Sự kiện pháp lý là gì? Các loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ?

Sự kiện pháp lý

1. Sự kiện pháp lý là gì?

Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh những hậu quả pháp lý.

..

Những nội dung liên quan:

..

Mục lục:

  1. Khái niệm sự kiện pháp lý
  2. Các loại sự kiện pháp lý?
  3. Ví dụ về sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật
  4. Một số câu hỏi về sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý

2. Các loại sự kiện pháp lý? cho ví dụ

– Thứ nhất, căn cứ vào tiêu chuẩn ý chísự kiện pháp lý được phân thành sự biếnhành vi.

+ Sự biến là những hiện tượng tự nhiên (không phụ thuộc vào ý chí của con người) mà trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự xuất hiện của chúng với sự hình thành ở các chủ thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Như vậy những sự kiện này được pháp luật quy định trong những quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ: bão, lụt, thiên tai, hoả hoạn,..

Hợp đồng

+ Hành vi pháp lý (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật. Ví dụ: hành vi ký kết hợp đồng, hành vi trộm cắp, sự bỏ mặc không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,…
Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.

– Thứ hai, căn cứ vào số lượng những hoàn cảnh, điều kiện làm nảy sinh hậu quả pháp lý, có thể phân chia sự kiện pháp lý thành sự kiện pháp lý đơn giản và sự kiện pháp lý phức tạp.

+ Sự kiện pháp lý đơn giản chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự xuất hiện với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ: khi một người chết làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

+ Sự kiện pháp lý phức tạp bao gồm một loạt các sự kiện mà chỉ với sự xuất hiện của chúng các quan hệ pháp luật mới phát sinh, thay đổi hay chấm dứt. Ví dụ: khi một người chết thì có thể phát sinh quan hệ thừa kế nếu người đó có tài sản (thừa kế phát sinh khi người có tài sản chết); khi cơn bão xảy trên biển có hai ngư dân đánh cá ở khu vực đó không thấy trở về sau một năm thì những người có liên quan có quyền yêu cầu tuyên bố người đó đã chết.

Thứ ba, căn cứ vào hậu quả của sự kiện pháp lý, ta có sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.

3. Ví dụ về sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật

Kết hôn

Kết hôn là sự kiện pháp lý

Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân.

Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Ly hôn là sự kiện pháp lý

Anh Nguyễn Văn C và chị Trần Thị D làm đơn ly hôn gửi tới tòa án nhân dân huyện, sau khi hòa giải không thành, tòa án tiến hành xét xử, giải quyết cho anh Nguyễn Văn C và chị Trần Thị D được ly hôn theo quy định của pháp luật, đồng thời tuyên hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của anh D và chị C, quyết định tuyên hủy giấy chứng nhận kết hôn của tòa án là sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật giữa anh D và chị C.

Chuyển quyền sử dụng đất là sự kiện pháp lý

Ông Trần Văn A làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 5000m2 đất trồng lúa cho ông Nguyễn Văn B, căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng đã được chính quyền địa phương xác nhận, ông Nguyễn Văn B làm thủ tục chuyển nhượng và đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ vào hồ sơ Phòng Tài nguyên & Môi trường đề nghị UBND huyện (quận, thị xã, TP thuộc tỉnh) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 5000m2 đất trồng lúa cho ông Nguyễn Văn B, sự dịch chuyển quyền sử dụng đất từ ông Trần Văn A sang ông Nguyễn Văn B là sự kiện pháp lý làm thay đổi quan pháp luật của cả 2 ông Trần Văn A và B.

4. Một số câu hỏi về sự kiện pháp lý

  1. Sự kiện pháp lý là sự cụ thể hóa phần giả định

  2. Nếu thiếu sự kiện pháp lý thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật

  3. Sự kiện pháp lý là căn cứ duy nhất làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật đúng hay sai

  4. Mọi sự kiện trên thực tế đều là sự kiện pháp lí

  5. Quan hệ pháp luật phát sinh từ sự kiện pháp lý


Các tìm kiếm liên quan đến ví dụ về sự kiện pháp lý và giải thích, ví dụ về sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật, ví dụ về sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật, ví dụ về sự kiện pháp lý hành chính, xác định sự kiện pháp lý, ví dụ sự kiện pháp lý đơn giản, sự kiện pháp lý có mấy loại, ví dụ về hành vi pháp lý đơn phương, sự kiện pháp lý hành chính là gì, sự kiện pháp luật là gì

Ý nghĩa của sự kiện pháp lý?

Sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật vì nó làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật, từ đó giúp cơ quan nhà nước có căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh nhằm quản lý, giải quyết các vấn đề giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sự kiện pháp lý còn là cơ sở để xây dựng pháp luật vì bản chất sự việc pháp lý là những sự kiện thông thường diễn ra trên thực tế mà pháp luật lại được sinh ra thực tiễn đời sống xã hội, gắn liền với xã hội. Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần nắm chắc sự kiện pháp lý để xây dựng những quy định pháp luật phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá thể trong xã hội.

Ví dụ về sự kiện pháp lý?

Ví dụ 1: Khi một người chết thì có thể phát sinh quan hệ thừa kế nếu người đó có tài sản (thừa kế phát sinh khi người có tài sản chết);
Ví dụ 2: Khi cơn bão xảy trên biển có hai ngư dân đánh cá ở khu vực đó không thấy trở về sau một năm thì những người có liên quan có quyền yêu cầu tuyên bố người đó đã chết.

5/5 - (19568 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. fugit aspernatur velit vitae debitis consequatur adipisci. sed incidunt qui at eum veniam excepturi totam nemo. est tempora natus occaecati et iure temporibus est in dicta aut hic quis eligendi conseq

  2. Con chó của ông M bị dại và cắn người hàng xóm của ông M khiến người này bị mắc bệnh dại. cho em hỏi đấy có phải là hành vi pháp lý không ạ?

  3. cho em hỏi là việc A điều khiển xe mô tô tham gia giao thông trên đường quốc lộ có phải là sự kiện pháp lí không? Vì sao?

    • Dạ cho em hỏi việc nộp hồ sơ dự thi công chức có phải sự kiện pháp lý không ạ ?

  4. Theo tôi nghĩ là không vì sự kiện pháp lý phát sinh làm phát sinh quan hệ pháp luật nào đó đây là quan hệ giữa người với người ( giữa người với pháp luật ). Sét đánh chết người là sự kiện bất khả kháng (Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép).

  5. Xin hỏi hiện tượng sét đánh chết người có được xem là một sự kiện pháp lí không và Vì sao ạ??

    • Theo mình đó là một sự kiện pháp lí và theo cách phân loại thì nó nằm trong sự biến pháp lí , bởi vì nó nằm ngoài ý chí của con người , con người không lường trước và kiểm soát được , nó cũng đã làm chấm dứt mối quan hệ giữa người bị sét đánh với vợ con , cha mẹ , nhà nước …

      VD: như hiện tượng lở đất làm mất chiếc xe máy , nó đã làm chấm dứt quan hệ giữa chủ sở hữu xe máy và chiếc xe máy đó .