Cách đọc văn bản luật hiệu quả

Chuyên mụcBạn có biết?, Cafe Dân Luật, Kỹ năng mềm Văn bản quy phạm pháp luật

Sẽ rất là bình thường nếu như bạn là người không học Luật mà có thể cầm cuốn Luật lên đọc và hiểu nội dung bên trong với hàng chục thậm chí là hàng trăm điều là điều không dễ dàng.

 

Các nội dung liên quan:

 

Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc có được phương pháp đọc, hiểu luật một cách dễ dàng nhất.

Đầu tiên, đối với những người không học luật thì khó mà quan tâm hoặc để ý đến số hiệu và phần trích yếu nội dung văn bản. Hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt được 2 nội dung này.

Có thể thấy phần trích yếu “Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh cảnh sát môi trường” có nghĩa đây là Nghị định hướng dẫn cho pháp lệnh cảnh sát bảo vệ môi trường (trích yếu là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản). Dựa vào phần số hiệu như trên, chúng ta có thể biết được số thứ tự của văn bản ở thời điểm ban hành là năm 2015, cơ quan ban hành là Chính phủ thông qua từ viết tắt “CP”

=>  Mức độ 1: Chúng ta sẽ nắm bắt một cách khái quát được rằng: Văn bản này được ban hành khi nào? Nó là văn bản mới hoàn toàn hay sửa đổi, bổ sung các văn bản khác? Nội dung nó quy định về những cái gì? Và khi chúng ta gặp một vấn đề nào đó trong công việc, chúng ta sẽ xác định được là nên mở những văn bản nào ra để xem.

Thứ 2, để nắm được những vấn đề cốt lõi và bao quát trong cả quá trình của văn bản pháp luật thì bạn hãy để ý đến 2 cụm từ “ Phạm vi điều chỉnh” và “Đối tượng áp dụng” bằng hình ảnh minh họa dưới đây:

Ở hai nội dung này, chúng ta sẽ được tiếp cận với 2 vấn đề lớn:

Vấn đề 1: Biết được giới hạn mối quan hệ, sự vật, sự việc mà văn bản đó điều chỉnh. Như ví dụ trên thì Luật Doanh nghiệp” sẽ điều chỉnh về những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp từ việc giải thể, tổ chức quản lý, thành lập,… của mô hình tất cả các công ty và nhóm công ty. Xuyên suốt văn bản sẽ đề cập đến những nội dung này một cách cụ thể. Ở hai nội dung này, chúng ta sẽ được tiếp cận với 2 vấn đề lớn:

Vấn đề 2: Giới hạn những “ai” được/phải thực hiện theo văn bản này. Những người nằm ngoài đối tượng áp dụng được liệt kê tại văn bản có thể vận dụng, tham khảo nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm phải thực hiện theo văn bản.

=> Mức độ 2: xác định văn bản cần áp dụng loại trừ những văn bản không liên quan, tránh được việc áp dụng nhầm.

Thứ 3, vấn đề quan trọng tiếp theo “Hiệu lực thi hành”

Có nghĩa là thời điểm văn bản có giá trị áp dụng và văn bản sẽ được thực thi với những nội dung chứa đựng trong đó sẽ điều chỉnh những quan hệ cụ thể.  Và ngược lại chưa đến thời gian trên thì chưa được áp dụng nhé
=> Mức độ 3: Xác định được giá trị pháp lý của văn bản bạn đang đọc.

Thứ 4, mục lục là phần then chốt để bạn tìm ra vấn đề mà bạn quan tâm, điều này sẽ tiết kiệm được thời gian thay vì phải mở ra từng nội dung để đọc nếu bạn không có nhu cầu tìm hiểu chuyên sâu.

Lưu ý: theo thứ tự văn bản có giá trị hiệu lực pháp lý từ cao đến thấp: Luật, Nghị định, Thông tư, Công văn,… khi bạn đã tìm được nội dung cần, bạn cần xem tại nội dung đó có văn bản khác hướng dẫn cụ thể không? Ví dụ:

Điều 38 quy định về “Tên doanh nghiệp” thì bạn chỉ cần lên “google” và gõ “văn bản hướng dẫn về tên doanh nghiệp” sau đó lọc link để tìm văn bản hướng dẫn cụ thể là “Nghị định 78/2015/NĐ-CP”. Hoặc để tiện lợi hơn thì bạn chỉ cần đăng ký thành viên với trang web “Thư viện pháp luật” thì những nội dung hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế, văn bản có còn giá trị hay không,…sẽ được hỗ trợ.

Trên đây là những nội dung mình đúc kết được, hy vọng sẽ phần nào hỗ trợ mọi người trong quá trình đọc, hiểu. Mọi người khi tra luật thì nhớ đọc kỹ từng câu, chữ tránh nhầm lẫn nhé. Vì câu từ của luật mang tính chuyên ngành nên “sai một ly là đi một dặm” liền.

Nguồn: Dân luật (https://danluat.thuvienphapluat.vn/cach-doc-van-ban-luat-hieu-qua-164300.aspx)

 

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền