Tổng hợp các bài tập thuế giá trị gia tăng (có lời giải)

Thuế

Tổng hợp các bài tập tính thuế giá trị gia tăng (bao gồm cả bài tập không có đáp án và có đáp án) để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

 

Các nội dung liên quan:

 

Mục lục:

  1. Bài tập thuế giá trị gia tăng (không có đáp án)
  2. Bài tập thuế giá trị gia tăng (có đáp án)

Thuế giá trị gia tăng

Bài tập thuế giá trị gia tăng (không có đáp án)

Câu 1. Doanh nghiệp A bán 5 quạt điện, giá bán chưa có thuế là 500.000 đồng/cái. Thuế suất 10%. Thuế GTGT đầu ra của số quạt đó là bao nhiêu?

Câu 2. Doanh nghiệp B nhập khẩu 1000 chai rượu 39 độ giá chưa có thuế TTĐB là 300.000 đồng/chai, thuế suất thuế TTĐB là 30%. Giá tính thuế GTGT của 01 chai rượu đó là bao nhiêu?

Câu 3. Doanh nghiệp X có doanh thu bán sản phẩm đồ chơi trẻ em chưa bao gồm thuế GTGT trong tháng là 100.000.000 đồng

– Thuế GTGT đầu vào tập hợp được đủ điều kiện thực hiện khấu trừ: 2.000.000 đồng

– Biết thuế suất thuế GTGT của sản phẩm đồ chơi trẻ em là 5%

Thuế GTGT  phải nộp đến hết kỳ tính thuế tháng của công ty là bao nhiêu?

Câu 4. Công ty xây dựng Y có doanh thu trong kỳ tính thuế là 2.000.000.000 đồng.

Trong đó:

+ Doanh thu từ thực hiện hợp đồng xây dựng với doanh nghiệp Z: 1.500.000.000 đồng.

+ Doanh thu từ thực hiện hợp đồng xây dựng khác: 500.000.000 đồng.

– Thuế GTGT đầu vào tập hợp được đủ điều kiện thực hiện khấu trừ: 20.000.000 đồng

– Doanh nghiệp được giảm 50% thuế suất thuế GTGT (biết thuế suất thuế GTGT của hoạt động xây dựng là 10%)

Thuế GTGT  phải nộp đến hết kỳ tính thuế tháng của công ty Y là bao nhiêu?

Câu 5. Công ty cổ phần thương mại và xây dựng M có doanh thu trong kỳ tính thuế là 5.000.000.000 đồng.

Trong đó:

+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thương mại: 2.000.000.000 đồng.

+ Doanh thu từ thực hiện hợp đồng xây dựng khác: 3.000.000.000 đồng.

– Thuế GTGT đầu vào tập hợp được đủ điều kiện thực hiện khấu trừ: 75.000.000 đồng

– Biết thuế suất thuế GTGT của hoạt động kinh doanh thương mại và xây dựng là 10%)

Thuế GTGT  phải nộp đến hết kỳ tính thuế tháng của công ty M là bao nhiêu?

 Câu 6: Công ty Thương mại A có số liệu sau:

– Số thuế GTGT đầu vào: 400.000.000 đồng (trong đó có 01 hoá đơn có số thuế GTGT đầu vào là 30.000.000 đồng được thanh toán bằng tiền mặt).

– Số thuế GTGT đầu ra: 800.000.000 đồng.

Tính số thuế GTGT phải nộp kỳ tính thuế tháng  của công ty A.

Câu 7. Kỳ tính thuế tháng, Công ty T có số liệu:

– Số thuế GTGT đầu vào tập hợp được: 600.000.000 đồng (trong đó mua 01 tài sản cố định có số thuế GTGT đầu vào là 500.000.000 đồng dùng để sản xuất hàng hoá chịu thuế GTGT là 50% thời gian; dùng để sản xuất hàng hoá không chịu thuế GTGT là 50% thời gian.). Số còn lại đủ điều kiện khấu trừ.

– Số thuế GTGT đầu ra tập hợp được: 700.000.000 đồng

Tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ kỳ tính thuế tháng.

Câu 8. Kỳ tính thuế tháng, Công ty X có số liệu sau:

– Hoàn thành bàn giao các công trình, giá trị xây lắp chưa thuế GTGT: 12.000.000.000 đồng

–  Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 500.000.000 đồng.

–  Thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ tính thuế tháng 6/2009:  0 đồng

– Thuế suất thuế GTGT của hoạt động xây dựng, lắp đặt:  10% (Hiện đang trong thời gian được giảm 50% thuế suất thuế GTGT).

Tính số thuế GTGT  phải nộp kỳ tính thuế tháng.

Câu 9. Công ty V đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 8/2009, theo yêu cầu của khách hàng công ty đã xuất 01 hoá đơn GTGT không ghi khoản thuế GTGT đầu ra  mà chỉ ghi tổng giá thanh toán là 660.000.000 đồng. Biết rằng mặt hàng này có thuế suất thuế GTGT là 10%.

Số thuế GTGT đầu ra tính trên hoá đơn này là bao nhiêu?

Câu 10. Kỳ tính thuế tháng 7, Công ty  cổ phần  ô tô P có số liệu sau:

–  Bán  10 xe ô tô 9 chỗ ngồi  theo phương thức trả góp, thời gian thanh toán trong vòng 2 năm (chia thành 10 kỳ, mỗi kỳ thanh toán 220.000.000 đồng/xe) với giá bán chưa có Thuế GTGT là 2.000.000.000 đồng/xe, lãi trả góp 200.000.000 đồng/xe; Thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty đã xuất hoá đơn cho khách hàng.

– Số thuế GTGT đầu ra kỳ tính thuế tháng 7 là bao nhiêu?    

Câu 11. Doanh nghiệp A nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp B và đã thực hiện xuất khẩu.

Giá trị lô hàng xuất khẩu (chưa có thuế GTGT): 820 triệu đồng

Hoa hồng uỷ thác (chưa có thuế GTGT): 5%

Giá tính thuế GTGT?

Câu 12. Cơ sở kinh doanh A kinh doanh xe gắn máy, trong tháng 4 có số liệu sau:

– Bán xe theo phương thức trả góp 3 tháng, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 30,3 triệu đồng/xe (trong đó giá bán xe là 30 triệu đồng/xe, lãi trả góp 3 tháng là 0,3 triệu). Trong tháng 4/2009, thu được 10,1 triệu đồng.

Giá tính thuế GTGT?

Câu 13. Công ty du lịch Hà Nội ký hợp đồng du lịch  với Công ty B tại Thái Lan theo hình thức lữ hành trọn gói  cho 20 khách du lịch là 32.000 USD.

Trong đó: Tiền vé máy bay đi về: 9.000 USD

Chi phí trả cho phía nước ngoài: 1.000 USD

Tỷ giá 1 USD  = 22.000 VNĐ

Giá tính thuế GTGT?3

Câu 14. CSKD A chuyên kinh doanh du lịch mua xe ô tô 7 chỗ, giá chưa có thuế GTGT là 2 tỷ đồng. CSKD được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là bao nhiêu?

Câu 15. Trong kỳ tính thuế, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại hoá đơn đặc thù như các loại vé. Tổng giá thanh toán theo hoá đơn là 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ là bao nhiêu?

Bài tập thuế giá trị gia tăng (có đáp án)

Bài 1: công ty A bán một lô hàng X cho công ty B với giá bán đã có thuế GTGT của cả lô hàng là 22 triệu, thuế suất thuế GTGT là 10%. Vậy giá tính thuế của lô hàng này là bao nhiêu?

Giải:

Giá trị tính thuế giao tăng của lô hàng:

Giá tính thuế giá trị gia tăng cho lô hàng là 20.000.000 (đ)

 

Bài 2: Cửa hàng kinh doanh thương mại điện tử Hồng Phú xuất bán một lô hàng nồi cơm điện với giá bán 800.000 đ/cái với số lượng là 5.000 cái. Để khuyến mãi nhân dịp khai trương cửa hàng quyết định giảm giá bán đi 5%. Vậy giá tính thuế của lô hàng này là bao nhiêu?

Giải:

Giá tính thuế của một nồi cơm điện: 800.000 – (800.000 x 0.05) = 760.000 đ.

Giá tính thuế của lô hàng 5.000 cái: 760.000 x 5.000 = 3.800 tr.đ.

Vậy giá tính thuế của cả lô hàng này là 3.800.000.000 đồng.

 

Bài 3: Doanh nghiệp thương mại Hồng Hà có tài liệu như sau:

Doanh nghiệp sản xuất 4 sp A,B,C,D và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Giá mua chưa thuế SP A: 9000 đ/sp, sp B 15.000 đ/sp, sp C 20.000 đ/sp, sp D 25.000 đ/sp. Với thuế suất thuế GTGT sp A 5%, sp B 10%,sp C 5%, sp D 0 %

Giá bán chưa thuế SP A: 15.000 đ/sp, sp B 20.000 đ/sp, sp C 30.000 đ/sp, sp D 35.000 đ/sp. Thuế suất là 10 % trên mỗi mặt hàng. Hãy tính thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng

SP` Giá mua chưa thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào Tổng giá mua phải thanh toán Giá bán chưa thuế GTGT Thuế GTGT đầu ra Tổng giá bán Thuế phải nộp
Thuế suất Thuế khấu trừ Thuế suất Thuế nộp
X 1 2 3=1*2 4=1+3 5 6 7=5*6 8=5+7 9=7-3
A 9 000 0,05 450 9 450 15 000 0,1 1 500 16 500 1 050
B 15 000 0,1 1500 16 500 20 000 0,1 2 000 22 000 500
C 20 000 0,05 1000 21 000 30 000 0,1 3 000 33 000 2000
D 25 000 0 0 25 000 35 000 0,1 3 500 38 500 3        500

 

Bài 4

Trong tháng 12/2009 tại một Doanh nghiệp SX hàng tiêu dùng có các số liệu sau:
I – Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong tháng

1. Để sử dụng cho việc SX sp A:

a. Mua từ cty X 15.000 kg nguyên liệu với giá chưa thuế GTGT là 70.000đ/kg

b. Mua từ cty Y căn cứ theo hóa đơn GTGT thì tiền thuế GTGT là 370.000đ

c. Tập hợp các hóa đơn bán hàng trong tháng trị giá hàng hóa, dich vụ mua vào là 500.000.000đ

2. Để sử đụnh cho việc SX sp B:

a. Mua từ cty M: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT là 120 triệu

b. Mua từ cty N: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT là 330 triệu

c. Tập hợp các hóa đơm bán hàng trong tháng: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào là 350 triệu

3. Để sử dụng chung cho SX 2 sp A và B thì tập hợp các hóa đơn GTGT, trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT là 510 triệu

Tính thuế GTGT của Doanh nghiệp phải nộp trong tháng.

Giải:

I. Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong tháng:

1. Để sản xuất cho sản phẩm A:

Mua từ công ty X => thuế phải nộp là: 15000 x 70000 x 10% =105000000(đồng)

Mua từ công ty Y => Thuế GTGT phải nộp: 370000000(đòng)

Tập hợp hóa đơn=> thuế GTGT phải nộp là: 500000000x 10%= 50000000(đồng)

Tổng GTGT vào của sản phẩm A là: 105 + 137 +50 =525 (triệu)

2. Để sản xuất sản phẩm B:

a. Mua từ công ty M => thuế phải nộp là: 120 x 10%= 12(triệu)

b. Mua từ công ty N => thuế phải nộp là:

Giá tính thuế:  = 300(triệu)

=>Thuế GTGT phải nộp: 300 x 10% = 30 (triệu)

c. Tập hợp hóa đơn=> thuế GTGT phải nộp là:

120 x 10% = 35 (triệu)

=>Tổng GTGT vào của sản phẩm B là:

12 +30+ 35 = 77 (triệu)

3. Dùng chung cho cả sản phẩm A và B l=> thuế GTGT phải nộp là?

510 x 10%= 51(triệu)

Vậy tổng thuế GTGT vào = 525 + 77 +51= 653 (triệu)

II.Tiêu thụ trong tháng:

1. Sản phẩm A:

a. Thuế GTGT ra phải nộp là:

120000x 130000x 10%= 1560000000(đồng)

b.Trực tiếp xuất khẩu => GTGT ra =0

c. Bán cho Doanh nghiệp chế suất => GTGT =0

=>

2. Sản phẩm B

a. Bán cho các đại lý bán lẻ

Giá tính thuế GTGT =

Thuế GTGT phải nộp là:

60000x 120000x 10%= 720(triệu)

b. Bán cho công ty XNK:

Giá tính thuế GTGT =

=>Thuế GTGT phải nộp là:

136363,64 x 5000×10%= 68181818,18(đồng)

Tổng thuế GTGT ra phải nộp của sản phẩm B là 788181818,2 (Đồng)

Tổng thuế GTGT đầu ra của Doanh nghiệp là:

1560000000+788181818,2=2348181818 (Đồng)

Vạy thuế GTGT của Doanh nghiệp phải nộp là:

GTGTp= GTGTr – GTGTv

= 2348181818 – 653000000= 1695181818 (Đồng)

 

Bài 5:

Trong kỳ tính thuế, công ty Imexco VN có các tài liệu sau:

+ Xuất khẩu 15.000 sp X, giá FOB của 1 đơn vị sản phẩm là 5 USD. Thuế GTGT đầu vào của số sp trên tập hợp từ các hóa đơn mua vào là 24 tr.đ

+ Nhận ủy thác XNK 1 lô thiết bị đồng bộ thuộc loại trong nước chưa sx được dùng làm TSCĐ cho dự án đầu tư cảu Doanh nghiệp bị tính theo giá CIF là 20 triệu USD, toàn bộ lô hàng này được miễn thuế NK. Hoa hồng ủy thác là 5% tính trên giá CIF

+ NK 500 sp Y, trị giá lô hàng trên hợp đồng ngoại thương và các hóa đơn chứng từ là 10.00 USD. Trong tháng cty đã tiêu thụ hết số hàng này với doanh thu chưa thuế là 180 tr.đ

Yêu cầu:

1.  Xác định xem đơn vị trên phải nộp những loại thuế gì cho cơ quan nào, với số lượng bao nhiêu?

Biết: Thuế suất thuế XK sp X là 6%

Thuế suất thuế NK sp Y là 50%

Thuế suất thuế GTGT đối với hoa hồng ủy thác là 10%

Tỷ giá  1USD = 19.000 đ

2. Giả sửa trong quá trình bốc xếp ở khu vực Hải quan cửa khẩu, số hàng Y nói trên bị va đập và hư hỏng. Giá trị thiệt hại là 3000 USD, đã được Vinacontrol giám định và xác nhận, cơ quan thuế chấp nhận, cho giảm thuế và đơn vị vẫn bán được toàn bộ lô hàng với doanh thu như cũ. Hãy tính lại số thuế cty phải nộp?

Bài làm

* Thuế XK phải nộp cho 15.000 spX là:

(15.000 x 5 x 19.000) x 0,06  =  85,5 tr.đ

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cho số sp X là  24 tr.đ

* Thuế GTGT tính cho hoa hồng ủy thác:

(20.000.000 x 0,05 x 19.000) x 0,1  =  1.900 tr.đ

Thuế GTGT đầu vào phải nộp cho lô hàng XNK:

(20.000.000 x 19.000) x 0,1  =  38.000 tr.đ

*  Thuế NK của 500 sp Y là:

(10.000 x 19.000) x 0,5  =  95 tr.đ

Thuế GTGT của 500 sp Y nhập khẩu:

(10.000 x 19.000 + 95.000.000) x 0,1  =  28,5 tr.đ

Thuế GTGT đầu ra của 500 sp Y:

180.000.000 x 0,1  =  18 tr.đ

Vậy  thuế XK phải nộp:  85,5 tr.đ

Thuế NK phải nộp:  95 tr.đ

Thuế GTGT phải nộp:  (1900 + 38.000 + 28,5 + 18) – 24 = 39.922,5 tr.đ

2.

Do số hàng Y bị hư hỏng có giá trị thiệt hại 3000 USD nên:

Thuế NK tính cho lô hàng Y:

[(10.000 – 3000) x 19.000] x 0,5  =  66,5 tr.đ

Thuế GTGT của lô hàng Y nhập khẩu:

[(10.000 – 3000) x 19.000 + 66.500.000] x 0,1  =  19,95 tr.đ

Thuế GTGT đầu ra của lô hàng Y:

180.000.000 x 0,1  =  18 tr.đ

Vậy Thuế NK phải nộp: 66,5 tr.đ

Thuế GTGT phải nộp: (1900 + 38.000 + 19,95 + 18) – 24 = 30.913,95 tr.đ

 

Bài 6:

Một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh XNK có tình hình kinh doanh trong kì tính thuế như sau:

– Mua 200 tấn gạo 5% tấm của công ty thương mại dể xuất khẩu với giá 3 tr/tấn. Đơn vị đã xuất khẩu đuợc 150 tấn với giá xuất bán tại kho là 3,5tr/tấn . chi phí vận chuyển xếp dỡ tới cảng xuất là 400.000 đ/ tấn . Đồng thời số gạo còn lại đơn vị dùng để đổi 100 bộ linh kiện xe máy Dream II dạng CKD1 từ quốc gia M với giá CÌ là 900 USD/bộ .

– NK từ quốc gia N 500 chiếc điều hoà nhiệt độ công suất 90.000 BTU , giá FOB tại cảng N là 400 USD / chiếc , mua bảo hiểm tại công ty bảo hiểm Bảo Minh với số tiền là 1100USD cho toàn bộ lô hàng , tiền cước vận tải hàng từ nước N về Sài Gòn là 1000 USD . Đơn vị đã bán được 200 chiếc với giá 15 triệu đ / chiếc.

– Nhận uỷ thác XNK cho công ty A 2 xe vận tải chuyên dụng theo hình thức đi thuê và 2000 chai rượu Vodka . Giá CIF của rượu là 30 USD / chai và của xe là 125.000 USD / chiếc .Hợp đồng thuê công ty A đã kí với nước ngoài trong 1 năm với giá 5.500 USD . Toàn bộ hoa hồng uỷ thác Doanh nghiệp nhận được là 21 tr .

Yêu cầu:

1.Tính các loại thuế đơn vị phải nộp trong kì biết rằng:

Thuế suất thuế XK gạo là 0 %

Thuế suất thuế NK đối với rượu là 150% , đối với điều hoà nhiệt độ là 60% , linh kiện xe máy là 150 %

Thuế suất thuế GTGT đối với gạo là 5% , đối với các hàng hoá và dịch vụ khác là 10%

Thuế suất thuế TTĐB đối với rượu là 75% , đối với điều hoà nhiệt độ là 15%

Tổng số thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến các hoạt động trên là 3 tr đông .

Linh kiện xe máy là mặt hàng nhà nước quản lí giá , giá tối thiểu cho 1 bộ linh kiện xe máy trên trong bảng giá tối thiểu do bộ tài chính ban hành là 910 USD .

Hàng hoá NK từ các quốc gia mà VN chưa cam kết thực hiện giá trị tính thuế theo GATT.

Giá bán là giá chưa có thuế GTGT , đơn vị chấp hành tốt chế độ kế toán hoá đơn chứng từ .

Tỷ giá 1USD= 19.000 VND

2. Lập tờ khai hàng hoá XK đối với lô hàng gạo nói trên

Bài làm:

-Mua 200 tấn gạo:

Trị giá mua vào: 200 x 3 = 600 triệu

Thuế GTGT đầu vào: 600 x 5% = 30 triệu

-Xuất khẩu 150 tấn gạo:

Thuế XK = 0

Thuế GTGT được khấu trừ: 150 / 200 x 30 = 22,5 triệu

-Dùng số gạo còn lại đổi 100 bộ linh kiên xe máy:

Thuế XK gạo  = 0

Thuế GTGT được khấu trừ: 50/200 x 30 = 7,5 triệu

Trị giá linh kiện NK = 100 x 910 x19000 = 1729 triệu

Thuế NK linh kiện = 1729 x 150% = 2593,5 triệu

Thuế GTGT khâu nk = (1729 + 2593,5) x 10% = 432,25 triệu

NK từ quốc gia N 500 chiếc điều hoà:

Giá CIF  1 chiếc điều hoà:

Trị giá 500 chiếc điều hoà NK:

500 x 404,2 x 19000 =3839,9 triệu

Thuế NK điều hoà:

3839,9 x 60% = 2303,94 triệu

Thuế TTĐB khâu NK:

(3839,9 + 2303,94) x 15% = 921,576 triệu

Thuế GTGT khâu NK:

(3839,9 + 2303,94 + 921,576) x 10% = 706,5416 triệu

-Đơn vị đã bán 200 chiếc:

Thuế GTGT đầu ra tiêu thụ:

200×15 x 10% = 300 triệu

Thuế TTĐB đầu ra:

Bài 7:

Một doanh nghiệp sản xuất hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:

1.Nhập kho số sản phẩm hoàn thành: 6000 sp A và 8000 sp B

2.Xuất kho thành phẩm tiêu thụ trong kỳ: 4000 sp A va 7000 sp B, trong đó:

– Bán cho công ty thương mại 3000 sp A và 6000 sp B với giá bán trên hóa đơn là 20.000đ/ sp A và 45.000đ/sp B.

– Vận chuyển đến đại lý bán hàng của đơn vị là 1000 sp A và 1500 sp B. Đến cuối kỳ cửa hàng đại lý mới chỉ bán được 800 sp A và 1200 sp B với giá 21.000đ/sp A và 42.500đ/sp B.

Yêu cầu:

Tính thuế GTGT, thuế TTĐB mà đơn vị và đại lý trên phải nộp trong kỳ liên quan đến tình hình trên. Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT của sp A và B là 10%. Trong kỳ đơn vị đã mua 5000kg nguyên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB để sản xuất sp A với giá mua 10.000đ/kg. Thuế suất thuế TTĐB đối với nguyên liệu X là 55%, thuế suất thuế TTĐB của sp A là 75%, sp B là 65%. Thuế suất thuế GTGT nguyên liệu là 5%. Định mức tiêu hao 0,8kg nguyên liệu/ 1 sp A.

Đơn vị không có nguyên liệu và sp tồn đầu kỳ.Tổng số thuế GTGT tập hợp trên hóa đơn GTGT của các chi phí khác liên quan đến sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là 6 triệu đồng.

Đại lý bán hàng là đại lý bán hàng đúng giá, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hoa hồng đại lý 5% trên giá bán. Thuế suất thuế GTGT của mặt hàng đại lý kinh doanh là 10%.

Đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán ; sử dụng hóa đơn theo đúng quy định

Lời giải:

1.Thuế TTĐB đầu vào đối với 5000kg nguyên liệu sản xuất sp A:

Thuế GTGT đầu vào đối với 5000kg NL sx sp A:

5000×10.000×0,05 = 2,5 tr

2.Bán hàng cho công ty thương mại

Thuế TTĐB đầu ra phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ

Thuế TTĐB được khấu trừ đối với NL sx 3000 sp A:

=> Thuế TTĐB phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ

25,714 – 8,516 = 17,198 (triệu)

Thuế GTGT đầu ra phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ

3000 x20.000x 0,1 = 6 (triệu)

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với nguyên liệu sản xuất 3000 sp A:

Thuế GTGT phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

= 6 – 1,2 = 4,8 (triệu)

Thuế TTĐB đầu ra phải nộp đối với 6000 sp B tiêu thụ:

Thuế GTGT đầu ra phải nộp đối với 6000sp B tiêu thụ

6000 x45.000 x0,1 = 27 (triệu)

3. Tiêu thụ qua đại lý bán hàng của đơn vị

Thuế TTĐB đầu ra phải nộp đối với 800 sp A tiêu thụ

Thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ đối với nguyên liệu sản xuất 800 sp A:

Thuế TTĐB phải nộp đối với 800 sản phẩm A tiêu thụ

7,2 – 2,271 = 4,929 (triệu)

Thuế GTGT đầu ra phải nộp đối với 800 sp A tiêu thụ

800×20.000×0,1=1,68tr

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với nguyên liệu sản xuất 800 sp A:

Thuế GTGT phải nộp đối với 800 sản phẩm A  tiêu thụ

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

= 1,68 – 0,32 = 1,36 (triệu)

Thuế TTĐB đầu ra phải nộp cho 1200 sp B tiêu thụ

Thuế GTGT đầu ra phải nộp cho 1200 sp B tiêu thụ

1200×42.500×0,1=5,1tr

Đại lý là đại lý bán hàng đúng giá nên không phải chịu thuế đối với hoa hồng nhận được, thuế GTGT hàng hóa bán ra do chủ hàng kê khai và nộp.

Vậy Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế sau:

Thuế TTĐB phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ 17,198 triệu

Thuế TTĐB phải nộp đối với 6000 sp B tiêu thụ 106,363 triệu

Thuế TTĐB phải nộp đối với 800 sp A tiêu thụ 4,929 triệu

Thuế TTĐB phải nộp đối với 1200 sp B tiêu thụ 20,091 triệu

=> Tổng Thuế TTĐB phải nộp

17,198 + 106,363 + 4,929 + 20,091 = 148,581(triệu)

Thuế GTGT phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ 4,8 triệu

Thuế GTGT phải nộp đối với 6000 sp B tiêu thụ 27 triệu

Thuế GTGT phải nộp đối với 800 sp A tiêu thụ 1,36 triệu

Thuế GTGT phải nộp đối với 1200 sp B tiêu thụ 5,1 triệu

Thuế GTGT phải nộp đối với các chi phí khác liên quan 6 triệu

=> Tổng thuế GTGT phải nộp

4,8 + 27 + 1,36 + 5,1 + 6  =  44,26 (triệu)

 

Bài 8:

Một cơ sở sản xuất thuốc lá trong quý I có tình hình sản xuất như sau:

1. Tài liệu xí nghiệp kê khai:

– Trong quý đơn vị tiến hành gia công cho đơn vị A 2.000 cây thuốc lá, đơn giá gia công (cả thuế TTĐB) là 29.000 đ/cây. Đơn vị A nhận đủ hang.

– Cơ sở tiêu thụ 700 kg thuốc lá sợi, giá bán 35.000đ/kg.

– Cơ sở sản xuất và bán ra 5.600 cây thuốc lá, giá bán ghi trên hóa đơn là 50.500đ/cây, cơ sở đã nhận đủ tiền.

– Trong quý cơ sở sản xuất bán cho cửa hang thương nghiệp 200 cây thuốc lá, đã nhận đủ tiền.

2. Tài liệu kiểm tra của cơ quan thuế:

– Số thuốc lá sợi tồn kho đầu quý là 200 kg, số thuốc lá sợi sx trong quý là 2.000kg, cuối quý còn tồn kho 50 kg.

– Số thuốc lá sợi bán ra ngoài và số thuốc lá bao bán cho cửa hang thương nghiệp là chính xác.

Yêu cầu:

1. Giả sử Doanh nghiệp không cung cấp thêm được thông tin gì khác, hãy xác định số thuế Doanh nghiệp phải nộp trong quý biết:

– Đầu và cuối quý không tồn kho thuốc lá bao, định mức tiêu hao nguyên liệu là 0,025kg thuốc lá sợi cho 1 bao thuốc lá.

-Thuế suất thuế TTĐB với thuốc lá là 45%, thuế suất thuế GTGT đối với toàn bộ mặt hang nói trên là 10%, số thuốc lá sản xuất, bán ra và gia công là cùng loại.

– Số thuế GTGT tập hợp được trên hóa đơn của hang hóa vật tư mua vào trang thiết bị là 15.000.000đ.

– Trong kỳ Doanh nghiệp không có hoạt động xuất khẩu sản phẩm.

2. Giả sử trong kỳ Doanh nghiệp trực tiếp XK 200 cây thuốc lá hoặc bán cho đơn vị kinh doanh XK theo hợp đồng kinh tế 200 cây thuốc lá, mọi điều kiện khác không thay đổi. Hãy xác định lại số thuế GTGT, thuế TTĐB mà Doanh nghiệp phải nộp trong mỗi trường hợp trên.

Bài làm

  1. Xác định thuế phải nộp:

* Cơ sở gia công cho đơn vị A 2.000 cây thuốc lá.

Thuế TTĐB tính cho 2.000 cây thuốc lá gia công:

2.000 * [ 29.000: (1 + 45%) ] * 45%

= 18.000.000  (đ)

Thuế  GTGT tính cho 2.000 cây thuốc lá:

(2.000 * 29.000) * 10% = 5.800.000 (đ)

* Cơ sở trên tiêu thụ 700 kg thuốc lá sợi

Thuế TTĐB tính cho 700 kg thuốc lá sợi:

700 * [ 35.000: (1 + 45%) ] * 45%

= 7.603.448,276 (đ)

Thuế GTGT tính cho 700 kg thuốc lá sợi:

(700 * 35.000) * 10% = 2.450.000 (đ)

* Cơ sở sản xuất và bán ra 5.600 cây thuốc lá:

Thuế TTĐB tính cho 5.600 cây thuốc lá bán ra:

5.600 * [ 50.500: (1 + 45%) ] * 45%

87.765.517,24 (đ)

Thuế GTGT tính cho 5.600 cây thuốc lá bán ra:

(5.600 * 50.500) * 10% = 127.260.000 (đ)

* Cơ sở xuất bán cho cửa hang thương nghiệp 200 cây thuốc lá.

Thuế TTĐB tính cho 200 cây thuốc lá:

200 * [ 50.500: (1 + 45%) ] * 45%

= 3.134.482,759 (đ)

Thuế GTGT tính cho 200 cây thuốc lá:

(200 * 50.500) * 10% = 1.010.000 (đ)

Vậy:

Tổng thuế TTĐB mà Doanh nghiệp phải nộp là:

18.000.000 + 7.603.448,276 + 87.765.517,24 + 3.134.482,76 = 116.503.448,3 (đ).

Tổng thuế GTGT mà Doanh nghiệp phải nộp là:

(5.800.000 + 2.450.000 + 28.280.000 + 1.010.000) – 15.000.000 = 22.540.000 (đ)

2. Giả sử trong kỳ có xuất khẩu:

Giả sử Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu được 200 cây thuốc lá: trường hợp này cả thuế TTĐB và thuế GTGT đều bằng 0.

Doanh nghiệp bán cho đơn vị kinh doanh xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế 200 cây thuốc lá: các loại thuế được tính trong trường hợp này như sau:

Thuế TTĐB đối với việc tiêu thụ 200 cây thuốc lá:

200 * [ 50.500: (1+ 45%) ] * 45%

= 3.134.482,75 (đ)

Thuế GTGT đối với việc tiêu thụ 200 cây thuốc lá:

200 * 50.500 * 10% = 1.010.000 (đ)

Vậy, xác định lại tổng thuế phải nộp như sau:

Tổng thuế TTĐB mà Doanh nghiệp phải nộp là:

116.503.448,3 + 3.134.482,75 = 119.637.931,1 (đ)

Tổng thuế GTGT mà Doanh nghiệp phải nộp là:

22.540.000 + 1.010.000 = 23.550.000 (đ)

 

Bài 9:

Công ty thực phẩm X có số liệu trong tháng 3 năm N như sau:

– Ủy thác NK4500kg Socola các loại, giá FOB tại cửa khẩu xuất là 6,75 USD/1kg. Chi phí bảo hiểm và vận chuyển cho cả lô hàng khi về đến Việt Nam là 6 750USSD. Trong tháng công ty đã tiêu thụ được 3 000 kg với giá là 375 000 đ/kg.

– Sản xuất và XK được 1 500 két bia lon với giá xuất bán tại xưởng của nhà máy là 148 500đ/két bia. Tổng chi phí vận chuyển đến cảng xuất là 18 tr.

– NK 1800 lít rượu vang 11,50 về để đóng chai bán. Giá nhập khẩu là 5,25 USD. Công ty đã dùng toàn bộ số rượu trên để đóng được 3 600 cha. Trong tháng công ty đã tiêu thụ được 2 952chai với giá 262 500 đồng/chai.

– Làm đại lý độc quyền bán sữa cho một công ty nước ngoài theo đúng giá quy định. Trong tháng công ty đã bán được số hàng trị giá 300 tr. Hoa hồng đại lý là 7,5% doanh số bán chưa thuế. Chứng từ nộp thuế GTGT khâu NK ghi số thuế GTGT đã nộp là 18 triệu đồng.

– Trong tháng,công ty cũng đã NK 1 dây chuyền sx Socola (không thuộc diện được miễn giảm thuế NK) từ công ty Itochu Nhật Bản theo hình thức tạm nhập tái xuất để gia công sp cho phía NB isgias FOB tại cửa khẩu xuất là 3 triệu USD, chi phí vận chuyển từ NB đến cáng Hải Phòng là 1 800 USD, chi phí bảo hiểm quốc tế cho lô hàng là 6 000 USD.

2) Sử dụng dây chuyền sx Socola đã được công ty NK về từ trước đây, nay hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất nhưng công ty được phía NK nhượng lại theo giá trị còn lại,công ty đã bán thanh lý trong kỳ tính thuế này với giá là 18 tỷ đồng.

Hãy tính lại số thuế mà công ty phải nộp. Biết rằng giá trị sử dụng còn lại của tài sản này tại thời điểm  thanh lý đã được xác định còn 82,5%

3) Nếu dây chuyền sx trên đượcNK theo hình thức tạm nhập tái xuất về phục vụ cho việc sxsp của công ty nay đem bán thanh lý cho một doanh nghiệp trong nước thì nghĩa vụ thuế của công ty có thay đổi không?

Bài giải:

Thuế GTGT đầu ra cho 3000kg socola tiêu thụ trong nước

VAT = 3000 x 375 000 x 0,1 =112 500 000 đồng

Thuế XK tính cho 1500 két bia lon = 0

Thuế NK tính cho 1800 lit  rượu vang

TNK = 1800 x 5,25 x 19000 x 1,5 = 269 325 000 đồng

Thuế TTĐB tính cho 1800 lit  rượu vang NK

TTTĐB = (1800 x 5,25 x 19000 + 269 325 000) x 0,2 = 89 775 000 đồng

Thuế TTĐB tính cho 2925 chai đã tiêu thụ

TTTĐB = 2925 x 262 500/(1 + 0,2) x 0,2 = 127 968 750 đồng

Thuế TTĐB được khấu trừ cho 1800 lít rượu dùng sx ra 2925 chai rượu

TTTĐB = 89 775 000/3 600 x 2925 = 72 942 187,5 đồng

Thuế GTGT tính cho 1800 lít rượu NK

VAT    = (1800 x 5,25 x 19000 + 269 325 000 + 89 775 000) x 0,1

= 53 865 000 đồng

Thuê GTGT tính cho 2925 chai tiêu thụ

VAT = 2925 x 262 500 x 0,1 = 76 781 250 đồng

Thuế GTGT được khấu trừ cho NL SX ra 2 925 chai

VAT = (53 865 000/3 600) x 2 925 = 43 765 312,5 đồng

Thuế GTGT khâu NK đã nộp 18 000 000 đồng

Thuế GTGT nộp cho khâu tiêu thụ hàng:

VAT =3 00 000 000 x 0,1 = 30 000 000 đồng

Thuế NK tính cho một dây chuyền sx

TNK    = (3 000 00 + 1800 + 6 000) x 19 000 x 0,005

= 285 741 000 đồng

Thuế NK tính trên 82,5% giá trị sử dụng

T­NK­    = (3 000 00 + 1800 + 6 000) x 19 000 x 0,825 x 0,005

= 235 736 325 đồng

Thuế NK được hoàn lại

285 741 000 – 235 736 325 = 50 004 675 đồng

Thuế GTGTcho 18 tỷ đồng từ việc bán dây chuyền sx

VAT = 18 000 000 000 x 0,1 = 1 800 000 000 đồng

3) Nếu dây chuyền sx được nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất về phục vụ cho việc sxsp của công ty nay đem bán thanh lý cho 1 Doanh nghiệp trong nước thì nghĩa vụ nộp thuế của công ty không thay đổi

Một cửa hàng kinh doanh thương mại trong tháng tính thuế có tình hình như sau:

1.Giá trị hàng tồn kho đầu tháng:

– Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 7500000đ

– Rượu các loại: 12000000đ

– Đồ chơi trẻ em: 900000đ

– Dụng cụ và đồ dùng học tập: 1500000đ

2.Giá trị hàng nhập khẩu vào trong tháng:

– Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 37500000

– Rượu các loại: 75000000đ

– Đồ chơi trẻ em: 3750000đ

– Dụng cụ và đồ dùng học tập: 7500000đ

3.Giá trị hàng tồn kho cuối tháng:

– Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 5250000đ

– Rượu các loại: 9000000đ

– Đồ chơi trẻ em: 450000

– Dụng cụ và đồ dùng học tập: 2250000đ

(Số liệu trên được hạch toán theo giá mua vào trên hóa đơn mua hàng)

4.Doanh số bán hàng trong tháng:

– Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp:47250000đ

– Rượu các loại: 86250000đ

– Đồ chơi trẻ em: 4500000đ

– Dụng cụ và đồ dùng học tập: 9000000đ

Yêu cầu: tính thuế GTGT cửa hàng phải nộp. Biết rằng cửa hàng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Thuế suất thuế GTGT của các mặt hàng như sau:

– Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp:10%

– Rượu các loại: 5%

– Đồ chơi trẻ em: 10%

–  Dụng cụ và đồ dùng học tập: 5%

• Lập tờ khai thuế GTGT của cửa hàng

• Giả sử cửa hàng không hạch toán riêng doanh số bán hàng của từng loại hàng hóa. Hãy tính lại số thuế GTGT cửa hàng phải nộp.Giả sử cửa hàng kê khai doanh số bán rượu không đúng số thực bán, cán bộ thuế phát hiện điều chỉnh lại doanh số. Cửa hàng sẽ phải nộp thuế trên doanh số nào và trình tự xác định số thuế phải nộp.

Tính thuế GTGT phải nộp:

Thuế GTGT phải nộp = (Giá TT của HH&DV bán ra – Giá TT của HH&DV mua vào tương ứng) * thuế suất.

Giá TT của HH&DV mua vào tương ứng = Giá trị HH& DV tồn đầu kỳ + Giá trị HH&DV mua vào trong kỳ – Giá trị HH&DV tồn cuối kỳ

– Đối với nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm:

Giá thanh toán = 7500000 + 3700000 – 5250000 = 39750000 (đ)

Thuế GTGT tính cho nước ngọt, bánh keo và thực phẩm:

(47250000 – 29750000) x 10% = 75000 (đ)

– Đối với rượu các loại:

Giá tính thuế GTGT = 12000000 + 75000000 – 9000000 = 78000000 (đ)

Thuế GTGT tính cho rượu các loại:

(86250000 – 78000000) x10% = 825000 (đ)

– Đối với đồ chơi trẻ em:

Giá tính thuế GTGT = 900000 + 3750000 – 4500000 = 4200000 (đ)

Thuế GTGT tính cho đồ chơi trẻ em:

(4500000 – 4200000) x 5% = 15000 (đ)

– Đối với dụng cụ và đồ dùng học tập:

Giá tính thuế GTGT = 1500000 + 7500000 – 2250000 = 6750000 (đ)

Thuế GTGT tính cho dụng cụ và đồ dùng học tập:

750000 + 825000 + 1500 + 112500 = 1702500 (đ)

Tổng thuế GTGT cửa hàng phải nộp là:

(9000000 – 6750000) x5% = 112500 (đ)

2.Giả sử cửa hàng không hạch toán riêng doanh số bán:

Thuế GTGT phải nộp cho hàng có thuế suất 10%:

[(47250000 – 39750000) + (8625000 – 78000000)] x10% = 1575000 (đ)

Thuế GTGT phải nộp cho hàng có thuế suất 5%:

[(4500000 – 4200000) + (4000000 – 6750000)] x 5% = 127500 (đ)

Vậy: Thuế GTGT phải nộp cho hàng hóa có thuế suất 10% là: 1575000đ

Thuế GTGT phải nộp cho hàng hóa có thuế suất 5% là:  127500đ

 

Bài 10:

Một tổ hợp tác sxsp A trong tháng có tình hình sau:

Tồn kho đầu tháng

Nguyên liệu Y: 1,8 tấn, giá nhập kho 1 575 000 đ/tấn

Nguyên liệu Z: 2,25 tấn, giá nhập kho 3 000 000 đ/tấn

Mua vào trong tháng:

Nguyên liệu Y: 18 tấn, giá mua chưa có thuế GTGT là 1 500 000 đ/tấn thuế GTGT là 150.000 đ/tấn

Nguyên liệu Z 5 tấn, giá mua 2 970 000 đ/tấn, giá đã có thuế GTGT

Sản xuất trong tháng:

Từ 2 nguyên liệu Y và Z, Doanh nghiệp sản xuất spA. Định mức sx 1 sp A hết 4,5 kg nguyên liệu Y và 3 kg nguyên liệu Z. Số sp A sx là 4 400 sp

Các chi phí mua ngoài khác để sxsp A là 5 250 000 đ

Tiêu thụ trong tháng:

–  Trong tháng Doanh nghiệp đã tiêu thụ hết số sp A với giá thanh toán là 18 750 đ/sp

bán toàn bộ nguyên liệu Z còn lại cho 1 cơ sở khác với giá thanh toán là 3 630 000 đ/tấn

Yêu cầu:

+ Xác định số thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng lien quan đến tình hình trên

Biết rằng:    – Tổ hợp tác nộp thuế GTGT theo pp trực tiếp trên giá trị gia tăng

– thuế suất thuế GTGT của sp A và nguyên liệu Z là 10%

+ Giả sử trong tháng đơn vị không tiêu thụ hết số sp A còn tồn kho là 1 200 sp. Hãy xác định lại số thuế GTGT đơn vị phải nộp .

Bài giải:

1, Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Ta có số lượng  NVL để sx ra 4 400 sp A trong tháng là

=  định mức sx 1 spA    x   số  spA sx

+ Lượng nguyên liệu Y là: 4,5 x 4 400 = 19 800 kg = 19.8 tấn

+ Lượng nguyên liệu Z là:    3 x 4 400 = 13 200 kg = 13,2 tấn

Như vậy số NLZ đế sxsp A là từ 2,25 tấn tồn đầu tháng và 13,2-2,25=10,95 tấn mua vào trong tháng

Giá trị hàng hóa mua vào tương ứng để sx sp A là

= Giá trị của 19,8t ngliệu Y + giá trị của 13,2 t ngliệu Z + phí mua ngoài khác

= [1,8 x 1 575 000+18 x (1 500 000 + 150 000)] + (2,25 x 3 000 000

+ 10,95 x 2 970 000) + 5 250 000

= 77 056 500 đ

Giá trị hàng hóa của spA bán ra là = số lượng bán ra x giá bán

=  4 400 x 18 750

= 82 500 000 đ

Ta có thuế GTGT phải nộp là

T = (giá trị hàng hóa bán ra – giá trị hàng hóa mua vào tương ứng)x thuế suất

=> thuế GTGT phải nộp cho spA là: (82 500 000 – 77 056 500) x 0,1

= 544 350 đ

(*) Đối với nguyên liệu Z còn lại

Lượng nguyên liệu  Z còn lại  tiêu thụ là: 15 + 2,25 – 13,2 = 4,05 tấn

Giá trị hàng hóa mua vào: 4,05 x 2 970 000 = 12 028 500 đ

Giá trị hàng hóa bán ra:     4,04 x 3 630 000 = 14 701 500 đ

=> Thuế GTGT đv NLZ còn lại  tiêu thụ là: (14 701 500 + 12 028 500)x 0,1= 267 300đ

Vậy thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng là: 544 350 + 267 300 = 811 650 đ

2, Giả sử trong tháng Doanh nghiệp không tiêu thụ hết số SPA còn tồn kho là 1 200 sp

Ta có giá thành đơn vị sp A là = giá trị hàng hóa mua vào: số lượng spAsx

= 77 056 500: 4 400

= 17 512,84 đ

Giá trị của số SPA tiêu thụ là = số SPA tiêu thụ x giá thành đơn vị

= (4 400 – 1 200) x 17 512,84

= 56 041 088 đ

Giá trị hàng hóa của spA bán ra là = số lượng bán ra x giá bán

= (4 400 – 1 200)x 18 750

= 60 000 000

=> Thuế GTGT của SPA: [60 000 000- 56 041 088 ]x 0,1 = 395 891,2 đ

(*) Đối với nguyên liệu Z còn lại tiêu thụ

Giá trị hàng hóa mua vào: 4,05 x 2 970 000 = 12 028 500 đ

Giá trị hàng hóa bán ra:     4,04 x 3 630 000 = 14 701 500 đ

=> Thuế GTGT đv NL Z còn lại là = (14 701 500 + 12 028 500)x 0,1= 267 300 đ

Vậy thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng là: 395 891,2 + 267 300 = 663 191,2 đ

 

Bài 1: Trong tháng 12 năm 2007, tại một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có các số liệu như sau:

1/ Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong tháng:

  1. Để sử dụng cho SP – A:
  • Mua từ công ty X: 15.000kg nguyên liệu với giá chưa thuế GTGT là 75.000đồng/kg
  • Mua từ công ty Y theo hóa đơn GTGT, tiền thuế GTGT là 380 triệu đồng.
  • Tập hợp các hóa đơn bán lẻ mua hàng hóa, dịch vụ trong tháng là 520 triệu đồng.
  1. Để sử dụng cho SP – B:
  • Mua từ công ty M: trị giá hàng hóa dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT là 120 triệu đồng
  • Mua từ công ty N: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào bap gồm thuế GTGT là 330 triệu động.
  • Tập hợp các hóa đơn bán lẻ mua hàng hóa, dịch vụ trong tháng, trị giá hàng hóa dịch vụ mua vào là 350 triệu đồng.
  1. Để sử dụng chung cho sản xuất 2 SP – A & B:
  • Tập hợp các hóa đơn GTGT, trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa có thuế GTGT là 510 triệu đồng.

2/ Tiêu thụ sản phẩm trong tháng:

Sản phẩm A: Giá bán chưa thuế GTGT

  • Bán cho công ty thương mại An Khánh 120.000 sp với gián bán 130.000 đồng/sp
  • Trực tiếp xuất khẩu 24.000sp, với giá FOB là 135 ngàn đ/sp
  • Bán cho doanh nghiệp chế xuất 5.000sp với giá là 120.000 đ/sp.

Sản phẩm B: là hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT

  • Bán qua các đại lý bản lẻ 60.000 sp, giá bán 132.000đ/sp
  • Bán cho công ty xuất nhập khẩu Z 5.000sp, giá bán là 110.000đ/sp
  • Trực tiếp xuất khẩu 20.000sp với giá FOB là 130.000đ/sp

Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT của hàng, hóa, dịch vụ mua vào và bán ra là  10%

Yêu cầu tính thuế GTGT phải nộp trong tháng của doanh nghiệp

 

BÀI 2: Trong tháng 9/2007 công ty K có các nghiệp vụ kinh tế như sau:

  1. Xuất khẩu một lô hàng A theo điều kiện FOB có trị giá 500 triệu đồng.
  2. Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm B cho một công ty TNHH trong nước, giá bán theo qui định chưa có thuế GTGT là 50.000 đồng/sp, hoa hồng được hưởng là 5% trên giá bán chưa thuế GTGT, trong kỳ công ty K tiêu thụ được 10.000sp.
  3. Nhận xuất khẩu ủy thác một lô hàng C theo điều kiện giá FOB có trị giá là 600 triệu đồng, hoa hồng ủy thác được hưởng là 3% trên giá FOB.
  4. Bán cho doanh nghiệp L lô hàng D với giá chưa thuế GTGT là 200 triệu đông, thuế GTGT là 10%, nhưng khi viết hóa đơn, kế toán đã ghi gộp giá bán là 220 triệu đồng (không ghi tách riêng giá chưa thuế và thuế GTGT).
  5. Dùng 100sp E để trao đổi với một cơ sở kinh doanh M lấy sản phẩm F, giá bán chưa thuế GTGT của sản phẩm E cùng thời điểm phát sinh họat động trao đổi là 120.000đ/sp.
  6. Thuê một công ty ở nước ngoài sửa chữa một hệ thống sản xuất với giá thanh toán theo hợp đồng qui ra đồng VN là 300 triệu đồng.
  7. Bán trả góp cho công ty N một lô hàng, giá bản trả góp chưa có thuế GTGT là 300 triệu đồng, trả trong vòng 3 năm, giá bán trả ngay là 250 triệu đồng.

Xác định số thuế GTGT mà công ty K phải nộp trong tháng (bao gồm luôn số thuế nộp hộ nếu có).

Biết rằng:

Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ là 10%.

Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ là 50 triệu đồng.

 

BÀI 3: Tại một công ty xây dựng X trong kỳ tính thuế có các số liệu như sau:

  1. Hợp đồng với chủ đầu tư A: tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT bao gồm cả giá trị vật tư xây dựng là 900 triệu đồng.
  2. Hợp đồng với chủ đầu tư B: vật tư xây dựng do chủ đầu tư cung cấp, tổng giá trị công trình chưa thuế GTGT không bao gồm giá trị vật tư xây dựng là 300 triệu đồng.
  3. Công ty Y được Nhà nước giao 2.000 m2 đất để xây dựng nhà bán. Tiền sử dụng đất phải nộp cho NSNN theo giá qui định là 500.000đ/m2. Công ty đã xây dựng 20 căn nhà để bán, giá bán nhà và quyền sử dụng đất chưa bao gồm thuế GTGT là 500 triệu đồng/căn (trong đó: giá nhà là 300 triệu đồng, giá đất là 200 triệu đồng)
  4. Công ty Y được Nhà nước cho thuê 100.000m2 đất trọng vòng 50 năm để xây dựng cơ sở hạ tầng cho thuê, giá thuê đất phải trả cho Nhà nước là 50.000đ/m2/năm. Sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng công ty cho công ty Z thuê với giá 200.00đ/m2/năm trong vòng 20 năm để xây dựng nhà máy sản xuất.

Yêu cầu: tình thuế GTGT phải nộp trong kỳ của công ty Y

Biết rằng:

  • Hợp đồng với chủ sở hữu đầu tư A: thanh toán theo giá trị khối lượng xây dựng bàn giao, trong kỳ xác định khối lượng công trình hoàn thành bàn giao là 50% so với tổng công trình, chủ đầu tư chấp nhận thanh toán.
  • Hợp đồng với chủ đầu tư B: Công trình đã hoàn thành bàn giao và chủ đầu tư đã thanh toán.
  • Đối với 2.000m2 được nhà nước giá: công ty đã bán được 15 căn nhà
  • Đối với diện tích đất cho công ty Z thuê: công ty Z trả tiền thuê đất 5 năm một lần, trong kỳ công ty Z đã trả tiền thuê lần 1 cho công ty Y.
  • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ là 2.500 triệu đồng.
  • Thuế suất thuế GTGT trong các trường hợp trên là 10%.

BÀI 4:

Công ty Du lịch Tuấn Hùng trong tháng 8/2006 có cá nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

  1. Thực hiện hợp đồng với công ty G đưa 50 nhân viên của công ty G đi tham quan từ TP.HCM đi Hà Nội và về lại TP.HCM trong vòng 5 ngày với giá bao trọn gói là 6.050.000 đ/người
  2. Thực hiện hợp đồng với công ty du lịch Singapore theo hình thức trọn gói đưa một đoàn khách Sing đến tham quan tại Việt Nam và về lại Sing trong vòng 7 ngày, với tổng giá thanh toán qui ra VNĐ là 530 triệu đồng . công ty du lịch Tuấn Hiùng phải chịu toàn bộ vé máy bay, ăn ở, tham quan và theo chương trình thỏa thuận , riêng vé máy bay từ Sing sang VN và ngược lại hết 200 triệu đồng.
  3. Thực hiện hợp đồng với công ty H đưa 30 nhân viên của công ty đi tham quan từ Việt Nam sang Hồng Kông và về lại VN trong vòng 6 ngày với giá trọn gói là 15 triệu đồng/khách, công ty Du lịch Tuấn hùng đã ký hợp đồng với công ty du lịch Hồng Kong với giá 12.800.000 đ/người. công ty du lịch Hồng Kông phải lo toàn bộ vé may bay, ăn ở, tham quan theo chương trình thỏa thuận tại Hồng Kông.

Yêu cầu: xác định thuế GTGT phải nộp trong kỳ của công ty du lịch Tuấn Hùng.

Biết rằng:

Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,

Thuế GTGT của các dịch vụ là 10%

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng là 20 triệu đồng.

 

Bài 5: Tại một công ty thương mại, trong kỳ tính thuế có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Mua hàng

  1. Đối với sản phẩm A: mua về 10.000sp với giá chưa bao gồm tiền thuế GTGT là 32.000đ/sp
  2. đối với sản phẩm B mua 3.000 sp với giá chưa thuế GTGT là 55.000đ/sp, 2.000sp với giá chưa thuế GTGT là 52.000đ/sp
  3. đối với sp C: mua của một doanh nghiệp chế xuất 6.000sp với giá 70.000đ/sp (tiền thuế nhập khẩu là 7.000đ/sp). Mua của một cty TNHH khác 2.000sp với giá chưa thuế GTGT là 80.000đ/sp

Tiêu thụ:

  1. Đối với sp A: bán lẻ 5.000sp với giá có thuế GTGT là 44.000đ/sp, 3.000sp với giá chưa thuế GTGT là 35.000đ/sp.
  2. Đối với sp B: xuất khẩu ra nước ngoài theo giá FOB, 4.000sp với giá 70.000đ/sp, bán trong nước 1.000sp với giá chưa thuế GTGT là 60.000đ/sp.
  3. Đối với sp C: Bán cho các siêu thị trong nước 5.000sp với giá như sau: 2.000sp giá chưa thuế GTGT là 90.000đ/sp và 3.000sp với giá chưa thuế GTGT là 92.000đ./sp.

Yêu cầu: Xác định thuế GTGT phải nộp trong kỳ của công ty thương mại này.

Biết rằng:

  • Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Thuế suất thuế GTGT của các mặt hàng đều là 10%.
  • Các sản phẩm A, B và C đều không thuộc diện chịu thuế TTĐB.

Các tìm kiếm liên quan đến bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải, cách trình bày bài tập thuế giá trị gia tăng, bài tập môn thuế có lời giải, bài tập thuế giá trị gia tăng 2017, bài tập định khoản thuế giá trị gia tăng, công thức tính thuế giá trị gia tăng, bài tập thuế gtgt 2017, bài tập thuế tiêu thụ đặc biệt có lời giải, bài tập thuế xuất nhập khẩu

5/5 - (8100 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi