Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Tố tụng hành chính

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Luật tố tụng hành chính Luật tố tụng hành chính

Dưới đây là câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật tố tụng hành chính (không kèm theo đáp án) được biên soạn và sắp xếp theo từng chương học. Hy vọng, giúp ích cho các bạn trong quá trình theo học bộ môn này.

 

Các nội dung liên quan:

 

ĐỀ MỤC: (Nhấn vào từng mục để di chuyển nhanh tới phần nội dung)

 


Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Tố tụng hành chính

Chương I – Khái quát về luật tố tụng hành chính Việt Nam

  1. Không phải vụ án hành chính nào khi được giải quyết đều phải tuân thủ theo nguyên tăc “Khi xét xử Thâm phán và Hội thấm nhân dân độc lâp, chì tuân theo pháp luật”.
  2. Việc Thấm phán và Hội thâm nhân dân cùng nhau nghiên cứu hồ sơ vụ án là một trong những biếu hiện của sự vi phạm nguyên tắc “Khi xét xử Thấm phán và Hội thâm nhân dân độc lập, chì tuân theo pháp luật”.
  3. Tòa án nhân dân cấp trên hướng dẫn về chuyên môn aghiệp vụ cho Tòa án câp dưới không phải là biếu hiện của sự vi phạm nguyên tắc “Khi xét xử Thâm phán và Hội thâm nhân dân độc lập, chì tuân theo pháp luật”.
  4. Thành phần tham dự Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng theo quy định của pháp luất có thể dẫn đến trường hợp vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chì tuân theo pháp Iuật.
  5. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính đươc ban hành hoặc thực hiện đúng pháp luật vẫn có thể là đối tượng khởi kiện trong vụ á 1 hành chính.
  6. Khi giải quyết vụ án hành chính mà đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là quyết định hành chính thì khi giải quyết vụ án hành ch nh bắt buộc Hội đông xét xử phải xem xét về thủ tục ban hành quyết định hành chính để có thế đưa ra phán quyết đúng đắn nhất.
  7. Hội đồng xét xử có thể đánh giá về tính lý của quyết định hành chính bị khởi kiện để có thể đưa ra phán quyết đúng đắn nhất về việc giải quyêt vụ án hành chính.
  8. Đối với vụ án hành chính có đương sự là người nước ngoài trong trường hợp họ biết sử dụng tiếng Việt thì không cần phải có người phiên dịch.
  9. Hội thẩm nhân dân tham gia vào việc giải quyết vụ án hành chính ngay khi vụ án hành chính vừa được thụ lý.
  10. Hội thẩm nhân dân tham gia vào tất cả các giai đọan của quá trình giải quyết vụ án hành chính.
  11. Hội thẩm nhân dân có tất cả các quyền như Thẩm phán khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hành chính.
  12. Trong tố tụng hành chính, Kiểm sát viên chỉ có quyền thực hiện chức năng kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng chính.
  13. Kiểm sát viên không được quyền thưc hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính khi vụ án hành chính chưa phát sinh.
  14. Kiếm sát viên được quyền tham dự các phiên tòa, phiên họp trong tố tụng hành chính.
  15. Kiểm sát viên được quyền phát biếu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án khi tham gia vào phiên tòa phiên họp giải quyết vụ án hành chính.
  16. Cơ quan nhà nước có quyền khởi kiện vụ án hành chính khi bị tác động bởi các khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án.
  17. Không chỉ có các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước là người bị kiện trong vụ án hành chính.
  18. Đối với khiếu kiện xâm phạm đến quyền và lợi ích họp của người chưa thành niền, người mất năng lực hành vi dân sự thì ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú có quyền cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính đế bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp cho người đó.
  19. Tòa án có trách nhiệm thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi cá nhân, cơ quan và tổ chức khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  20. Có trường họp trong vụ án hành chính Tòa án không giải quyết yêu câu bôi thường thiệt hại của đương sự khi đương sự có yêu cầu.
  21. Có trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính.
  22. Không phải trong trường hợp nào người khởi kiện cũng có quyền rút, thay đổi, bố sung yêu cầu khởi kiện của mình.
  23. Chỉ có đương sự mới có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
  24. Người làm chứng và người giám định bình đẳng với nhau về quyên và nghĩa vụ trong tô tụng hành chính
  25. Đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thông qua luật sư hoặc người khác.
  26. Có trường hợp căn cứ vào kết quả đối thoại Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
  27. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không chỉ tuân theo pháp luật tố tụng hành chính trong quá trình giải quyết vụ án hành chính mà còn tuân thủ theo các quy định pháp luật khác.
  28. Cá nhân, cơ quan và tố chức có quyền giám sát hoạt động xét xử của Tòa án và hoạt động kiêm sát của Viện kiếm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
  29. Không phải trong trường họp nào việc xét xử của Tòa án đều được quyết định theo nguyên tắc đa số.
  30. Trong một vụ án hành chính có the người khởi kiện và người bị kiện đều là cơ quan nhà nước hoặc người có thấm quyền trong cơ quan nhà nước.

Chương II – Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân

  1. Quyết định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án phải quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
  2. Có trường hợp quyết định hành chính được áp dụng nhiều lần đối với các cá nhân, cơ quan và to chức có thể trở thành loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính.
  3. Quyết định hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án phải do cơ quan nhà nước hoặc người có thâm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành.
  4. Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyêt các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc của người có thấm quyền trong cơ quan nhà nước đó từ cấp huyện trở xuống.
  5. Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với các khiếu kiện do cơ quan nhà nước có cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đã ban hành.
  6. Có trường hợp quyết định hành chính do Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện ban hành nhưng lại thuộc thấm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  7. Trong mọi trường hợp việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án không phụ thuộc vào người đi khởi kiện có nơi làm việc hoặc nơi cư trú ở đâu.
  8. Trong trường hợp đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính do cơ quan nhà nước cấp huyện ban hành thì khi xác định thấm quyền giải quyết của Tòa án không căn cứ vào nơi đặt trụ sở của người khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện là tổ chực.
  9. Vụ án hành chính có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
  10. Việc xác định thẩm quyền theo cấp Tòa án trong một số trường hợp cần phải dựa vào nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người khởi kiện.
  11. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiệrị hành chính của cơ quan nhà nước cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương.
  12. Nơi đặt trụ sở của tổ chức đi khởi kiện cũng là căn cứ để xác định Tòa án có thấm quyền giải quyết vụ án hành chính.
  13. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án hành chính màđương sự có trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội.
  14. Tòa án nhân dân Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chính Minh có thể thụ lý giải quyết vụ án hành chính trong đó người đi khởi kiện có nơi cư trú tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
  15. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thố Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
  16. Đối với khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh luôn luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  17. Có trường hợp việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải căn cứ vào nơi đặt trụ sở của cá nhân, cơ quan và tổ chức khởi kiện.
  18. Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
  19. Không phải trong trường họp nào Tòa án cũng trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu như phát hiện vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
  20. Nếu phát hiện vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác trong giai đoạn xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm thì Tòa án cấp giám đcc thẩm, tái tham sẽ hủy án sơ thấm hoặc phúc thấm và đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
  21. Có trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyệt khiếu nại nhưng người khởi kiện không được quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính.
  22. Việc nhập hoặc tách vụ án hành phải được các đương sự trong vụ hành chính chính đồng ý-
  23. Việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án hành chính phải đảm bảo đảm việc xét xử vụ án được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xừ.
  24. Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã nhận đơn khởi kiện có quyên giải quyết khiêu nại trong trường hợp người đi khởi kiện khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.
  25. Chánh án của Tòa án nhân dân đã ra quyết định chuyển đơn khởi kiện của người khởi kiện là người có thấm quyền giải quyết khiếu nại lần sau cùng trong trường hợp người đi khởi kiện khiếu nại việc chuyển đơn khởi kiện vụ án hành chính.
  26. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án hành chính trong trường hợp đương sự trong vụ án hành chính có trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội.
  27. Nơi đặt trụ sở của cơ quan nhà nước đã ban hành ra quyết định hành chính bị kiện có thế là căn cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính.
  28. Hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án phải liên quan đến việc thực hiệnmục đích nhiệm vụ công vụ được giao.
  29. Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan nhà nướp khi nào là của cá nhân người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước có thể dựa chủ thể đã ký ban hành quyết định hành chính bị khởi kiện.
  30. Việc phân biệt hành vi hành chính thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động là một những căn cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án hành chính.

Chương III – Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

  1. Những người đã từng tham gia vào việc ban hành hoặc thực hiện các khiếu kiện hành chính thì phải bị từ chối hoặc thay đổi khi được phân công vào quá trình giải quyết hoặc kiếm sát việc giải quyết vụ án hành chính.
  2. Thư ký Tòa án có thể là cháu ruột của người khởi kiện trong vụ án hành chính.
  3. Không phải trong vụ án nào giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có mối quan hệ thân thích với nhau thì đều thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định của pháp luật.
  4. Trong trường hợp Kiểm sát viên có mối quan hệ thân thích với thư ký tòa án trong một vụ án hành chính thì Kiểm sát viên đó phải bị từ chối hoặc thay đổi.
  5. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án hành chính có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiếm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thấm vụ án đó thì họ phải bị từ chối hoặc bị thay đối.
  6. Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có mối quan hệ thân thích với nhau nhưng đương sự trong vụ án hành chính không có yêu cầu thay đổi thì phiên tòa vẫn được tiến hành theo thủ tục chung.
  7. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng phải được lập thành văn bản.
  8. Thẩm phán chỉ được quyền tổ chức đối thoại giữa các đương sự khi đương sự có yêu cầu.
  9. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc về thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân hoặc Hội đồng xét xử.
  10. Việc thay đổi Kiểm sát viên luôn thuộc thấm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
  11. Kiểm sát viên được quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hành chính.
  12. Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng hành chính.
  13. Viện trưởng Viện kiểm sát khi đã phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính trong một vụ án hành chính thì không được đồng thời tiến hành kiểm sát việc giải quyết vụ án đó.
  14. Trong trường hợp được sự cho phép của Thẩm phán, thư ký Tòa án cũng được quyền tham gia hỏi tại thủ tục hỏi của phiên tòa.
  15. Không phải việc xét xử án hành chính tại phiên tòa cấp sơ thẩm khi nghị án đều có sự tham gia của Hội thâm nhân dân.
  16. Hội thấm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán nên có tất cả các quyền như Thấm phán.
  17. Chỉ có Thẩm phán mới có quyền triệu tập những người tham gia phiên tòa.
  18. Chỉ có Chánh án Tòa án mới có quyền giải quyết khiếu nại tố cáo trong tố tụng hành chính.
  19. Đối với những vụ án hành chính mà việc thi hành án liên quan đến tài sản thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cũng được xem là người tiến hành tố tụng.
  20. Thư ký Tòa án là cháu ruột của người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng thuộc trường hợp từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
  21. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoãn phiên toà, Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khác thay thế trong trường hợp có người tiến hành tố tụng bị thay đổi.

Chương IV – Người tham gia tố tụng hành chính

  1. Người tham gia tố tụng hành chính có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hành chính đang được giải quyết.
  2. Không phải vụ án hành chính nào cũng có đầy đủ những người tham gia tố tụng hành chính.
  3. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực chu thể tố tụng hành chính như nhau.
  4. Đối với đương sự từ đủ 18 tuổi trở lên thì tự mình tham gia vào các hoạt động tố tụng hành chính.
  5. Đối với người chưa thành niên thì quyền và nghĩa vụ tổ tụng được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp.
  6. Người chưa thành niên thì không thể trở thành người khởi kiện trong vụ án hành chính.
  7. Trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thì thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng thông qua người đại diện hợp pháp.
  8. Có trường hợp người bị kiện trong vụ án hành chính không phải là người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
  9. Người nước ngoài có thê trở thành người bị kiện trong vụ án hành chính.
  10. Phạm vi chủ thể khởi kiện vụ án hành chính đối với các loại khiếu kiện hành chính đều như nhau.
  11. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng được quyền khởi kiện vụ án hành chính vào thời điểm trước khi vụ án hành chính đang được giải quyết phát sinh.
  12. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng có các quyền và nghĩa vụ như các đương sự khác trong vụ án hành chính.
  13. Đương sự cũng được quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án khi tham gia vào hoạt động tố tụng hành chính.
  14. Cá nhân, cơ quan và tổ chức có quyền tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận tham gia vụ án với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
  15. Có vụ án hành chính mà trong đó đương sự trong vụ án đều là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.
  16. Để xác định người bị kiện trong vụ án hành chính khi nào là cơ quan nhà nước khi nào là cá nhân người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thì phải dựa vào thẩm quyền ban hành hoặc thực hiện khiếu kiện hành chính theo quy định của pháp luật.
  17. Có trường hợp người bị kiện trong vụ án hành chính không phải là người đã ký ban hành quyết định hành chính bị kiện.
  18. Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật TTHC là người có chức vụ, chức danh cụ thế và theo quy định của pháp luật thì người có chức vụ, chức danh đó mới có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính.
  19. Trường hợp có nhiều luật cùng quy định thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính về một lĩnh vực quản lý thì việc xác định thẩm quyền của người bị kiện kíi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành.
  20. Không phải trong trường hợp nào người khởi kiện cũng được quyền thay đối, bố sung hoặc rút yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính.
  21. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có thể trở thành người khởi kiện trong vụ án hành chính trong trường hợp người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện.
  22. Việc rút yêu cẩu khởi kiện của người khởi kiện chỉ có thể được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoặc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  23. Người khởi kiện không có quyền được Tòa án thông báo về việc vụ án hành chính được thụ lý như người bị kiện.
  24. Trong trường hợp người bị kiện sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện thì vụ án hành chính sẽ bị đình chí giải quyết.
  25. Trong trường hợp người bị kiện sửa đổi quyết định bị khởi kiện thì Toà án băt buộc phải xem xét tính hợp pháp của quyết định sửa đối để có phán quyết về việc giải quyết vụ án được đúng pháp luật.
  26. Trong trường hợp người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu của mình thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
  27. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng chỉ được áp dụng trong trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế hoặc trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tố chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thế.
  28. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng có thể được Tòa án chấp nhận trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.
  29. Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có người kế thừa quyền, nghĩa vụ thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
  30. Người đại diện trong tố tụng hành chính có tất cả các quyền và nghĩa vụ của đương sự mà mình đại diện.
  31. Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính.
  32. Luật sư là.người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
  33. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia tô tụng trong cùng một vụ án hành chính.
  34. Một người có thể cùng lúc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện và người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong cùng một vụ án.
  35. Người bị kiện cũng có quyền thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền.

Chương V – Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính

  1. Vụ án hành chính sẽ không phát sinh nếu như không có việc khởi kiện vụ án hành chính.
  2. Tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi người khởi kiện đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện vụ án hành chính.
  3. Viện kiếm sát nhân dân không thế làm phát sinh hay chấm dứt vụ án hành chính.
  4. Khi chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật, cá nhân, cơ quan và tổ chức không được quyền khởi kiện vụ án hành chính.
  5. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đổi với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
  6. Đổi với quyết định kỷ luật buộc thôi việc đã qua hai lần giải quyết khiếu nại thì người’’đã bị kỷ luật buộc thôi việc không được quyền khởi kiện vụ án hành chính.
  7. Trong trường hợp đơn khỏi kiện của người đi khởi kiện thiếu nội dung “Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại” thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  8. Nếu đơn khởi kiện ghi không đúng các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 107 Luật TTHC thì Tòa án có quyền trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  9. Các nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính không được ủy quyền cho cá nhân khác ký tên vào đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.
  10. Việc phân công Thấm phán xem xét đơn khởi kiện vụ án hành chính luôn thuộc vê thấm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân.
  11. Việc trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 107 Luật TTHC chỉ được thực hiện trước khi vụ án hành chính được phát sinh.
  12. Tòa án phải chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thấm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác.
  13. Có trường hợp Tòa án phải thông báo cho người khởi kiện biết về việc Tòa án đã ‘thụ lý vụ án.
  14. Một người chỉ trở thành người người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập khi việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ và yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết.
  15. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có quyền làm chấm dứt vụ án hành chính đang được Tòa án thụ lý giải quyết.
  16. Có trường hợp thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính với quyết định kỷ luật buộc thôi việc là không giống nhau.
  17. Việc tính thời hiệu khởi kiện trong vụ án hành chính phụ thuộc vào việc người khởi kiện có thực hiện việc khiếu nại trước khi khởi kiện vụ án hành chính hay không.
  18. Đối với hành vi hành chính thể hiện dưới dạng không hành động thì thời iệu khởi kiện trong vụ án hành chính được tính từ ngày hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. .
  19. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của người đi khởi kiện bị mất năng lực hành vi dân sự thì khoảng thời gian đó không tính vào thời hiệu khởi kiện.
  20. Có trường hợp người đi khởi kiện hoặc đại diện của họ không được quyền lựa chọn phương thức nộp đơn khởi kiện.
  21. Ngày khởi kiện được xác định là ngày nhận đơn khởi kiện đáp ứng được đầy đủ nội dung và hình thức theo đúng quy định của pháp luật
  22. Qua tranh luận hoặc qua nghị án, Hội đồng xét xử thấy cần phải xem xét thêm vê tài liệu, chứng cứ thì mới có thể giải quyết được vụ án thì Hội đồng xét xử có quyền tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
  23. Trong trường hợp người đi khởi kiện không nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  24. Trong trường hợp người đi khởi kiện kiện không đúng đối tượng khởi kiện thì Tòa án sẽ trả lại ngay đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  25. Nếu chưa nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về khiếu kiện danh sách sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì công dân không được quyền khởi kiện vụ án hành chính.

Chương VI – Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

  1. Giai đoạn chuấn bị xét xử sơ thẩm kết thúc khi Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.
  2. Trong trường hợp vụ án phức tạp, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với khiếu kiện hành vi hành chính là 6 tháng kê từ ngày thụ lý vụ án.
  3. Các vụ án hành chính phức tạp hoặc có trở ngại khách quan, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thấm đều có thế được gia hạn một lần.
  4. Đối với vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định hành chính mà người khởi kiện là người nước ngoài, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 6 tháng.
  5. Đối với khiếu kiện quyết định hành chính, không quá 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Tồa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  6. thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải là Thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án.
  7. Đối với vụ án phức tạp hoặc việc giải quyết vụ án có thể kéo dài thì phải có Tham phán dự khuyết.
  8. Đương sự chỉ phải nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án theo yêu cầu của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án.
  9. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên đều có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án.
  10. Chỉ có những người tiến hành tố tụng mới có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án.
  11. Tất cả các Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đều có quyền lập hồ sơ vụ án.
  12. Thông báo về việc thụ lý vụ án không được gửi cho người khởi kiện trong vụ án hành chính.
  13. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ được đưa ra yêu cầu độc lập sau khi nhậ được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án.
  14. Nếu hết thời hạn luật định người bị kiện không nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu của người khởi kiện mà không có lý do chính đáng thì xem như thừa nhận các yêu cầu của người khởi kiện.
  15. Chỉ có các đương sự mới có quyền tiếp cận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
  16. Khi có quyền lợi độc lập với người khởi kiện và người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập.
  17. Sau khi thụ lý vụ án nếu người khởi kiện là tổ chức bị giải thể, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  18. Neu người khởi kiện trong vụ án hành chính chết, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
  19. Khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính chết mà chưa có người kế thừa thì Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  20. Khi người đại diện theo pháp luật cho người bị mất năng lực hành vi dân sự chết mà chưa có người đại diện khác thay thế, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  21. Bất kỳ Thấm phán được phân công giải quyết vụ án nào cũng có thẩm quyền ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  22. Chỉ khi có các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án mới có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  23. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà người bị kiện không thể có mặt vì lý do chính đáng và không thuộc trường hợp có thể xét xử vắng mặt thì có quyền đề nghị Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  24. Trong trường hợp người khởi kiện đã ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, Tòa án không thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà người khởi kiện không thể có mặt dù có lý do chính đáng.
  25. Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án là không xác định.
  26. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thấm, chỉ có quyết định tạm đình chỉ và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án mới có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
  27. Trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính, nếu có các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  28. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu một trong các đương sự chết mà quyên và nghĩa vụ không được thừa kế thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.
  29. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và phải được Tòa án chấp nhận thì vụ án hành chính mới bị đình chỉ giải quyết.
  30. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu người bị kiện chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án vì đối tượng khởi kiện không còn.
  31. Sau khi thụ lý vụ án nếu phát hiện người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính, Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  32. Sau khi thụ lý vụ án, nếu phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tòa án đã thụ lý phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án khác.
  33. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án vẫn có thể trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  34. Sau khi thụ lý vụ án Tòa án không thể trả lại đơn khởi kiện nếu người khởi kiện chưa cung cấp đầy đủ chứng cứ.
  35. Khi Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận, người khởi kiện không thể khởi kiện trở lại vụ án đó.

Chương VII – Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

  1. Giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án hành chính được tính từ khi Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính ban hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xư sơ thẩm vụ án hành chính.
  2. Pháp luật tố tụng hành chính không quy định về thời hạn giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  3. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nếu phát hiện các hoạt động tố tụng trước đó là không hợp pháp thì HĐXX sẽ đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
  4. Việc xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa xét xử sơ thẩm phải luôn bảo đảm nguyên tắc xét xư trực tiếp, liên tục và bằng lời nói.
  5. Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
  6. Qua tranh luận hoặc qua nghị án, Hội đồng xét xử thấy cần phải xem xét thêm về tài liệu, chứng cứ thì mới có thế giải quyết được vụ án thì HĐXX có quyền tạm ngừng phiên tòa.
  7. Có trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thấm nhưng Hội đồng xét xử vẫn không hoãn phiên tòa.
  8. Có trường hợp thư ký Tòa án vắng mặt tại phiên tòa nhưng phiên tòa xét xử sơ thẩm vẫn được tiến hành bình thường.
  9. Đối với những người tham gia,tố tụng khác không nhất thiết phải có mặt tại phiên tòa xét xử sơ thấm vụ án hành chính.
  10. Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính không nhất thiết phải trải qua đầy đủ các bước: chuẩn bị khai mạc phiên tòa, khai mạc phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, thủ tục tranh luận, thủ tục nghị án và tuyên án.
  11. Chỉ những người được HĐXX cho phép mới được quyền hỏi và trả lời tại phiên tòa sơ thẩm.
  12. Hội đồng xét xử chỉ quyền quyền đặt ra những câu hỏi liên quan đến việc xem xét tính hợp pháp của khiếu kiện bị khởi kiện.
  13. CÓ trường hợp thẩm quyền hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc về thẩm quyền của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án.
  14. Bản án, quyết định của Toà án tại phiên toà không nhất thiết phải được HĐXX thông qua tại phòng nghị án.
  15. Việc tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên toà tương tự như việc tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
  16. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm tương tự như việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  17. Có trường họp chủ thế được quyền tham gia hỏi tại phiên tòa sơ thẩm cũng được quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm.
  18. HĐXX khôpg được quyền giới hạn số lượng câu hỏi và thời gian hỏi của các đương sự tại thủ tục hỏi của phiên tòa sơ thẩm.
  19. Thủ tục tranh luận là thủ tục bắt buộc tại mọi phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  20. Tạỉ phiên tòa sơ thấm nếu HĐXX sơ thẩm phát hiện người giám định là người thân thích với đương sự trong vụ án sẽ ra quyết định tạm ngừng phiên tòa để tìm người khác thay thế.
  21. Kiểm sát viên không được quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  22. Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành người khởi kiện.
  23. Người khởi kiện có quyền từ chối trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử tại thủ tục hỏi của phiên tòa sơ thẩm.
  24. Nội dung hỏi người khởi kiện và người bị kiện tại thủ tục hỏi của phiên tòa sơ thâm là như nhau.
  25. Người làm chứng phải trình bày những tình tiết của vụ án mà họ biết tại phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hành chính.
  26. Trong trường hợp lời khai của những người làm chứng mâu thuẫn nhau thì Hội đồng xét xử không sử dụng các lời khai đó.
  27. Nội dung tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm phụ thuộc vào việc hỏi tại phiên tòa sơ thẩm.
  28. Việc công bố các tài liệu của vụ án tại phiên tòa sơ thẩm là nghĩa vụ bắt buộc của Hội đồng xét xử.
  29. Đối với vụ án hành chính không phải xét xử lưu động, thì các hoạt động tố tụng trong phiên tòa xét xử sơ thấm phải được thực hiện tại trụ sở Tòa án.
  30. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà trong trường hợp xét thấy cần thiết phải trưng cầu giám định lại.

Chương VIII – Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

  1. Nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì sẽ không có việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.
  2. Nếu Tòa án cấp sơ thẩm không ban hành ra bản án hành chính sơ thẩm thì sẽ không có việc xét xử phúc thấm.
  3. Không phải vụ án hành chính nào cũng tuân theo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
  4. Trong một số trường hợp thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng được thực hiện quyền kháng cáo thay cho đương sự.
  5. Người đại diẹn theo pháp luật của đương sự được quyền thực hiện quyền kháng cáo mà không cần có sự đồng ý của đương sự.
  6. Tòa án có trách nhiệm tiếp nhận đon kháng cáo chính là tòa án đã tham gia vào việc xét sơ thẩm hoặc Tòa án cấp trên của Tòa án đã xét xử sơ thấm.
  7. Neu như người kháng cáo kháng cáo toàn bộ nội dung bản án thì trong đơn kháng cáo không cần phải nêu lí do kháng cáo.
  8. Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thấm là như nhau.
  9. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyên kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thấm đe yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
  10. Thủ tục giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với đối tượng kháng cáo là bản án và đối với đối tượng kháng cáo là quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án là không giống nhau.
  11. Nêu như Viện kiêm sát thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục phúc thâm thì có thể không cần phải thông báo cho người có quyền và nghĩa vụ liên qun trong vụ án biết.
  12. Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
  13. Thẩm quyền phân công Hội đồng xét xử phúc thẩm thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm.
  14. Hậu quả pháp lý của việc kháng cáo, kháng nghị là như nhau.
  15. Bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
  16. Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử phúc thấm đối với bản án quyết định của Tòa án cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật.
  17. Hội đồng xét xử phúc thấm luôn luôn gồm 3 Thấm phán.
  18. Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm luôn có hiệu lực pháp luật.
  19. Đối tượng mà đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đprn kháng cáo để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm.
  20. Hội đồng xét xử phúc thấm sẽ sửa án sơ thẩm trong trường hợp bản án của Tòa án cấp sơ thầm không đúng theo quy định của pháp luật.
  21. Đơn kháng cáo phải do người kháng cáo ký tên hoặc điềm chỉ.
  22. Không phải phiên tòa xét xử phúc thẩm nào cũng cần phải có mặt của Kiếm sát viên.

Chương IX – Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính

  1. Giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là xét xử lần 3 trong tố tụng hành chính
  2. Bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật thì sẽ kháng nghị tái thẩm.
  3. Thời hạn kháng nghị Giám đốc thấm luôn là hai năm ken từ ngày bản án hành chính có hiệu lực pháp luật.
  4. Hội đồng Giám đốc thẩm chỉ xem xét phần kháng nghị được nêu trong quyết định kháng nghị.

 


Các tìm kiếm liên quan đến nhận định đúng sai luật tố tụng hành chính 2015, bài tập tình huống môn luật tố tụng hành chính có đáp án, bài tập tố tụng hành chính có lời giải, bài tập tình huống luật tố tụng hành chính 2015, bài tập tình huống tố tụng hành chính có đáp án, ôn tập luật tố tụng hành chính, bài tập trắc nghiệm luật tố tụng hành chính, đề thi môn luật tố tụng hành chính, nhận định đúng sai luật hành chính

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

  1. Cho mình xin đáp án môn luật tố tụng hành chính với hay phải mua vậy? có thể gửi gấp cho mình ko

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền