Yêu cầu phản tố là gì? Cho ví dụ và giải thích?

Yêu cầu phản tố

Yêu cầu phản tố là gì?

Yêu cầu phản tố là yêu cầu của bị đơn đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình (tức là kiện ngược trở lại với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn), nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có yêu cầu chặt chẽ với nhau. 

 

Những nội dung liên quan:

 

Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có việc nguyên đơn kiện bị đơn và Toà án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn, sau đó bị đơn cũng cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và có đơn yêu cầu toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.

Ví dụ về yêu phản tố

Bị đơn không đồng ý yêu cầu của nguyên đơn là vấn đề bình thường, phổ biến. Tuy nhiên, bị đơn không đồng ý với nhiều lý do khác nhau và từ các lý do khác nhau này mới thường dẫn đến nhầm lẫn với phản tố. Lý do không đồng ý yêu cầu của nguyên đơn phải trở thành yêu cầu của bị đơn và yêu cầu đó không nằm trong phạm vị phán xét yêu cầu của nguyên đơn thì mới là có vụ án mới, mới là phản tố.

Ví dụ 1: A khởi kiện đòi B trả nợ tiền vay là 250.000.000 đồng. Có thể xảy ra một số tình huống sau:

– B khai rằng không vay hoặc đã trả rồi thì đó là ý kiến không đồng ý trả tiền vay chứ không phải là là một yêu cầu mới. Dù có hay không có lời khai của B như trên thì Tòa án vẫn phải phán quyết có vay hay không và còn nợ hay không. Do đó trường hợp này là trường hợp không có phản tố.

– B khai rằng B không trả vì A còn nợ B tiền mua hàng 400.000.000 đồng. Nợ tiền mua hàng là quan hệ khác với nợ vay. Nhưng nếu B chỉ khai làm lý do không trả nợ thì cũng không phải là phản tố, Tòa án vẫn buộc B trả nợ A 250.000.000 đồng tiền vay và không giải quyết về việc nợ mua hàng.

– B khai rằng A còn nợ tiền mua hàng của B là 400.000.000 triệu đồng, yêu cầu buộc A trả tiền nợ mua hàng để bù trừ với nợ vay. Đây mới là trường hợp có yêu cầu phản tố, Tòa án mới giải quyết yêu cầu đòi tiền mua hàng theo thủ tục phản tố.

Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết.

Ví dụ 2: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2015 là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là ba triệu đồng. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A.

Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu bị đơn có yêu cầu cùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Ví dụ 3: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô tô và buộc bị đơn B trả lại cho mình xe ô tô đó. Bị đơn B có yêu cầu Toà án không công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu của A mà là của mình hoặc công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của A và B. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B không được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A.

Với trường hợp yêu cầu phản tố dẫn đến việc loại trừ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn

Ví dụ 4: A có chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đã bán cho C, nhưng nói với con (B là con của A) là cho C thuê mỗi tháng 5.000.000 đồng. Sau đó A chết, B khởi kiện yêu cầu C phải thanh toán tiền thuê xe trong 1 năm qua là 60.000.000 đồng. C có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu xe ô tô và có tranh chấp. Nếu Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của C thì dẫn đến việc không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi C thanh toán tiền thuê xe ô tô.

=> Trường hợp này, yêu cầu phản tố của C đã loại trừ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn B.

Yêu cầu phản tố được đưa ra nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn.

Ví dụ 5: Chị A khởi kiện yêu cầu anh B phải trợ cấp nuôi con là C mỗi tháng 300.000 đồng. Anh B có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án xác định C không phải là con ruột của mình”. Trường hợp này, yêu cầu của anh B không bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của chị A, cũng không làm triệt tiêu yêu cầu của chị A – Yêu cầu của chị A vẫn chính đáng nếu như  là con của anh B, tuy nhiên, việc giải quyết yêu cầu này sẽ dẫn tới kết luận cuối cùng về việc giải quyết yêu cầu của chị a.

Trường hợp này, yêu cầu của anh B không bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của chị M, cũng không làm triệt tiêu yêu cầu của chị A – Yêu cầu của chị A vẫn chính đáng nếu như  là con của anh B, tuy nhiên, việc giải quyết yêu cầu này sẽ dẫn tới kết luận cuối cùng về việc giải quyết yêu cầu của chị A.


Các tìm kiếm liên quan đến Yêu cầu phản tố là gì, yêu cầu phản tố 2015, kỹ năng đưa ra yêu cầu phản tố, đình chỉ yêu cầu phản tố, mẫu đơn phản tố mới nhất, quyền phản tố và việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự 2015, án phí phản tố, quyền yêu cầu phản tố phải đưa ra, mẫu đơn phản tố ly hôn

5/5 - (27811 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.