Câu hỏi lý thuyết môn Luật hôn nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình

[Hocluat.vn] Tổng hợp các câu hỏi lý thuyết môn Luật hôn nhân và gia đình (có file đáp án kèm theo). Xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

 

Những nội dung liên quan:

 

Câu hỏi lý thuyết môn Luật hôn nhân và gia đình

Câu hỏi lý thuyết môn Luật hôn nhân và gia đình
Câu hỏi lý thuyết môn Luật hôn nhân và gia đình

Câu hỏi lý thuyết Chương I: Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

  1. Trình bày quan điểm khoa học về sự phát triển các hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử?
  2. Khái niệm và bản chất hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa?
  3. Khái niệm, vị trí, vai trò của Luật Hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật?
  4. Trình bày vấn đề điều chỉnh pháp luật và vấn đề củng cố chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?
  5. Phân tích nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình?
  6. Trình bày nội dung nguyên tắc về trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình mới?

Câu hỏi lý thuyết Chương II: Quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình

  1. Trình bày khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình?
  2. Phân tích các yếu tố của quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình?
  3. Vấn đề thực hiện và bảo vệ quyền chủ thể quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình; liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?

Câu hỏi lý thuyết Chương III: Sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

  1. Phân tích các đặc điểm của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?
  2. Phân tích nội dung chế độ hôn nhân và gia đình ở miền nam nước ta trước năm một chín 75?
  3. Nội dung Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1990 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950?
  4. Nêu một số quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?

Câu hỏi lý thuyết Chương IV: Kết hôn

  1. Kết hôn là gì? Bản chất của kết hôn?
  2. Mời các điều kiện kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình, trong một số trường hợp, các bên kết hôn còn phải tuân thủ theo các điều kiện khác không?
  3. Hãy nêu các dạng hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng?
  4. Hãy phân tích giá trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hôn?
  5. Sau khi nghiên cứu chế định kết hôn, theo bạn, cần hoàn thiện chế định này như thế nào?

Câu hỏi lý thuyết Chương V: Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng

  1. Quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ nhân thân thể hiện như thế nào?
  2. Nghĩa vụ sống chung của vợ chồng được hiểu như thế nào?
  3. Biện pháp xử lý khi vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này?
  4. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được hiểu như thế nào?
  5. Ly thân là gì? Nêu quan điểm cá nhân về ly thân?
  6. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng phát sinh khi nào?

Câu hỏi lý thuyết Chương VI: Chế độ tài sản của vợ chồng

  1. Phân tích sự cần thiết phải quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật?
  2. Phân tích nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận?
  3. Phân tích quyền của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất trong chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định?
  4. Phân tích quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng trong chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định?
  5. Phân tích nội dung chia tài sản chung vợ chồng trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định?
  6. Nêu một số nội dung hạn chế, bất cập của từng loại chế độ tài sản của vợ chồng trong thực tiễn áp dụng?

Câu hỏi lý thuyết Chương VII: Căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con

  1. Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của các căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Cho ví dụ cụ thể?
  2. Việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên theo quy định của pháp luật hiện hành?
  3. Vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản? 
  4. Các nguyên tắc của việc nuôi con nuôi được thể hiện như thế nào trong luật nuôi con nuôi? Phân tích ý nghĩa của các nguyên tắc này? Cho ví dụ?
  5. Phân tích hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, nêu những điểm còn thiếu hoặc cũng mắc, bất cập trong quy định về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này?
  6. Phân tích các điều kiện của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và hệ quả pháp lý của việc mang thai hộ?

Câu hỏi lý thuyết Chương VIII: Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con và giữa các thành viên trong khác của gia đình

  1. Nêu và phân tích nội dung các quyền, nghĩa vụ về nhân thân giữa cha mẹ và con theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?
  2. Nêu và phân tích nội dung các quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ và con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?
  3. Quyền có tài sản riêng của con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?
  4. phân tích nội dung quy định của pháp luật hiện hành về việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên?
  5. Phân tích nội dung quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu, giữa anh, chị, em và giữa cô, cậu, chú, dì, bác ruột với cháu.
  6. Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ đối với hành vi của con gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành?
  7. Bình luận quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ giữa cô, cậu, dì, chú, bác ruột và cháu ruột?

Câu hỏi lý thuyết Chương IX: Quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình

  1. Cấp dưỡng là gì? Nêu đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng và so sánh nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng?
  2. Nêu các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng? Nêu cơ sở lý luận và thực tiễn của từng điều kiện?
  3. Nêu các trường hợp cha, mẹ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con?
  4. Khi nào thì con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ?
  5. Anh, chị, em phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau trong những trường hợp nào? Nếu vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em có khác với nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con hay không?
  6. Khi nào thì ông bà và cháu cùng với vụ cấp dưỡng cho nhau? Nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu có khác nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau hay không?
  7. Cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột của dì vụ cấp dưỡng cho nhau không? Tại sao?
  8. Vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi nào? Nêu các điều kiện của nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ, chồng?
  9. Nêu các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng?

Câu hỏi lý thuyết Chương X: Chất dứt hôn nhân

  1. Nêu và phân tích hệ quả của chấm dứt hôn nhân khi vợ, chồng chết hoặc có quyết định của tòa án tuyên bố vợ, chồng là đã chết?
  2. Trình bày khái niệm ly hôn? Quan điểm về ly hôn?
  3. Nêu và phân tích nội dung căn cứ ly hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?
  4. Đường lối giải quyết các trường hợp ly hôn theo luật định?
  5. Phân tích điều kiện hạn chế ly hôn?
  6. Tóm tắt nội dung chính về hậu quả pháp lý của ly hôn?
  7. Các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có gì mới so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000?

Câu hỏi lý thuyết Chương XI: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

  1. Thế nào là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
  2. Trong việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, nguyên tắc áp dụng luật được xác định như thế nào?
  3. Tòa án nhân dân cấp huyện có giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài không?
  4. Trong trường hợp nào thì người nước ngoài được nhận trẻ em là công dân Việt Nam có nơi cư trú ở Việt Nam làm con nuôi?
  5. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài?

Đáp án câu hỏi lý thuyết môn Luật hôn nhân và gia đình

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đáp án câu hỏi lý thuyết môn Luật hôn nhân và gia đình PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

>>> Xem thêm: Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật hôn nhân gia đình 2014

Môn Luật hôn nhân và gia đình giúp ích gì cho người học?

Môn Luật hôn nhân và gia đình cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình; quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình; chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 1945 đến nay; Các cơ chế pháp lý về kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con; nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình; chấm dứt hôn nhân; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 

Tôi muốn tham khảo thêm những tài liệu khác về Luật hôn nhân và gia đình?

Bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu hữu ích khác tại chuyên mục: Luật hôn nhân và gia đình hoặc nhận bản mềm những tài liệu này bằng cách liên hệ trực tiếp qua Email: tailieu@hocluat.vn.

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền