Khái niệm và phân loại các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hành chính

Chuyên mụcLuật tố tụng hành chính Luật tố tụng hành chính Việt Nam

Khái niệm và phân loại các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hành chính Việt Nam. Vai trò các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính.

 

Các nội dung liên quan:

 

1. Khái niệm nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hành chính

Nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hành chính Việt Nam là những tư tưởng, nguyên lý làm nền tảng, chỉ đạo và định hướng chi phối việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về tố tụng hành chính

2. Phân loại các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hành chính

a) Căn cứ vào thứ bậc pháp lý:

  • Nguyên tắc hiến định: nguyên tắc được quy định trong luật hiến pháp và được khẳng định lại trong luật tố tụng hành chính; những nguyên tắc làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ; gồm các nguyên tắc: bảo đảm pháp chế XHCN; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; bình đẳng trước pháp luật; xét xử độc lập;
  • Nguyên tắc luật định: Những quy định được quy định riêng tại luật tố tụng hành chính.Thay thế cho nguyên tắc hiến định, được áp dụng cụ thể vào tố tụng hành chính. Gồm: bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện; quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

b) Căn cứ vào tính đặc thù của luật tố tụng hành chính

  • Nguyên tắc chung (áp dụng cho mọi loại hình tố tụng): xét xử công bằng; hai cấp xét xử; trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng…
  • Nguyên tắc riêng đặc thù của Luật tố tụng hành chính: bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện

c) Dựa vào tính chất và lĩnh vực điều chỉnh của các nguyên tắc:

  • Nhóm nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hành chính: nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định tòa án; kiếm sát sự tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính.
  • Nhóm nguyên tắc về tổ chức và hoạt động xét xử của tòa án: nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử hành chính; nguyên tắc phẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; xét xử tập thể; xét xử công khai…
  • Nhóm nguyên tắc đảm bảo quyền của đương sự trong tố tụng hành chính: nguyên tắc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; đảm bảo quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện; đảm bảo quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng hành chính.

=> Hạn chế: khó phân định rõ ràng, cách thứ 3 là có sự xác định hơn cả.

Vai trò các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính

  • Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật tố tụng hành chính với pháp luật Việt Nam
  • Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam. Xây dựng các quy phạm pháp luật tố tụng hành chính tránh được sự mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất; định hướng cho quá trình sửa dổi bổ sung các quyết định hành chính; đảm bảo tính đúng đắn phù hợp của các quyết định  hành chính
  • Trong việc áp dụng pháp luật tố tụng hành chính trong thực tiễn, là tư tưởng chỉ đạo cho toàn bộ hoạt động áp dụng pháp luật tố tụng hành chính
  • Áp dụng khi có một sự việc mới xảy ra mà pháp luật hiện hành chưa có quy định phù hợp.

Các tìm kiếm liên quan đến Khái niệm và phân loại các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hành chính, giáo trình luật tố tụng hành chính, các giai đoạn tố tụng hành chính, luật tố tụng hành chính 2017, các chế định cơ bản của luật tố tụng hành chính, địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng hành chính, luật tố tụng hành chính 2018, đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo luật tố tụng hành chính 2015, mục lục luật tố tụng hành chính 2015

5/5 - (9774 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền