạt động kinh doanh.

28. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nào chưa được hoạt động trong doanh nghiệp

A. Đảng cộng sản Việt Nam
B. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
C. Công đoàn thuộc hệ thống Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
D. Công đoàn độc lập.

29. Doanh nghiệp không được quyền kinh doanh ngành nghề nào dưới đây:

A. Ngành, nghề mà luật không cấm
B. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh
C. Ngành, nghề trong danh mục phân ngành kinh tế quốc dân ở Việt Nam
D. Tất cả các ngành, nghề hiện có trên thế giới.

30. Doanh nghiệp xã hội sử dụng ít nhất bao nhiêu % tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký:

A. 51% tổng lợi nhuận hằng năm
B. 50% tổng lợi nhuận hằng năm
C. 49 % tổng lợi nhuận hằng năm
D. 100% tổng lợi nhuận hằng năm

31. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp

A. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp
B. Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án
C. Thực quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
D. Các phương án trên đều đúng

32. Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo pháp luật khi tổ chức đó sở hữu ít nhất:

A. 35% vốn điều lệ
B. 30% vốn điều lệ
C. 25% vốn điều lệ
D. 20% vốn điều lệ

33. Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo pháp luật khi tổ chức đó sở hữu ít nhất:

A. 10% tổng số cổ phần phổ thông
B. 9% tổng số cổ phần phổ thông
C. 8% tổng số cổ phần phổ thông
D. 5% tổng số cổ phần phổ thông

34. Tổ chức, cá nhân nào sau đây có không quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

A. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
B. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
C. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam
D. Những tổ chức cá nhân không thuộc đối tượng A,B,C trên.

35. Người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp:

A. Thuê hội trường khai trương việc thành lập doanh nghiệp
B. Thuê phương tiện đi lại cho mình và các đối tượng góp vốn
C. Bán sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khi đi vào hoạt động
D. Các phương án đều đúng.

36. Con dấu của doanh nghiệp hình thức, số lượng nào:

1. Nhiều con dấu bằng vật liệu
2. Nhiều con dấu bằng vật liệu và phi vật liệu, nhiều kiểu cách
3. Một con dấu bằng vật liệu
4. Các phương án trên đều đúng

37. Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt ở đâu:

A. Chi nhánh của doanh nghiệp
B. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp
C. Đặt ở nước ngoài
D. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

38. Doanh nghiệp có thể đặt bao nhiêu chi nhánh, văn phòng đại diện tại một tỉnh trong nước

A. 1 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện
B. 2 chi nhánh, 2 văn phòng đại diện
C. 3 chi nhánh, 3 văn phòng đại diện
D. Nhiều chi nhánh, nhiều văn phòng đại diện

39. Về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, có nhận định sai dưới đây:

A. Thành viên là tổ chức
B. Thành viên là cá nhân
C. Số lượng thành viên không vượt quá 50
D. Số lượng thành viên không vượt quá 40

40. Trong thời hạn 90 kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có quyền và nghĩa vụ theo:

A. Tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp
B. Tỷ lệ phần vốn đã góp
C. Chuyển quyền và nghĩa vụ cho người khác dự định mua lại phần vốn cam kết.
D. Chuyển quyền và nghĩa vụ cho công ty này.

41. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có quyền chuyển đổi quyền sở hữu vốn góp:

A. Bán lại cho Công ty
B. Bán cho cách thành viên trong công ty
C. Bán, gán nợ cho người khác
D. Các phương án trên đều đúng

42. Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có quyền quyết định thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn bao nhiêu % tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty:

A. 50% tổng giá trị tài sản
B. 40% tổng giá trị tài sản
C. 30% tổng giá trị tài sản
D. 20% tổng giá trị tài sản

43. Cuộc họp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên được tiến hành khi:

A. Có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ
B. Có 75% tổng số thành viên
C. Có thành viên sở hữu cao nhất vốn điều lệ
D. Có đầy đủ các chức danh quản lý Công ty

44. Chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là:

A. Một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu
B. Hai tổ chức hoặc nhiều cá nhân làm chủ sở hữu
C. Một tổ chức cùng một cá nhân cùng làm chủ sở hữu
D. Chỉ có chủ sở hữu là nhà nước, không có chủ sở hữu tư nhân

45. Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm, số lượng thành viên là:

A. 03 đến 07 thành viên
B. 05 đến 07 thành viên
C. 07 đến 09 thành viên
D. 09 đến 11 thành viên

46. Một tổ chức làm chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được bổ nhiệm chức vụ gì trong công ty:

A. Thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty
B. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
C. Kiểm soát viên hoặc Trưởng ban kiểm soát
D. Các phương án trên đều đúng

47. Một cá nhân làm chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền bổ nhiệm chức vụ gì trong công ty

A. Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc hoặcTổng giám đốc
B. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
C. Các chức danh quản lý công ty
D. Các phương án trên đều đúng

48. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với người nào sau đây không cần Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định:

A. Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
B. Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên và người có liên quan
C. Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó và người có liên quan
D. Người không thuộc đối tượng A,B,C,D nêu trên

49. Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp là nước theo cơ cấu tổ chức quản lý của:

A. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
B. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
C. Công ty cổ phần
D. Tập toàn kinh tế

50. Doanh nghiệp nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp nào:

A. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
B. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
C. Công ty cổ phần
D. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

51. Cổ đông công ty cổ phần là:

A. Tổ chức chính trị, Tổ chức Nhà nước, Tổ chức xã hội
B. Các loại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014
C. Cá nhân trong và ngoài nước
D. Các phương án trên đều đúng

52. Công ty cổ phần có thể thay đổi vốn Điều lệ trong các trường hợp sau:

A. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông .
B. Công ty mua lại cổ phần đã phát hành
C. Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn
D. Các phương án trên đều đúng

53. Cổ phần nào nhất thiết phải có trong công ty cổ phần:

A. Cổ phần phổ thông
B. Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
C. Cổ phần ưu đãi cổ tức;
D. Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

54. Cổ phần nào được chuyển thành cổ phần phổ thông sau 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

A. Cổ phần phổ thông
B. Cổ phần ưu đãi biểu quyết
C. Cổ phần ưu đãi cổ tức;
D. Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

55. Cổ phần nào không được chuyển thành các cổ phần còn lại

A. Cổ phần phổ thông
B. Cổ phần ưu đãi biểu quyết
C. Cổ phần ưu đãi cổ tức;
D. Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

56. Ai không được năm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết

A. Tổ chức được Chính phủ ủy quyền
B. Cổ đông sáng lập
C. Cổ đông không sáng lập

57. Cổ phần nào không được chuyển nhượng cho người khác:

A. Cổ phần phổ thông
B. Cổ phần ưu đãi biểu quyết
C. Cổ phần ưu đãi cổ tức
D. Cổ phần ưu đãi hoàn lại

58. Cổ phần nào không có quyền họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhưng có thể rút vốn ra theo thời hạn ghi trên cổ phiếu.

A. Cổ phần phổ thông
B. Cổ phần ưu đãi biểu quyết
C. Cổ phần ưu đãi cổ tức;
D. Cổ phần ưu đãi hoàn lại

59. Về số cổ đông sáng lập công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ có một nhận đúng:

A. 2 cổ đông khi thành lập công ty
B. Mua ít nhất 19% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
C. Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác trong thời dưới 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
D. Ký các loại hợp đồng trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp

60. Các cổ đông sáng lập công ty cổ phần không được mua tỷ lệ nào dưới đây.

A. Mua 19% tổng số cổ phần phổ thông
B. Mua 10% tổng số cổ phần ưu đãi
C. Mua 100% tổng số cổ phần phổ thông
D. Mua tất cả cổ phần các loại.

61. Hình thức chào bán cổ phần nào sau đây phải theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.

A. Chào bán cho các cổ đông hiện hữu
B. Chào bán ra công chúng;
C. Chào bán cổ phần riêng lẻ.

62. Trường hợp chuyển nhượng nào mà người nhận chuyển nhượng không là cổ đông:

A. Thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường
B. Giao dịch trên thị trường chứng khoán
C. Nhận thừa kế, tặng, thu nợ theo pháp luật
D. Chuyển nhượng chỉ bằng giấy viết tay.

63. Công ty cổ phần không được phát hành trái phiếu khi:

A. Công ty đã thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành.
B. Công ty luôn thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đó
C. Công ty phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn
D. Công ty không làm đúng mục A,B nêu trên

64. Công ty cổ phần được mua lại cổ phần đã bán:

A. Không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông
B. Một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức
C. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng
D. Các phương án trên đều đúng.

65. Công ty không được trả ngay cổ tức cho cổ phần phổ thông khi nào:

A. Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
B. Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
C. Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
D. Công ty có báo cáo kinh doanh có lãi.

66. Cổ đông nắm cổ phần nào không được tham gia Đại hội đồng cổ đông

A. Cổ phần phổ thông
B. Cổ phần ưu đãi biểu quyết
C. Cổ phần ưu đãi cổ tức, Cổ phần ưu đãi hoàn lại

67. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi số cổ đông dự họp đại diện ít nhất:

A. 51% tổng số phiếu có quyền biểu quyết
B. 51% tổng số cổ đông phổ thông
C. 51% vốn điều lệ
D. 100 % cổ đông nắm cổ phần ưu đãi biểu quyết

68. Hội đồng quản trị có quyền quyết định hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị:

A. Bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty
B. Bằng hoặc lớn hơn 50 % tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty
C. Bằng hoặc lớn hơn 35% vốn điều lệ của Công ty
D. Không hạn chế tỷ lệ

69. Người nào dưới đây không được làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị:

A. Không làm việc cho công ty, công ty con của công ty trong hiện tại và ít nhất trong 03 năm liền trước đó.
B. Không hưởng lương, thù lao từ công ty.
C. Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
D. Có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

70. Chủ tịch Hội đồng quản trị do ai bầu:

A. Hội đồng quản trị bầu trong số thành viên
B. Đại hội cổ đông
C. Tổ chức là cổ đông lớn nắm trên 50% cổ phần phổ thông
D. Tổng giám đốc

71. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đảm nhận vị trí:

A. Tổng giám đốc
B. Thành viên Hội đồng quản trị
C. Cổ đông phổ thông
D. Tổng giám đốc Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết.

72. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất bao nhiêu % số cổ phần có quyền khởi kiện theo pháp luật về trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

A. 1% cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng
B. 10% cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng
C. 100 % cổ phần có quyền biểu quyết
D. 10% cổ phần các loại

73. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

A. Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
B. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
C. Kiểm soát viên
D. Các phương án trên đều đúng

74. Tiêu chuẩn và điều kiện nào dưới đây không được là Kiểm soát viên:

A. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
B. Là là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
C. Không giữ các chức vụ quản lý công ty; không hoặc có cổ phần, không hoặc là người lao động trong công ty
D. Là kiểm toán viên hoặc kế toán viên.

75. Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị không phải chuẩn bị các báo cáo nào:

A. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty;
B. Báo cáo tài chính;
C. Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty.
D. Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập

76. Công ty hợp danh không có quyền, nghĩa vụ nào dưới đây

A. Có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty
B. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
C. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
D. Phát hành chứng khoán huy động vốn

77. Trong công ty hợp danh ai không có quyền nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty.

A. Thành viên hợp danh
B. Chủ tịch hội đồng thành viên
C. Người đại diện theo pháp luật của công ty
D. Thành viên góp vốn

78. Trong công ty hợp danh ai có quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty

A. Thành viên hợp danh
B. Chủ tịch hội đồng thành viên
C. Người đại diện theo pháp luật của công ty
D. Thành viên góp vốn

79. Ai không được làm Chủ doanh nghiệp tư nhân

A. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh
B. Thành viên góp công ty hợp danh
C. Cổ đông công ty cổ phần
D. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.

80. Chủ doanh nghiệp tư nhân không có quyền, trách nhiệm nào sau đây:

A. Thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
B. Cho thuê doanh nghiệp
C. Bán doanh nghiệp
D. Chỉ trả nợ trong phạm vi vốn đầu tư

81. Một công ty không được coi là công ty mẹ của công ty khác khi:

A. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
B. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
C. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
D. Mua hết số hàng hóa, dịch vụ của công ty đó.

82. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là nhóm doanh nghiệp nào:

A. Nhóm công ty cổ phần có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, hoặc liên kết khác.
B. Nhóm công ty trách nhiệm hữu hạn có mối quan hệ với nhau thông qua phần vốn góp hoặc liên kết khác.
C. Nhóm công ty hợp danh có mối quan hệ với nhau thông qua phần vốn góp, liên doanh hoặc liên kết khác
D. Nhóm doanh nghiệp tư nhân có mối quan hệ với nhau thông qua phần vốn cho vay, liên doanh hoặc liên kết khác

83. Một tổ chức không được là:

A. Cổ đông công ty cổ phần
B. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
C. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
D. Thành viên hợp danh công ty hợp danh

84. Doanh nghiệp nào không được chia, tách ra làm nhiều doanh nghiệp:

A. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
B. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
C. Công ty cổ phần
D. Công ty hợp danh

85. Loại doanh nghiệp nào không thể hợp nhất, sáp nhập

A. Công ty trách nhiệm hữu hạn
B. Công ty cổ phần
C. Công ty hợp danh
D. Doanh nghiệp tư nhân

86. Trường hợp nào vừa tồn tại công ty cũ, công ty mới

A. Chia doanh nghiệp
B. Tách doanh nghiệp
C. Hợp nhất doanh nghiệp
D. Sáp nhập doanh nghiệp

87. Trường hợp nào có thể xẩy ra một doanh nghiệp có thị phần từ 30% đến trên 50% trên thị trường liên quan

A. Chia doanh nghiệp
B. Tách doanh nghiệp
C. Hợp nhất doanh nghiệp
D. Sáp nhập doanh nghiệp

88. Doanh nghiệp nào không chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

A. Công ty cổ phần
B. Doanh nghiệp tư nhân
C. Công ty hợp doanh

89. Doanh nghiệp nào không chuyển đổi thành công ty cổ phần

A. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
B. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
C. Doanh nghiệp tư nhân

90. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được làm:

A. Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần
B. Thành viên góp vốn công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
C. Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
D. Thành viên hợp danh công ty hợp danh

91. Tạm ngừng và tiếp tục kinh doanh không thuộc quyền:

A. Doanh nghiệp chủ động tạm ngừng kinh doanh thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.
B. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu
C. Công ty mẹ ra quyết định.

92. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

A. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
B. Theo quyết định của chủ doanh nghiệp.
C. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
D. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
E. Các phương sán trên đều đúng

93. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

A. Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
B. Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập;
C. Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
D. Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
E. Quyết định của Tòa án.
F. Các phương án trên là đúng

94. Hộ kinh doanh sử dụng từ bao nhiêu lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp:

A. 5 lao động thường xuyên
B. 10 lao động thường xuyên
C. 20 lao động không thường xuyên
D. 100 lao động không thường xuyên

95. Điều kiện của giao dịch dân sự có hiệu lực:

A Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
B. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đứcã hội
C.Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
D. Các phương án trên đều đúng

96. Hợp đồng dân sự có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích hợp đồng:

A. Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập hợp đồng
B.Theo ý nghĩa phù hợp với mục đích của hợp đồng
C.Theo tập quán nơi hợp đồng được xác nhận
D.Các phương án trên đều đúng.

97. Hợp đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp:

A. Hợp đồng đã được hoàn thành
B Theo thỏa thuận của các bên
C. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện
D.Các phương án trên đều đúng

98. Trường hợp bên hủy bỏ hợp đồng dân sự phải bồi thường:

A. Bên huỷ bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận.
B. Hủy bỏ theo thỏa thuận trọng hợp đồng
C. Hủy bỏ vì lý do bất khả kháng
D. Bên hủy bỏ hợp đồng không thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ.

99. Luật áp dụng hợp đồng thương mại

A.Luật thương mại và pháp luật có liên quan.
B. Hoạt động thương mại đặc thù áp dụng luật quy định hoạt động đó.
C. Luật thương mại và luật khác không quy định thì áp dụng quy định của Bộ Luật Dân sự.
D.Các phương án đều đúng

100. Huỷ bỏ hợp đồng thương mại khi:

A. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
B. Có dấu hiệu vi phạm
C. Mức thiệt hại không làm bên bị vi phạm không đạt mục tiêu.
D. Không có thỏa thuận hủy bỏ

101. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại

A. Do các bên thỏa thuận
B. Là 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm
C. Là 8% giá trị toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng
D. Là 10% giá trị toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng

102. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng theo mức

A. Do các bên thỏa thuận
B. 10 lần thù lao dịch vụ giám định.
D. 5 lần thù lao dịch vụ giám định.
C. Theo yêu cầu của khách hàng

[Donwload] Đáp án câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật kinh tế

Download tài liệu về máy

[PDF] Đáp án câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật kinh tế

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Đáp án câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật kinh tế PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến câu hỏi trắc nghiệm môn luật kinh tế, đề thi môn pháp luật kinh tế có đáp án, trắc nghiệm luật kinh tế 2017, đề thi luật kinh tế có lời giải, câu hỏi trắc nghiệm luật kinh tế phần doanh nghiệp, trắc nghiệm luật kinh doanh, trắc nghiệm luật kinh tế phần trọng tài thương mại, trắc nghiệm luật kinh tế theo chương, trắc nghiệm luật doanh nghiệp 2014 có đáp án, trắc nghiệm luật kinh tế 2018, đề thi luật kinh tế có lời giải

 
Nguồn của pháp luật kinh tế gồm?

(Chọn đáp án đúng)
A. Văn bản quy phạm pháp luật
B. Văn bản quy phạm pháp luật và tập quán thương mại
C. Tập quán thương mại
D. Các đáp án trên đều đúng

Loại doanh nghiệp nào không thể hợp nhất, sáp nhập?

(Chọn đáp án đúng)
A. Công ty trách nhiệm hữu hạn
B. Công ty cổ phần
C. Công ty hợp danh
D. Doanh nghiệp tư nhân

5/5 - (7654 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền