Đề thi môn Luật hình sự phần chung & các tội phạm

Chuyên mụcĐề thi Luật, Luật hình sự Đề thi môn Luật hình sự 1 (phần chung) & Luật hình sự 2 (phần các tội phạm)
Đề thi Luật hình sự (Ảnh: Hocluat.vn)

[Hocluat.vn] Tổng hợp đề thi môn luật hình sự 1 (phần chung) & đề thi môn luật hình sự 2 (phần các tội phạm) có gợi ý đáp án để các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần 2022-2023 sắp tới.

Tổng hợp đề thi môn Luật hình sự 1 (phần chung)

Dưới đây là 06 đề thi luật hình sự phần chung để các bạn tham khảo:

Đề thi môn Luật hình sự 1 (phần chung) – Đề số 1

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng: Bộ luật hình sự

I – Nhận định (3 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1/ Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. (1,5 điểm)

Gợi ý đáp án: Nhận định Đúng. Vì chúng ta phải xét đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tại thời điểm thực hiện hành vi đó của người thực hiện hành vi nguy hiểm để xác định lỗi. Nếu một người chưa đủ tuổi chịu TNHS về một tội thì họ chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình nên không có lỗi.

2/ Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. (1,5 điểm)

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì chỉ khi chứng minh được người phạm tội cố ý thực hiện 05 lần trở lên về cùng một tội phạm và người phạm tội lấy kết quả của việc phạm tội là nguồn sống chính thì mới có thể kết luận là phạm tội có tính chuyên nghiệp.

Xem thêm:

II – Bài tập (7 điểm)

Bài tập 1: (3,5 điểm)

Do mâu thuẫn với bà X (mẹ của A) trong việc chia tài sản, A dùng điện để giết bà X. Khi A phát hiện đoạn dây điện gần tủ thờ bị hở lõi thì A cắt chỗ hở lõi đồng to hơn rồi bảo mẹ rằng có người mở tủ lấy sổ đỏ. Bà X chạy lên nhà xem thì bị A xô ngã vào bẫy điện. A còn lấy chổi dí dây điện vào người bà X khiến bà bất tỉnh. Tưởng bà X đã chết nên A bỏ đi, nhưng bà X được cấp cứu kịp thời nên không chết. Hành vi của A được quy định tại khoản 1, Điều 123 BLHS (Tội giết người).

Biết rằng: Tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc.

Anh chị hãy xác định:

1/ Khách thể của tội phạm do A thực hiện? (1 điểm)

2/ Hành vi phạm tội của A được thực hiện ở giai đoạn phạm tội nào? Tại sao? (1 điểm)

3/ Hành vi của A có đủ điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Giết người không? Tại sao? (1,5 điểm)

Gợi ý đáp án:

1. Khách thể của tội phạm do A thực hiện?

– Khách thể: Xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, cụ thể là tính mạng, sức khỏe của bà X

2. Hành vi phạm tội của A được thực hiện ở giai đoạn tội phạm nào? Tại sao?

– Hành vi phạm tội của A được thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, vì:

+ A đã cố ý thực hiện tội phạm (cố ý giết bà X), A đã thực hiện hết những hành vi cần thiết để hậu quả xảy ra nhưng vì nguyên nhân khách quan mà hậu quả không xảy ra (A cắt chỗ hở lõi đồng to hơn rồi bảo mẹ rằng có người mở tủ lấy sổ đỏ. Bà X chạy lên xem thì bị A xô ngã vào bẫy điện. A còn lấy chổi dí dây điện vào người bà X khiến bà bất tỉnh. Tưởng bà X đã chết nên A bỏ đi, nhưng bà X được cấp cứu kịp thời nên không chết).

+ A thực hiện hành vi liền trước hành vi được mô tả trong mặt khách quan của CTTP được quy định tại Điều 123 BLHS (tội giết người).

+ A tin là hậu quả không sảy ra nhưng vì nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn mà hậu quả sảy ra.

3. Hành vi của A có đủ điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người hay không? Tại sao?

– Không, vì:

+ Theo Điều 16 BLHS: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản” trong trường hợp này A tin và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không thể xảy ra ở trường hợp này, vì nó chỉ có thể xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, trong trường hợp này đã đến giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

Bài tập 2: (3,5 điểm)

A phạm tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1, Điều 173 BLHS và bị tuyên phạt 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 04 năm. Chấp hành được 02 năm thử thách thì A lại phạm tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo khoản 1, Điều 260 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 03 năm tù.

Biết rằng, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tội phạm có lỗi vô ý.

Hãy xác định:

1/ Trong lần phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1,5 điểm)

2/ Tổng hợp hình phạt chung đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1 điểm)

3/ Thời hiệu thi hành bản án của A về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1 điểm)

Gợi ý đáp án:

1/ Trong lần phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1,5 điểm)

– A bị kết án theo khoản 1 Điều 173 là loại tội phạm ít nghiêm trọng theo Điều 9 BLHS, A lại phạm tội theo khoản 1 Điều 260 BLHS với lỗi vô ý đây là loại tội phạm nghiêm trọng.

– Hành vi của A không bị coi là tái phạm theo khoản 1 Điều 53 BLHS, vì:

+ Tuy hành vi của A đã bị kết án chưa được xóa án tích nhưng A thực hiện hành vi phạm tội tiếp theo là vô ý.

+ Hành vi phạm tội sau của A cũng không thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do vô ý.

=> Suy ra, hành vi của A không bị coi là tái phạm theo khoản 1 Điều 53 BLHS.

– Hành vi của A không bị coi là tái phạm nguy hiểm theo khoản 2 Điều 53 BLHS, vì:

+ Tội mà A đã bị kết án là tội phạm ít nghiệm trọng và A không thuộc trường hợp đã tái phạm chưa được xóa án tích.

=> Suy ra, hành vi của A không bị coi là tái phạm nguy hiểm theo khoản 2 Điều 53 BLHS.

2/ Tổng hợp hình phạt chung đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1 điểm)

– Theo quy định tại khoản 5 Điều 65 Án treo của BLHS thì trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành bản án trước và chấp hành hình phạt của bản án mới.

– Trong trường hợp này A đang chấp hành một bản án mà lại thực hiện HVPT mới nên áp dụng quy định của khoản 2, Điều 56 BLHS.

– Vì thời gian thử thách không được quy đổi sang phạt tù nên A vẫn phải chấp hành cả tòan bộ quyết định phạt tù của tội phạm đã kết án.

– Suy ra, A sẽ phải chịu hình phạt là 5 năm tù.

3. Thời hiệu thi hành bản án của A về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?

– Thời hiệu được tính vào ngày A thực hiện tội mới.

– Vì theo quy định tại khoản 4, Điều 60 BLHS “Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.”

Đề thi môn Luật hình sự 1 (phần chung) – Đề số 2

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng: Bộ luật hình sự

I – Nhận định (3 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1/ Thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. (1.5 điểm)

2/ Có thể quyết định 02 năm cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1, Điều 172 BLHS. (1.5 điểm)

II – Bài tập (7 điểm)

Bài tập 1: (3,5 điểm)

A và B là hàng xóm của nhau. Ngày 02/3, vì mâu thuẫn cá nhân, sau khi xảy ra cãi vã, A vác con dao bầu để đuổi chém B. Thấy vậy, B bỏ chạy. Sau một hồi lâu rượt đuổi nhưng không bắt kịp B. A vứt con dao xuống bên vệ đường rồi đi về phía nhà mình, không đuổi chém B nữa. Về phía B, sau khi bỏ chạy, nhìn lại không thấy A nên B bắt đầu quay lại tìm A. Khi nhìn thấy A đang đi về nhà với tay không. B liền nhặt 01 khúc gỗ bên đường chạy từ phía sau đến đập thật mạnh vào đầu của A một cái rồi bỏ chạy. Sau đó, A được đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 85%.

Hành vi của B thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 123 BLHS năm 2015 (Biết rằng tội phạm tại Điều 123 BLHS là tội phạm có cấu thành vật chất).

Anh chị hãy xác định:

a/ Lỗi của B trong việc gây ra thương tích cho A? Tại sao? (1 điểm)

b/ Hành vi phạm tội của B được thực hiện ở giai đoạn phạm tội nào? Tại sao? (1 điểm)

c/ Khi cầm thanh gỗ đập vào đầu của A trong trường hợp trên thì B có quyền phòng vệ không? Tại sao? (1 điểm)

Bài tập 2: (3,5 điểm)

A phạm tội giết người và bị Tòa án tuyên phạt 20 năm tù về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS. Đang chấp hành hình phạt tù được 5 năm thì A lại bị đưa ra xét xử về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 2, Điều 251 BLHS mà A đã thực hiện trước khi bị kết án về tội giết người. Về tội này, A bị Tòa án xử phạt 12 năm tù.

Anh chị hãy xác định:

a/ Trong lần phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, A có bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1.5 điểm)

b/ Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1 điểm)

c/ Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội mua bán trái phép chất ma túy nếu có cơ sở áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này? Tại sao? (1.5 điểm)

Đề thi môn Luật hình sự 1 (phần chung) – Đề số 3

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng: Bộ luật hình sự

I – Nhận định (3 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1/ Phòng vệ chính đáng là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự. (1,5 điểm)

2/ Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng. (1,5 điểm)

II – Bài tập (7 điểm)

Bài tập 1: (3.5 điểm)

1/ Biết B có quan hệ bất chính với chồng mình nên A đã lên kế hoạch tạt axit B. Sau nhiều ngày theo dõi, A biết B hay ngủ ở giường kê cạnh cửa sổ. Nửa đêm 25.11, A mang một ca axit đến nhà B, nhằm vào người đang nằm trên giường nơi B thường ngủ tạt một ca axit rồi bỏ chạy. Người bị bỏng axit trong đêm hôm đó là C (em gái của B từ quê lên chơi). Hậu quả: C bị bỏng nặng với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 67%.

Anh chị hãy xác định:

a/ Đối tượng tác động và hậu quả của hành vi phạm tội của A? (1,5 điểm)

b/ Lỗi của A trong việc gây ra thương tích cho C? Tại sao? (1,0 điểm)

c/ Loại sai lầm của A trong việc gây ra thương tích cho C? Ảnh hưởng của sai lầm này đến TNHS của A như thế nào? (1,5 điểm)

Biết rằng: hành vi của A phạm vào tội cố ý gây thương tích được quy định tại khoản 5 Điều 134 BLHS 2015.

Bài tập 2: (3.5 điểm)

2/ Vào lúc 2h sáng ngày 11/12 A đang đi trên đường thì phát hiện B đang đi cùng chiều với mình. A lập tức áp sát và kề dao vào cổ B, yêu cầu B đưa hết toàn bộ tài sản trên người, nếu không sẽ đâm B. B đưa A số tiền mang theo trên người là 3 triệu đồng cùng một điện thoại di động trị giá 7 triệu đồng. Hành vi của A được quy định tại khoản 2 Điều 168 BLHS.

a/ Nếu có căn cứ áp dụng Điều 54 BLHS thì mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Tại sao? (1,0 điểm)

b/ Tòa án có thể áp dụng hình phạt tịch thu một phần tài sản đối với A hay không? Tại sao? (1,0 điểm)

c/ Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1,0 điểm)

Đề thi môn Luật hình sự 1 (phần chung) – Đề số 4

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng: Bộ luật hình sự

I – Nhận định (3 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1/ Hành vi giúp sức trong đồng phạm có thể được thực hiện sau khi tội phạm đã hoàn thành. (1,5 điểm)

2/ Mọi trường hợp đã bị kết án chưa được xóa án tích mà phạm tội mới đều bị coi là tái phạm. (1,5 điểm)

II – Bài tập (7 điểm)

Bài tập 1: (3, 5 điểm)

A và B yêu nhau được 02 năm. Khi phát hiện A bị nghiện ma túy, B quyết định chia tay với A. Sau nhiều lần thuyết phục B hàn gắn quan hệ tình cảm nhưng không được, A nảy sinh ý định tạt axit vào B. Vào lúc 21 giờ ngày 22/11, A pha sẵn một bình axit loãng đến nhà B để thực hiện ý định của mình. (3 điểm)

Anh chị hãy xác định

1/ Nếu B vắng nhà nên A không thực hiện được hành vi tạt axit thì A có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao? (1,5 điểm)

2/ Giả sử C (em của B) ra mở cửa, do nhầm lẫn nên A đã tạt axit vào C. Hành vi của A thuộc sai lầm nào? Nêu rõ ảnh hưởng của nó đối với trách nhiệm hình sự của A. (1,5 điểm)

(Biết rằng hành vi tạt axit của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 134 BLHS)

Bài tập 2: (3, 5 điểm)

A (15 tuổi) phạm tội Giết người theo quy định tại khoản 1, Điều 123 BLHS và tội Cướp tài sản theo quy định tại khoản 1, Điều 168 BLHS. A bị đưa ra xét xử về hai tội này cùng một lúc. A bị Tòa án tuyên phạt 12 năm tù và 02 năm quản chế về tội Giết người, 07 năm tù về tội Cướp tài sản. (4 điểm)

Anh chị hãy xác định

1/ Quyết định hình phạt của Tòa án đối với A là đúng hay sai? Tại sao? (1 điểm)

2/ Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội Giết người nếu có cơ sở áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1,5 điểm)

3/ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội Cướp tài sản do A thực hiện là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý (1,5 điểm)

Đề thi môn Luật hình sự 1 (phần chung) – Đề số 5

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng: Bộ luật hình sự

I – Nhận định (3 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1/ Người nhận thức được hậu quả cho xã hội tất yếu xảy ra thì có lỗi cố ý gián tiếp. (1,5 điểm)

2/ Một trong những điều kiện để áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 52 BLHS là phải cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm. (1,5 điểm)

II – Bài tập (7 điểm)

Bài tập 1: (3, 5 điểm)

A là công dân Việt Nam. Vì có mâu thuẫn với B nên A lên kế hoạch giết B. Để thực hiện ý định của mình, A đã tìm gặp Q là công dân Campuchia hiện đang sinh sống tại Long An mua một khẩu súng K54 với giá 12.000.000 đồng. Sau khi mua được súng, qua việc tìm hiểu quy luật sinh hoạt của B để tìm cơ hội ra tay thì A phát hiện B đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo nên A quyết định không cần thực hiện hành vi giết B nữa. Vụ việc sau đó bị phát hiện và xử lý.

Hãy xác định:

1/ Luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng của Q không? Tại sao? (1 điểm)

2/ Hành vi của A có thuộc trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Giết người (Điều 123 BLHS) hay không? Tại sao? (1,5 điểm)

3/ A có phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304 BLHS không? Nếu có thì ở giai đoạn phạm tội nào? Tại sao? (1 điểm)

Bài tập 2: (3, 5 điểm)

A phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3, Điều 104 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 10 năm tù. Chấp hành hình phạt được 02 năm thì A giết bạn tù trong trại giam và bị Tòa án tuyên phạt 14 năm tù về tội Giết người theo khoản 1, Điều 123 BLHS.

Hãy xác định:

1/ Trong lần phạm tội mới, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1,5 điểm)

2/ Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên. (1 điểm)

3/ Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 02 bản án, A phải chấp hành hình phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1 điểm)

Đề thi môn Luật hình sự 1 (phần chung) – Đề số 6

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng: Bộ luật hình sự

I – Nhận định (3 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1/ Tình tiết loại trừ tính chất phạm tội là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. (1,5 điểm)

2/ Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể là trên 30 năm. (1,5 điểm)

II – Bài tập

Bài tập 1: (3, 5 điểm)

A (25 tuổi) và B (26 tuổi) trong quá trình làm ăn A có nợ B một số tiền là 200 triệu đồng. B đã đòi tiền nhiều lần mà A không trả. Ngày 14.03.2009 B dẫn theo C (15 tuổi) đến nhà A để “siết nợ”. B xông vào nhà A, cùng C dùng cây, mã tấu đánh và khống chế A để mang tài sản đi. Tổng giá trị tài sản bị B chiếm đoạt là 100 triệu đồng. Vụ việc sau đó đã được làm rõ.

Anh chị hãy xác định:

a/ Đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án này (1,0 điểm)

b/ Tội phạm mà B thực hiện là loại tội phạm gì nếu căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội? Tại sao? (1,0 điểm)

c/ B và C có đồng phạm về tội cướp tài sản không? Tại sao? (1,5 điểm)

Bài tập 2: (3, 5 điểm)

Năm 2001 A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 139 BLHS và bị xử phạt 15 năm tù. Chấp hành được 5 năm tù thì A được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 1 năm. Năm 2007, A phạm tội mới và bị xử phạt 6 năm tù theo khoản 2 Điều 104 BLHS.

Anh chị hãy xác định:

a/ Trong lần phạm tội cướp tài sản này, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1,5 điểm)

b/ Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1,0 điểm)

c/ A phải chấp hành hình phạt chung bao lâu thì mới được xét giảm án lần đầu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1,0 điểm)

Tổng hợp đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm)

Dưới đây là 12 đề thi luật hình sự phần các tội phạm để các bạn tham khảo:

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 1

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Động cơ vụ lợi là dấu hiệu định tội của tội môi giới hối lộ (Điều 290 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt để làm mất uy tín của cơ quan tổ chức thì không cấu thành Tội vu khống (Điều 156 BLHS) do đối tượng tác động của tội này là con người chứ không phải cơ quan tổ chức.

2 – Mọi trường hợp đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình đều cấu thành tội hành hạ người khác theo quy định tại Điều 110 BLHS (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán chỉ cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS) khi thoả mãn một trong các dấu hiệu sau đây:

– Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 triệu đồng trở lên;

– Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;

– Đã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

3 – Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người phạm tội mà có (Điều 323 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu đối tượng tác động là tài sản có tính năng đặc biệt như ma tuý, vũ khí quân dụng,… thì hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội thì sẽ cấu thành tội danh tương ứng là Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249 BLHS), Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS),…

4 – Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 230 BLHS) và tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 230 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì:

– Nếu người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên cho người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc yêu cầu của người đưa hối lộ thì cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS).

– Nếu người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm thì cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358 BLHS).

Xem thêm:

II – Bài tập (6 điểm)

Hãy giải quyết các tình huống sau:

Bài tập 1: (3 điểm)

Ngày 06/02, A đến tiệm vàng X mua một sợi dây chuyền vàng 5 chỉ (vàng 9999). A đưa sợi dây chuyền về nhà cắt ra và chỉ chừa lại phần có dấu hiệu của tiệm vàng rồi chắp nối phần này với đoạn dây chuyền giả đã được mạ vàng ở phía ngoài. Sau đó “gia cố” xong sợi dây chuyền giả vàng giống với sợi dây chuyền mà A đã mua tại tiệm vàng X. Ngày 12/02, A đưa sợi dây chuyền giả này trở lại tiệm vàng X để bán. Chủ tiệm xem vàng thấy đúng của cửa hiệu mình cùng với tờ biên nhận nên đã mua lại sợi dây chuyền giả 5 chỉ đúng với giá vàng niêm yết. Khi A ra về, chủ tiệm mới phát hiện là vàng giả.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A và B phạm Tội tổ chức đánh bạc (Điều 322 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội; đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình người tham gia đánh bạc.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan: Hành vi:

+ B thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc với tổng số tiền dùng đánh bạc trên cùng một lần trị giá 20 triệu đồng trở lên thông qua tình tiết A thực hiện việc ghi số đề cho chủ đề B để hưởng 5% trên số tiền phơi đề ghi được và mỗi ngày A thu lợi bất chính gần năm triệu đồng; từ đó, xác định được tổng số tiền dùng đánh bạc trên cùng một lần trị giá (100% x 5.000.000)/5% = 100.000.000 (đồng).

+ A trực tiếp thực hiện tội phạm thông qua tình tiết A thực hiện ghi số đề cho B được 100.000.000 đồng/lần.

– Chủ thể: B là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. A là đồng phạm với vai trò là người thực hành do trực tiếp thực hiện tội phạm thông qua tình tiết A thực hiện ghi số đề cho B được 100.000.000 đồng/lần.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng với tình huống trên thì A phải bị truy cứu TNHS với hai tội: Tội đánh bạc (Điều 321 BLHS) và Tội tổ chức đánh bạc (Điều 322 BLHS). Do, chủ đề A ngoài việc tổ chức cho thư ký đề B đánh bạc với các con bạc là những người ghi đề thông qua việc nhận các cáp đề của các thư ký đề và trực tiếp thanh toán tiền thắng thua cho các thư ký đề. Thực tiễn, các con bạc đánh bạc dưới hình thức ghi số đề chỉ biết mình đánh bạc với các thư ký đề chứ không hề biết chủ đề là ai và việc thắng thua cũng là trực tiếp thanh toán với thư ký đề chứ không phải chủ đề.

Bài tập 2: (3 điểm)

Từ tháng 04/2012, thực hiện việc ghi số đề cho chủ đề B để hưởng 5% trên số tiền phơi ghi được. Mỗi ngày, A thu lợi bất chính năm triệu đồng. Tháng 07/2012, A bị bắt quả tang với số tiền nhận ghi đề gần 400 triệu đồng.

Anh chị hãy xác định hành vi trên của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Gợi ý đáp án:

A và B phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) và Tội làm giả, sử dụng tài liệu giả của tổ chức (Điều 341 BLHS).

1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ sở hữu. Đối tượng tác động: Tiền (90 triệu đồng).

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: B và A bằng thủ đoạn gian dối đã chiếm đoạt tài sản trị giá từ hai triệu đồng trở lên của công ty vàng bạc đá quý Y thông qua tình tiết A (kế toán công ty TNHH X) đã lập sổ tiết kiệm giả có kỳ hạn rồi mang đến cầm cố cho công ty vàng bạc đá quý Y dưới sự chỉ đạo của B (giám đốc công ty TNHH X) và đã chiếm đoạt của công ty vàng bạc đá quý 90 triệu đồng.

+ Hậu quả: Gây thiệt hại về tài sản 90 triệu đồng.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: B và A đã dùng thủ đoạn gian dối để công ty vàng bạc đá quý tự nguyện giao tài sản 90 triệu đồng dẫn đến thiệt hại về tài sản của công ty vàng bạc đá quý.

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. B là đồng đạm với vai trò là người thực hành do trực tiếp thực hiện tội phạm (như đã phân tích ở hành vi khách quan).

2. Tội làm giả, sử dụng tài liệu giả của tổ chức (Điều 341 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Hoạt động đúng đắn và uy tín của tổ chức; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức. Đối tượng tác động: Tài liệu (sổ tiết kiệm)

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan: Hành vi: B đã làm giả, sử dụng tài liệu giả của của công ty TNHH X nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty vàng bạc đá quý Y thông qua tình tiết B (giám đốc công ty TNHH X) chỉ đạo A (kế toán công ty TNHH X) lập sổ tiết kiểm giả và mang đến công ty vàng bạc đá quý Y nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. B là đồng đạm với vai trò là người thực hành do trực tiếp thực hiện tội phạm (như đã phân tích ở hành vi khách quan).

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 2

I – Nhận định (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái ý muốn nạn nhân (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì:

– Nếu người nào đủ 18 tuổi trở lên giao cấu thuận tình với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì cấu thành Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).

– Nếu người nào đủ tuổi chịu TNHS giao cấu thuận tình với người dưới 13 tuổi thì cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS).

2. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu trực hệ là hành vi chỉ quy định trong cấu thành Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 BLHS (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu người nào giao cấu thuận tình với người dưới 13 tuổi có cùng dòng máu trực hệ thì cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất loạn luân” (điểm a khoản 2 Điều 142 BLHS).

3. Mọi trường hợp cho vay với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên đều cấu thành Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, để hành vi trong giao dịch dân sự mà cho vay với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 05 lần trở lên cấu thành Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS) thì phải thoả mãn các dấu hiệu sau đây:

– Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên;

– Đã bị XPHC về hành vi này;

– Đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

4. Hành vi vượt quá quyền hạn được giao để làm trái công vụ chỉ là hành vi khách quan của Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, trong trường hợp, người nào lạm chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên thì cấu thành Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS).

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1:

Khoảng 2 giờ sáng ngày 30.10.2020, A và B đến công viên thanh niên của phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang để chiếm đoạt điện thoại của những người chơi khuya ở đây. Gặp một nam thanh niên đang ngồi một mình, A và B liền tới, nắm cổ áo và nói: “Điện thoại mày đâu cho tao mượn!”. Nạn nhân sợ nên lấy điện thoại đưa cho chúng. Sáng cùng ngày, A và B đem điện thoại đến tiệm điện thoại bán được 200.000 đồng thì bị bắt.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A và B phạm Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Đối tượng tác động: Tài sản (điện thoại) và con người (nam thanh niên).

– Mặt khách quan: Hành vi: A và B đã có hành vi đe doạ dùng vũ lực xâm phạm nhân thân nam thanh niên nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thông qua tình tiết A và B nắm cổ áo anh thanh niên và yêu cầu đưa điện thoại cho “mượn” khiến anh thanh niên sợ nên đưa cho A và B mượn nhưng thực tế là chiếm đoạt để đem đi bán với giá 200.000 đồng.

– Mặt chủ quan:

+ Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Mục đích: Chiếm đoạt tài sản

– Chủ thể: A và B là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

Trong tình huống trên, hành vi của A và B có sự tranh chấp tội danh giữa Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) với các tội như Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) và Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS). Tuy nhiên, xét tình tiết vụ án có thể thể thấy rằng:

– A và B không phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS). Vì, tuy A và B nói “mượn” nhưng trên thực tế cả hai đã có mục đích chiếm đoạt tài sản trước khi “mượn” thông qua tình tiết đến công viên để chiếm đoạt điện thoại của người đi chơi khuya. Và tài sản chiếm đoạt cũng dưới 4 triệu đồng.

– A và B không phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS). Vì, hành vi khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) là người phạm tội đưa ra thông tin gian dối để nạn nhân tin tưởng và tự nguyện đưa tài sản. Xét tình tiết vụ án, có thể lập luận A và B có mục đích chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu nên giả vờ “mượn” rồi chiếm đoạt luôn nhưng lập luận này không đúng bởi A và B nắm cổ anh nam thanh niên khiến anh ta sợ và đưa tài sản chứ không phải tin tưởng và tự nguyện đưa. Và tài sản chiếm đoạt cũng dưới 2 triệu đồng.

– A và B không phạm Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS). Vì, thông quan hành vi nắm cổ áo và câu nói “Điện thoại mày đâu đưa tao mượn!” thì có thể suy ra được đây là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc chứ không phải đe doạ dùng vũ lực như Điều 170 BLHS. Chính tình tiết trên đã chứng minh được sức mãnh liệt và nhanh chóng của hành vi đe doạ và đây chính là hành vi khách quan của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).

Do đó, trong trường hợp trên, A và B phạm Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) như đã phân tích là hoàn toàn hợp lý.

Bài tập 2:

Khoảng 1h30 ngày 25/12/2020, A sau khi đi nhậu với bạn bè về, lái xe Lexus đến giao lộ Phạm Huy Thông – Lê Đức Thọ (phường 6, quận Gò Vấp) đã tông vào xe máy do X (45 tuổi, ngụ Quận 7) chở con gái mình là Y (7 tuổi).

Cú tông mạnh khiến cho hai cha con X bị hất văng, xe máy nằm lọt thỏm dưới gầm ô tô và bị kéo đi một đoạn. Xe Lexus chỉ dừng lại khi lao lên vỉa hè, tông vào quán nhậu hải sản. Mặc dù thấy X và Y bị thương nặng nhưng A đã không đưa đi cấp cứu mà bỏ trốn khỏi hiện trường, X và Y được người dân phát hiện và đưa đi bệnh viện nhưng đã chết ngay sau đó do vết thương quá nặng. A bị bắt vào 8h sáng cùng ngày.

Kết quả khám nghiệm cho thấy, A điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt mức cho phép và không làm chủ tốc độ. Chiếc Lexus cũng đi không đúng phần đường quy định.

Anh chị hãy xác định:

1. Hành vi gây tai nạn của A có phạm tội hay không? Nếu có thì tội gì? Tại sao?

2. Hành vi không cứu giúp của A có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Gợi ý đáp án:

1. A phạm Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Xâm phạm đến sự ATGT đường bộ, qua đó gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản người khác.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A có hành vi vi phạm các quy định về ATGT đường bộ thông qua tình tiết A điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (xe Lexus) khi có nồng độ cồn dẫn đến việc tông vào xe máy của hai cha con X và Y.

+ Hậu quả: Thiệt hại về tính mạng (cha con X và Y chết do vết thương nặng)

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi vi phạm các quy định tham gia giao thông đường bộ gây ra hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại về tính mạng.

– Mặt chủ quan: Lỗi vô ý vì quá tự tin: A thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Chủ thể: A là chủ thể đặc biệt, người tham gia giao thông đường bộ, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

2. A không phạm tội. Vì:

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ thì Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

– Trong tình huống trên, tuy có điều kiện cứu mà không cứu mà bỏ trốn dẫn đến nạn nhân (cha con X và Y) chết trên đường cấp cứu, đây là tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 260 BLHS. Cho nên hành vi đó không cấu thành tội khác.

Giả sử, người không gây ra tai nạn mà cố ý không cứu giúp khi có điều kiện cứu giúp người bị nạn dẫn đến người bị nạn chết thì mới bị truy cứu TNHS về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS).

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 3

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (5 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 BLHS (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì cấu thành Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 BLHS).

2. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hoá có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, không phải mọi hàng hoá có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đều là đối tượng tác động của Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS). Nếu hàng hoá có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên là ma tuý, vũ khí quân dụng,… thì sẽ cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS), Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS),…

3. Mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân đều cấu thành tội phạm quy định tại Điều 331 BLHS (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu người phạm tội có mục đích chống chính quyền nhân dân thì tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị xử lý về tội phạm xâm an ninh quốc gia như Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội (Điều 115 BLHS), Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116 BLHS), Tội tuyên truyền thông tin nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117 BLHS),…

4. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, theo quy định tại khoản 7 Điều 364 BLHS:

– Trong trường hợp đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, nếu người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội.

– Trong trường hợp đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, nếu người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

5. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hoá có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, không phải mọi hàng hoá có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đều là đối tượng tác động của Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS). Nếu hàng hoá có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên là ma tuý, vũ khí quân dụng,… thì sẽ cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS), Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS),…

II – Bài tập (5 điểm)

Bài tập 1: (3 điểm)

Tối 09/01, A và B trèo tường vào khu vực W9B đường băng Tân Sơn Nhất tháo trộm các bộ đèn tim đường băng, bị lực lượng an ninh phát hiện. Tại Công an, A và B khai đã ba lần lẻn vào đường băng tháo trộm các bộ đèn tim để lấy nhôm đem bán. Tổng thiệt hại của ba lần lấy các bộ đèn tim đường băng của A và B là 506 triệu đồng.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A và B phạm Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS). Vì, thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Xâm phạm sự an toàn các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, qua đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đối tượng tác động: Công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (các bộ đèn tim).

– Chủ thể: A và B là chủ thể thường, có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. A và B không có mục đích chống chính quyền nhân dân.

– Mặt khách quan: Hành vi: A và B có hành vi phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện về an ninh quốc gia thông qua tình tiết tháo trộm các bộ đèn tim đường băng nhiều lần gây thiệt hại 506 triệu đồng.

Bài tập 2: (3 điểm)

A là Giám đốc Trung tâm Chuyên khoa mắt tỉnh N (đơn vị Nhà nước) đã chỉ đạo B là cán bộ dưới quyền lập 110 bộ hồ sơ giả mổ mắt cho người nghèo để đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh N thanh toán mỗi trường hợp 3.3 triệu đồng. Bằng thủ đoạn này, A và B đã chiếm đoạt 330 triệu đồng tiền Bảo hiểm y tế.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của A và B và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A và B phạm Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại về tài sản.

– Mặt khách quan: Hành vi: A và B (đồng phạm) đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để làm một việc vượt ra ngoài chức trách, nhiệm vụ được giao để chiếm đoạt 330 triệu đồng của Bảo hiểm y tế bằng thủ đoạn gian dối thông qua tình tiết A (Giám đốc Trung tâm chuyên khoa mắt) chỉ đạo cán bộ dưới quyền là B lập 110 bộ hồ sơ giả mổ mắt cho người nghèo để đề nghị Bảo hiểm y tế chi 330 triệu rồi chiếm đoạt.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Chủ thể: A là chủ thể đặc biệt, có chức vụ, quyền hạn (Giám đốc Trung tâm Chuyên khoa mắt đơn vị Nhà nước), đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. B là đồng phạm với vai trò là người thực hành.

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 4

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có được là hành vi chiếm đoạt tài sản (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có được sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định pháp luật thì đó là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản theo quy tại Điều 176 BLHS.

2. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, hàng giả có 2 loại:

– Hàng giả về nội dung, tức là hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc công dụng theo quy định của pháp luật hiện hành là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS.

– Hàng giả về hình thức, tức là hàng giả về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý không thuộc đối tượng tác động Điều 192, 193, 194, 195 BLHS mà thuộc đối tượng của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).

– Trong trường hợp, vừa giả về nội dung và vừa giả về hình thức thì phải định tội danh theo nguyên tắc phạm nhiều tội. Khi đó, hàng giả trong trường hợp này sẽ là đối tượng tác động của Điều 226 BLHS và một trong các Điều 192, 193, 194, 195 BLHS.

3. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì:

– Nếu một người dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản dẫn đến nạn nhân chết nhưng hành vi dùng vũ lực là hành vi cố ý gây thương tích thì cấu thành một tội: Tội cướp tài sản (điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS) với hỗn hợp lỗi.

– Nếu một người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà hành vi dùng vũ lực là hành vi tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật thì cấu thành hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).

4. Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên 

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì:

– Nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp thì phải có hậu quả hai người chết trở lên mới là “giết 02 người trở lên”.

– Nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp thù thì không cần phải có hậu quả hai người chết trở lên, chỉ cần người phạm tội có ý định giết 02 người trở lên và thực hiện hành vi phạm tội cũng được coi là “giết 02 người trở lên”.

II. Bài tập

Bài tập 1:

Chiều 28-10, A đi mua dây thép chì về giăng xung quanh ruộng dưa deo (gần đường đi, không có bờ rào bao quanh) rồi nối với nguồn điện 220V của gia đình để diệt chuột. Khoảng 20 giờ cùng ngày, A về nhà ăn cơm. Đúng lúc này, anh T. ở cùng thôn đi bắt rắn ngang qua không may vướng phải dây thép và bị điện giật chết.

Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội giết người (Điều 123 BLHS). Vì, thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ nhân thân. Đối tượng tác động: Con người đang sống (anh T.)

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã sử dụng điện trái phép tước đoạt tính mạng anh T. một cách trái pháp luật thông quy tình tiết anh nối nguồn điện 220V với dây chì thép giăng xung quanh ruộng dưa leo (gần đường đi, không có bờ rào) để diệt chuột dẫn đến việc anh T. không may vướng dây thép và bị điện giật chết.

+ Hậu quả: Anh T. chết.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi sử dụng điện trái phép của A dẫn đến hậu quả là chết người (anh T.).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Tình huống trên có sự tranh chấp tội danh giữa Tội giết người (Điều 123 BLHS) và Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS). Đối với hành vi sử dụng điện trái phép để diệt chuột thì sẽ có hai trường hợp:

– Trường hợp 1, nếu người sử dụng điện mắc ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không xảy ra,… nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS).

– Trường hợp 2, nếu người mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo điện), biết việc mắc điện trong trường hợp mày là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về Tội giết người (Điều 123 BLHS).

Xét tình tiết vụ án, A không thoả mãn dấu hiệu Điều 128 BLHS. Do, A mắc điện ở địa điểm ở đây là gần đường đi, sẽ có nhiều người qua lại; A không chí không có làm biển báo nguy hiểm (dù ở địa điểm này việc có hay không biển báo nguy hiểm là không cần thiết và A cũng không có sự canh gác nghiêm ngặt (bỏ về nhà ăn cơm). Tình huống trên, A hoàn toàn toàn biết được hậu quả chết người có thể xảy ra, có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy và trên thực tế đã xảy ra hậu quả chết người. Chính vì thế, tội danh của A đối với vụ án trên là Tội giết người (Điều 123 BLHS).

Bài tập 2:

Thấy nhiều người đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa tại vỉa hè trước cửa quán nước, A sà vào chơi rồi nhận cầm cái xóc và kéo 3 người vào nhà B chơi tiếp. B đứng ngoài trông xe, bán hàng phục vụ con bạc. Khi công an đến, B báo hiệu cho các con bạc bỏ chạy. A chạy thoát, sau đó đầu thú. Tổng số tiền đánh bạc trong vụ án được xác định là 5.4 triệu đồng.

Anh (chị) hãy xác định hành vi trên của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

A và B phạm Tội đánh bạc (Điều 321 BLHS).

Giả sử, “nhiều người đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa tại vỉa hè trước quán nước” cùng với A và 3 người A kéo vào là tổng cộng có 10 người trở lên. Khi đó, B phạm Tội gá bạc (Điều 322 BLHS).

1. A phạm Tội đánh bạc (Điều 321 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội; đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình người phạm tội.

– Mặt khách quan: Hành vi: A đánh bạc trái phép dưới hình thức xóc đĩa với tổng số đánh bạc trên 5 triệu đồng thông qua tình tiết A thấy nhiều người đánh bạc tại vỉa hè trước của quán nước, A sà vào chơi rồi nhận cầm cái xóc với tổng số tiền đánh bạc là 5.4 triệu đồng. B tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho người phạm tội thông qua tình tiết trông xe, bán hàng phục vụ con bạc và thông báo cho các con bạc khi công an tới.

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. B là đồng phạm với vai trò là người giúp sức do tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho các con bạc (như đã phân tích ở hành vi khách quan).

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

2. B phạm Tội gá bạc (Điều 322 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội; đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình người tham gia đánh bạc.

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan: Hành vi: B cho phép 10 người trở lên sử dụng điện điểm do mình sở hữu để đánh bạc trong cùng một lúc với tổng số tiền đánh bạc từ 5 triệu đồng trở lên thông qua tình tiết nhiều người đánh bạc tại hình thức xóc dĩa tại vỉa hè trước quán nước của B và A sà vào chơi rồi nhận cầm cái đồng thời kéo 3 người nữa vào nhà B chơi tiếp.

Xét tình huống:

– A còn có hành vi “kéo 3 người vào nhà B chơi tiếp” có dấu hiệu của Tội tổ chức đánh bạc (Điều 322 BLHS), tuy nhiên A chỉ có hành vi tổ chức cho 3 người nên không đáp ứng đủ số lượng con bạc tham gia vào hành vi tổ chức đánh bạc của A do đó không thể cấu thành tội này.

– Tình tiết vụ án không xác định “nhiều người đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa tại vỉa hè trước quán nước” là bao nhiêu người. Do đó, để cấu thành Tội gá bạc (Điều 322 BLHS) thì với tổng số tiền là 5.4 triều đồng phải kèm theo điều kiện “nhiều người đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa tại vỉa hè trước quán nước” cùng với A và 3 người A kéo vào phải từ 10 người trở lên. Nếu trong trường hợp, tổng số lượng “nhiều người đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa tại vỉa hè trước quán nước” cùng với A và 3 người A kéo vào dưới 10 người thì B chỉ phạm Tội đánh bạc (Điều 321 BLHS) với vai trò đồng phạm (người giúp sức) do có hành vi tạo điều kiện vật chất và tinh thần như cho các con bạc thực hiện hành vi trước quán nước của mình, bán hành phục vụ con bạc và thông báo khi công an tới. B sẽ không phạm Tội gá bạc (Điều 322 BLHS) .

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 5

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1.  Hành vi vô ý gây hậu quả chết người không chỉ cấu thành các tội được quy định tại Điều 98, 99 BLHS (1 điểm). 

Gợi ý đáp án: Nhận định Đúng. Nếu người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà dẫn đến hậu quả làm chết người. Thì hành vi làm vô ý trong tội này không chỉ cấu thành tội được quy định tại Điều 98, 99 BLHS mà là Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

2. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hoá là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu người phạm tội sử dụng tiền giả để trao đổi lấy hàng hoá thì người phạm tội bị xử lý hình sự về cả Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) và Tội lưu hành tiền giả (Điều 207 BLHS).

3. Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Đúng. Nếu hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý nhằm mục đích sản xuất, vận chuyển,.. thì cấu thành các tội đó.

4. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, để hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) thì phải thoả mãn một trong bốn dấu hiệu sau đây:

– Gian dối để chiếm đoạt tài sản.

– Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.

– Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả tài sản.

– Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có khả năng trả lại.

II – Bài tập (6 điểm)

Hãy giải quyết các tình huống sau:

Bài tập 1: (3 điểm)

Vào lúc 2 giờ sáng ngày 15/11/2011, do thiếu tiền trả nợ, A đã lẻn vào nhà chị X lấy một chiếc máy tính xách tay trị giá 7 triệu đồng. Nghe tiếng động, chị X tỉnh dậy giằng lại được máy tính, A bỏ chạy thì bị chị X đuổi theo. A rút dao trong người ra đâm vào tay chị X làm chị bị thương với tỷ lệ thương tật là 15%. Trên đường bỏ chạy, A bị bắt.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) và Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS).

1. Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Sức khỏe. Đối tượng tác động: Con người đang sống (anh X).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A có hành vi tác động trái phép đến thân thể anh X thông qua tình tiết A dùng dao đâm vào tay chị X.

+ Hậu quả: Gây thiệt hại về thể chất (thương tích 15%)

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi tác động trái phép đến thân thể dẫn đến thiệt hại về thể chất với thương tích 15%

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

2. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Đối tượng tác động: Tài sản (chiếc máy tính xách tay trị giá 7 triệu đồng) và con người đang sống (chị X).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 triệu đồng trở lên của X và hành hung để tẩu thoát thông qua tình tiết A lẻn vào nhà chị X lấy một chiếc máy tính xách tay trị giá 7 triệu đồng và sau khi bị chị X phát hiện, A đã dùng dao đâm vào tay chị để chạy thoát.

+ Hậu quả: Gây thiệt hại về tài sản (7 triệu đồng) và sức khỏe (tỷ lệ thương tật 15%).

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản và hành hung để tẩu thoát của A đã gây thiệt hại về tài sản và sức khoẻ của chị X.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Bên cạnh đó cũng có một số quan điểm cho rằng đây là: Tội trộm cắp tài sản chuyển hoá => Cướp tài sản. Còn quan điểm của bạn là như thế nào? Hãy phản hồi ở dưới bài viết.

Bài tập 2: (2 điểm)

Năm 2005, UBND tỉnh Y có quyết định bãi bỏ việc thu tiền nghĩa vụ lao động công ích và nghĩa vụ lao động hai năm đối với thanh niên chưa đủ điều kiện đi làm nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian này, A là xã đội trưởng xã N, vẫn tiếp tục thu tiền trên của những thanh niên trong xã. Từ năm 2005 đến lúc bị phát hiện năm 2007, A đã thu được hơn 41 triệu đồng của 50 thanh niên trong xã và chiếm giữ tiêu xài hết.

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại về tài sản cho người khác.

– Chủ thể: A là chủ thể đặc biệt, có chức vụ, quyền hạn (Xã Đội trưởng), đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt chủ quan:

+ Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Động cơ: Vụ lợi.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã có hành vi vượt qua phạm vi quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên của 50 thanh niên trong xã thông qua tình tiết trong vòng 02 năm, A tiếp tục thu tiền nghĩa vụ lao động công ích và nghĩa vụ lao động hai năm đối với thanh niên chưa đủ điều kiện đi làm nghĩa vụ quân sự dù UBND tỉnh Y đã bãi bỏ.

+ Hậu quả: Chiếm đoạt số tiền 41 triệu đồng của 50 thanh niên trong xã.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi vượt qua quyền hạn chiếm đoạt tài sản đã gây thiệt hại vật chất và cả phi vật chất.

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 6

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Cố ý tước đoạt tính mạng người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, người nào tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ thì mới cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS). Còn trong trường hợp, người nào cố ý tước đoạt tính mạng người khác theo yêu cầu của người bị hại thì cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).

2. Mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, đối với Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) thì hành vi đe doạ dùng vũ lực phải ngay tức khắc tức có sự nhanh chóng trong hành vi đe doạ và có sức mãnh liệt trong hành vi đe doạ. Nếu hành vi đe doạ dùng vũ lực không ngay tức khắc thì cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).

3. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì:

– Nếu rừng trồng được Nhà nước bỏ vốn ra trồng thì rừng sẽ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

– Nếu rừng trồng của hộ cá nhân, gia đình, tổ chức được Nhà nước giao đất bỏ vốn ra trồng:

+ Trong trường hợp, người khai thác, huỷ hoại là cá nhân, gia đình, tổ chức được Nhà nước giao đất (chủ rừng trồng) thì xử lý theo Điều 243 BLHS hoặc Điều 232 BLHS tức rừng trồng là đối tượng tác động của chương trật tự quản lý kinh tế,

+ Trong trường hợp, người khai thác, huỷ hoại là người khác không phải chủ rừng trồng thì rừng trồng sẽ là đối tượng tác động của chương sở hữu.

4. Chủ thể Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS) là bất kỳ người nào có NLTNHS và đạt độ tuổi luật định.

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, chủ thể của Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS) là chủ thể đặc biệt tức là người ngoài hai dấu hiệu có NLTNHS và đạt độ tuổi luật định thì còn phải có trách nhiệm trong quản lý chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

II – Bài tập (6 điểm)

Hãy giải quyết các tình huống sau:

Bài tập 1: (3 điểm)

Trưa 06/02, A phó trưởng công an xã T nhận tin báo tại khu vực bãi đất trống thuộc địa bàn ấp 7 có một đám đông tụ tập đá gà ăn tiền. Ngay sau đó, A thành lập một tổ công tác đi giải tán đám cờ bạc này. Đến nơi, A dùng súng K54 bắn chỉ thiên một phát khiến đám đông chạy toán loạn. A chạy bộ đuổi theo, bắn một phát thẳng vào đám đông làm anh X chết tại chỗ. Sau đó, A về trụ sở công an xã giao nộp súng và đến công an huyện đầu thú.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội giết người (Điều 123 BLHS). Vì, thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quyền sống. Đối tượng tác động: Con người đang sống (anh X).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã thực hiện hành vi sử dụng vũ khí quân dụng bừa ẩu trong khi thi hành công vụ và đã làm chết anh X do dùng vũ lực ngoài trường hợp pháp luật cho phép thông qua tình tiết A – Phó trưởng công an xã thành lập một tổ công tác đi giải tán một đám cờ bạc ở địa bàn ấp 7; đến nơi, anh đã dùng súng bắn chỉ thiên, đuổi theo đám đông bỏ chạy và bắn thẳng vào đám đông bỏ chạy làm anh X chết.

+ Hậu quả: Anh X chết.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi bắn thẳng vào đám đông dẫn đến hậu quả anh X trúng đạn và chết tại chỗ.

Bài tập 2: (3 điểm)

Ngày 13/02, A (đang công tác tại đội cảnh sát trật tự – cơ động Công an quận X, TP. HCM) và tám đồng bọn đi trên bốn xe gắn máy đến khu vực chợ thuộc quận Y chiếm đoạt tài sản của những người đang chơi tài xỉu. Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, A mặc thường phục nhưng mang theo còng số 8, cùng đồng bọn trang bị gậy ma trắc ập đến. A hô lớn: “Cảnh sát đây, yêu cầu mọi người ngồi yên, giơ hai tay lên đầu”. Tiếp đó, A móc súng bắn đạn cao su chĩa vào đầu người làm “cái” yêu cầu toàn bộ con bạc phải móc hết tài sản mang theo (tiền, bạc, điện thoại, đồng hồ, vàng vòng,…) bỏ ra ngoài để “kiểm tra”. A và đồng bọn gom tất cả tài sản của con bạc trị giá hơn 10 triệu đồng cho vào túi rồi sau đó chia cho nhau.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và đồng bọn có phạm tội hay không? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?

Gợi ý đáp án:

A và đồng bọn phạm Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Đối tượng tác động: Tài sản (hơn 10 triệu đồng) và con người.

– Mặt khách quan: Hành vi: A và đồng bọn đã thực hiện hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thông qua tình tiết A dùng súng bắn đạn cao su chĩa vào đầu người làm “cái” nhằm uy hiếp tinh thần và yêu cầu toàn bộ con bạc phải móc hết tài sản mang theo bỏ ra ngoài để “kiểm tra” nhằm gom hết tài sản của con bạc chia cho các đồng bọn.

– Mặt chủ quan:

+ Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Mục đích: Chiếm đoạt tài sản.

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. Đồng bọn của A là đồng phạm với vai trò là người thực hành bằng hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm thông qua tình tiết đồng bọn của A được trang bị gây ma trắc để cùng A đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhầm mục đích chiếm đoạt tài sản các con bạc.

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 7

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) quy định hành vi trong tội này là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác xâm phạm nhân thân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đó, đối tượng tác động của Điều 168 BLHS gồm tài sản và con người đang sống chứ không phải chỉ có tài sản.

2. Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành tội chống người thi hành công vụ (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Đúng. Nếu hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ này được thực hiện với mục đích cá nhân thì có thể: Tội cố ý gây thương tích, …(cấu thành tăng nặng).

3. Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma tuý đều cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 252 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu người phạm tội có hành vi chiếm đoạt nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có không lượng dưới 01 gam,… thì không cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 252 BLHS).

4. Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội đều cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu người nào có hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội sẽ cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS). Đồng thời, nếu hành vi gây rối này “trực tiếp” gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản thì trường hợp này bên cạnh xử Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS) thì thêm các tội danh tương ứng với hành vi đó, có thể là Tội giết người (Điều 123 BLHS), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ người khác (Điều 134 BLHS) hoặc Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS).

II – Bài tập (6 điểm)

Hãy giải quyết các tình huống sau:

Bài tập 1: (3 điểm)

Khoảng 17 giờ ngày 24/02, anh Q – chủ một tiệm vàng ở huyện S cho số vàng chưa bán hết trong ngày bào hai hộp giấy bọc vải rồi để tất cả vào cốp xe máy. Trên đường về nhà, anh Q gặp bạn rủ đến nhà một người bạn giá chơi. Tại đây, vì người bạn gái vắng nhà nên họ đã nhờ anh ruột của người này là A đi tìm giùm.

Sau đó, Q tin tưởng đưa xe máy của mình cho A mượn để chạy đi tìm em gái. Trên đường đi, A vô tình mở cốp xe máy để cất mũ bảo hiểm thì thấy hai hộp đựng vàng. Không nén nổi lòng tham nên A lấy ba sợi dây chuyền và hai nhẫn vàng (tổng giá trị 10,5 triệu đồng) cho vào túi quần. Rồi sau khi tìm được em gái trở về, A thản nhiên đem xe trả lại cho anh Q như không hề có chuyện gì xảy ra. Sáng hôm sau, anh Q lấy vàng ra bán mới phát hiện bị mất nên vội vàng đi trình báo công an.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS). Vì thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ sở hữu. Đối tượng tác động: Tài sản (ba sợi dây chuyền và hai nhẫn vàng)

– Chủ thể: A là chủ thể thường, có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 triệu đồng trở lên đối với anh Q và tài sản đang trong sự quản lý của anh Q thông qua tình tiết sau khi được anh Q cho mượn xe máy và vô tình mở cốp xe máy thì phát hiện hai hộp đựng vàng, không nén nổi lòng tham nên A lấy ba sợi dây chuyền và hai nhẫn vàng (tổng giá trị 10.5 triệu đồng) cho vào túi quần.

+ Hậu quả: Gây thiệt hại về tài sản với tổng trị giá 10.5 triệu đồng.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trị giá 2 triệu đồng trở lên đối với anh Q và tài sản đang trong sự quả lý của anh Q dẫn đến hậu quả gây thiệt hại về tài sản của anh Q. Cụ thể, tổng giá trị tài sản 10.5 triệu đồng.

Tình huống có sự tranh chấp tội danh giữa Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS). Tuy nhiên, hành vi của A không thoã mãn các yếu tố cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS). Vì, ở đây, anh Q cho A mượn xe máy (hợp pháp) chứ không phải mượn vàng. Trong quá trình mượn xe máy thì A vô tình phát hiện vàng trong cốp xe máy. Do lòng tham nổi lên, A đã lén lút, bí mật chiếm đoạt vàng trong xe máy mà anh Q không biết. A không chiếm đoạt tài sản có được một cách hợp pháp – xe máy nên không thể cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).

Bài tập 2: (3 điểm)

A và X đều là công nhân cùng làm xưởng đúc của nhà máy M. Khoảng 20 ngày 19/01, tại nhà ăn tập thể của nhà máy M, A cùng một số công nhân tổ chức liên hoan, vừa uống rượu vừa hát hò ầm ĩ. X đang bị sốt rét, nằm gần phòng ăn không ngủ được, đã chạy đến bọn A nhắc nhở. A không nghe mà còn dùng tay tát vào mặt anh X một cái. Anh X bực tức chửi thì A lại dùng tay đấm vào bụng một cái nữa. Sau khi bị đấm anh X ôm bụng và từ từ gục xuống nền nhà. Thấy vậy A kêu mọi người đưa anh X đi cấp cứu nhưng anh X đã tử vong. Kết quả giám định pháp y xác định, nguyên nhân dẫn đến tử vong do lá lách bị sưng to (vì anh X đang bị sốt rét), lại bị một lực tác động tày bên ngoài làm vỡ lá lách, gây chảy máu cấp. Kết quả điều cho cho biết A không biết tình trạng X trước đó.

Hãy xác định tội danh của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Sức khỏe. Đối tượng tác động: Con người đang sống (anh X).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A có hành vi tác động trái phép đến thân thể anh X thông qua tình tiết A tát vào mặt và đấm vào bụng anh X do làm vỡ lá lách, gây chảy máu cấp.

+ Hậu quả: Gây thiệt hại về tính mạng.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi tác động trái phép đến thân thể dẫn đến thiệt hại về tính mạng.

– Mặt chủ quan: Hỗn hợp lỗi: Cố ý với gây thương tích và vô ý với hậu quả chết người.

Tình huống trên không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS). Vì, đây là trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong trường hợp gây thương tích nhưng không phải là thương tích nặng, nhưng vì nạn nhân là người bị bệnh nặng (lá lách sưng to và đang sốt rét), việc gây thương tích làm cho nạn nhân chết sớm hơn, nếu không gây thương tích thì nạn nhân chưa chết.

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 8

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì:

– Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp thì người phạm tội phải bị xét xử về Tội giết người (Điều 123 BLHS).

– Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phải phân biệt như sau:

+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo điện), biết việc mắc điện trong trường hợp mày là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về Tội giết người (Điều 123 BLHS).

+ Nếu người sử dụng điện mắc ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không xảy ra,… nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS).

2. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Đúng. Vì, đối tượng động của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS) là các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh. Danh mục các loại hàng cấm kinh doanh được xác định dựa theo quy định của VBPL đang còn hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi. Tuy nhiên, có những loại hàng hoá tuy Nhà nước cấm kinh doanh nhưng đã được quy định là đối tượng tác động của các tội phạm khác như ma tuý, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ,… là đối tượng tác động các Điều 232, 234, 244, 246, 248… BLHS thì không thuộc đối tượng của Tội phạm này.

3. Mọi hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán hàng hoá thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lừa dối khách hàng quy định tại Điều 198 BLHS (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì:

– Nếu hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán hàng hoá chỉ bằng những hành vi cụ thể như cân, đo, đong, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác với khách hàng nhằm thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên…được quy định tại Điều 198 BLHS thì cấu thành Tội lừa dối khách hàng (Điều 198 BLHS).

– Nếu hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán hàng hoá bằng mọi hình thức nhằm thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên thì có thể cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nữa (Điều 174 BLHS).

4. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì: Nếu người này lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm thì không cấu thành Tội nhận hối lộ mà cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358 BLHS).

II. Bài tập

Bài tập 1:

A và B đang ngồi uống cà phê thì thấy 3 thanh niên vào quán hủ tiếu đối diện để ăn. Qua quan sát A có thấy một thanh niên trong nhóm đó đeo dây chuyền vàng khá lớn. A và B bàn cách lấy dây chuyền đó. Sau khi bàn tính A và B thống nhất hành động như sau: A vào quán hủ tiếu lợi dụng lúc mọi người không để ý giật sợi dây chuyền chạy tới hẻm gần đó nơi đã có B cầm dao đứng sẵn, nếu có người đuổi theo, B sẽ đâm. Sự việc xảy ra như đúng dự kiến. Nhân lúc mọi người không để ý, A nhanh chóng đi lại nhóm thanh niên nói trên giật mạnh chiếc dây chuyền vàng trên cổ anh thanh niên tên là Mạnh và chạy ra con hẻm có B đang cầm dao chờ sẵn. Anh Mạnh đuổi theo túm được áo A và khiến A té. B liền lao ra đâm anh Mạnh vào bụng, đỡ A dậy cầm dây chuyền chạy mất. A và B bị bắt ngay sau đó. Theo kết quả giám định, anh Mạnh bị đâm vào bụng với tỷ lệ thương tật là 26%.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A và B phạm Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Đối tượng tác động: Tài sản và thân thể con người (anh Mạnh).

– Mặt khách quan: Hành vi: A và B (đồng phạm) đã thực hiện hành vi dùng vũ lực xâm phạm nhân thân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của anh Mạnh thông qua tình tiết A giật được sợi dây chuyền anh Mạnh rồi bỏ chạy; anh Mạnh đuổi theo nên anh B đã đâm vào bụng anh Mạnh (như đúng kế hoạch) để giữ cho bằng được tài sản .

– Mặt chủ quan:

+ Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Mục đích: Chiếm đoạt tài sản.

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. B là đồng phạm với vai trò là người thực hành thông qua tình tiết cả hai đã có thông mưu trước, B chờ sẵn nếu có ai đuổi theo A thì đâm.

Tình huống trên có sự tranh chấp tội danh giữa Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS). Tuy tình tiết vụ án có dấu hiệu hành vi chiếm đoạt công khai và nhanh chóng của Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) nhưng B đã chờ sẵn để đâm vào nạn nhân nhằm giữ tài sản cho tới cùng. Trên thực tế, anh Mạnh đã đuổi theo A và bị B đâm vào bụng với thương tích 26% đúng như kế hoạch. Do đó, A và B phạm Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chứ không phạm Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS).

Bài tập 2:

Ngày 20/20/2018, A và B đến uống Cà phê tại quán QA do H quản lý. Vì là khách quen nên A có đề nghị H kiếm giùm 2 gái mại dâm cho A và B. Sau khi thỏa thuận giá cả xong, H gọi hai tiếp viên là Y (17 tuổi) và N (19 tuổi) đều là tiếp viên của quán ra tiếp khách. Tại quán Cà phê chỉ có một phòng ngủ nên H đồng ý để B và N mua bán dâm tại quán còn A và Y thì tự kiếm địa điểm. Do đã theo dõi từ trước nên khi A và B mua bán dâm với Y và N thì bị công an bắt quả tang.

Hãy xác định tội danh cho các đối tượng trong vụ án trên.

Gợi ý đáp án:

Giả sử: A và B đủ 18 tuổi trở lên.

A phạm Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).

H phạm Tội chứa mại dâm (Điều 327 BLHS) và Tội môi giới mại dâm (Điều 328 BLHS).

B, Y và N không phạm tội.

1. A phạm Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Trật tự công cộng và sự phát triển bình thường về thể chất, tâm lý người dưới 18 tuổi. Đối tượng tác động: Con người đang sống (Y 17 tuổi).

– Chủ thể: A là chủ thể đặc biệt, đủ 18 tuổi trở lên và có NLTNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan: Hành vi: A dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người dưới 18 tuổi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thông qua tình tiết sau khi đề nghị H tìm và thỏa thuận giá với gái mại dâm, A đã thực hiện hành vi mua bán dâm với Y.

2. H phạm Tội chứa mại dâm (Điều 327 BLHS) và Tội môi giới mại dâm (Điều 328 BLHS).

Về Tội chứa mại dâm (Điều 327 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Xâm phạm trật tự công cộng; đồng thời, xâm phạm đạo đức, nếp sống văn minh và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đối tượng tác động: Con người.

– Chủ thể: H là chủ thể thường, có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: H nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan: Hành vi: H cho phép B và N thực hiện hành vi mua – bán dâm tại nơi mình quản lý thông qua tình tiết H đồng ý cho B và N thực hiện hành vi mua – bán dâm tại quán Cà phê QA do H quản lý.

Về Tội môi giới mại dâm (Điều 327 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Xâm phạm trật tự công cộng; đồng thời, xâm phạm đạo đức, nếp sống văn minh và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Chủ thể: H là chủ thể thường, có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

– Lỗi cố ý trực tiếp: H nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan: Hành vi: H đã làm trung gian dẫn dắt Y và N thực hiện việc mua – bán dâm thông quan tình tiết sau khi nhận được đề nghị và thỏa thuận giá cả, H đã gọi Y mua – bán dâm cho A thực hiện hành vi mua bán dâm với Y tại một địa điểm khác.

3. B và N không phạm tội. B và N sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 9

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Mọi hành vi vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp pháp của công dân đều cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS) là cấu thành chung. Nếu ngoài những dấu hiệu chung của Điều 356 BLHS mà tội phạm còn có những dấu hiệu riêng thì không cấu thành tội này. Chẳng hạn:

– Nếu người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2 triệu đồng trở lên thì cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS).

– Nếu người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào mà luật định cho chín bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc cho tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS).

– Nếu người nào vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm, cấp giấy tờ giả gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cấu thành Tội giả mạo công tác (Điều 359 BLHS).

– Nếu người nào vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận lợi ích phi vật chất để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc không được phép làm thì cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358 BLHS).

2. Không cấu thành Tội vi phạm tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) khi hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, theo quy định tại khoản 4 Điều 260 BLHS, mặc dù chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì vẫn cấu thành tội này.

3. Mọi hành vi cố ý chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu đối tượng tác động là vật liệu nổ, vũ khí quân dụng,… thì sẽ cấu thành Tội tàng trữ, sử dụng trái phép vật liệu nổ (Điều 305 BLHS), Tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS),…

4. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát thì cấu thành Tội bức tử (Điều 130 BLHS). Hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm khi có sự tự sát của nạn nhân, bất kể sự tự sát có gây ra hậu quả chết người hay không. Do đó, nạn nhân tử vong không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này.

II. Bài tập

Bài tập 1:

Khoảng 22h45, sau khi mọi người đã ra về hết thì chỉ còn Huỳnh Thanh Q và ông V ở lại trông coi quán ăn. Do Q lên cơn nghiện heroin nhưng không có tiền mua heroin để hút, Q nhìn thấy ông V đang ngồi xem tivi, trên tay đeo hai chiếc nhẫn vàng nên Q nảy sinh ý định chiếm đoạt đem bán lấy tiền mua heroin hút. Q liền đi vào phía sau quán lấy một cờ lê được dùng để sửa ô tô có chiều dài 70 cm nặng 0.7 kg đánh vào đầu ông V, làm cho ông V ngã nằm sấp xuống nền nhà. Khi thấy ông V ngồi dậy Q liền cầm cây cờ lê đánh tiếp 4 cái vào đầu ông V làm cho ông V ngã xuống nền nhà bất tỉnh. Q tháo hai chiếc nhẫn vàng và lục túi ông V được 500.000 đồng và bỏ trốn. Vụ việc sau đó bị phát hiện. Trong vụ án này, ông V may mắn được cứu sống nhưng bị thương tích nặng. Theo kết luận giám định pháp y, ông V bị thương tật với tỷ lệ 35%.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Q trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

Q phạm Tội giết người (Điều 123 BLHS) và Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).

1. Tội giết người (Điều 123 BLHS). Vì, thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quyền sống. Đối tượng tác động: Con người đang sống (anh V).

– Chủ thể: Q là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt khách quan

+ Hành vi: Q sử dụng hung khí nguy hiểm đánh vào vị trí trọng yếu trên người anh V để tước đoạt tính mạng anh V một cách trái pháp luật thông qua tình tiết Q dùng hung khí nguy hiểm (cờ lê 70cm, 0.7 kg) đánh ngã anh V và tiếp tục đánh thêm 4 cái khi anh V tỉnh dậy vào vị trí trọng yếu (đầu) của anh V.

+ Hậu quả: Xâm hại cho tính mạng anh V cụ thể trong trường hợp này anh V chưa chết nhưng tỉ lệ thương tích 35%.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi trước bỏ tính mạng trái pháp luật của anh Q dẫn đến hậu quả xâm hại tính mạng của anh V.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: Q nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

2. Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Đối tượng tác động: Tài sản (hai chiếc nhẫn vàng và 500.000 đồng) và con người đang sống (anh V).

– Mặt chủ quan:

+ Lỗi cố ý trực tiếp: Q nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Mục đích: Chiếm đoạt tải sản.

– Chủ thể: Q là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt khách quan: Hành vi: Q đã có hành vi dùng vũ lực xâm phạm nhân thân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của anh V thông qua tình tiết A dùng cờ lê (70 cm, 0.7 kg) đánh vào đầu anh Q nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản anh Q (2 nhẫn vàng, 500.000 đồng).

Bài tập 2:

Ngày 14/02, khi đang đi xe máy trên đường thì A phát hiện chị X có đeo sợi dây chuyền trên cổ nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt. A chạy xe đến gần chị X và nhanh tay giật sợi dây chuyền trên cổ chị X rồi bỏ chạy. Chị X đuổi theo và đã giành được sợi dây chuyền. Ngay lập tức A rút dao đâm 3 nhát liên tiếp vào ngực chị X làm chị X chết ngay tại chỗ rồi lấy sợi dây chuyền và bỏ đi.

Hãy xác định tội danh với hành vi của A trong vụ ân này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội giết người (Điều 123 BLHS) và Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Vì, thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

1. Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Đối tượng tác động: Tài sản (sợi dây chuyền) và con người đang sống (chị X).

– Mặt chủ quan:

+ Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Mục đích: Chiếm đoạt tài sản.

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt khách quan: Hành vi: A đã có hành vi dùng vũ lực xâm phạm nhân thân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của chị X thông qua tình tiết A nhanh tay giật sợi dây chuyền chị X và bị chị X giành lại được nên A rút dâm đâm 3 nhát liên tiếp vào ngực chị X làm chị X chết ngay tại chỗ để lấy sợi dây chuyền. Hành vi của A có sự chuyển hóa từ cướp giật tài sản (công khai, nhanh chóng) sang cướp tài sản (dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản. Vì, ban đầu, hành vi của A là công khai và nhanh chóng chiếm đoạt tài sản nhưng sau khi chị X đuổi theo và đã giành lại được sợi dây chuyền, A rút dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực chị X nhằm mục đích chiếm đoạt bằng được tài sản nên đã có sự chuyển hoá từ Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) sang Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).

2. Tội giết người (Điều 123 BLHS). Vì, thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quyền sống. Đối tượng tác động: Con người đang sống (chị X).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt khách quan

+ Hành vi: A sử dụng hung khí nguy hiểm đâm vào vị trí trọng yếu trên người chị X để tước đoạt tính mạng anh V một cách trái pháp luật thông qua tình tiết A rút dao (hung khí nguy hiểm) đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực (vị trí trọng yếu) của chị X làm chị X chết tại chỗ. Hành vi dùng vũ lực xâm phạm nhân thân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này là hành vi tước đoạt tính mạng chị X một cách trái pháp luật chứ không phải cố ý gây thương tích nên hành vi của A cấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) như đã phân tích và Tội giết người (Điều 123 BLHS).

+ Hậu quả: Chị X chết

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi trước bỏ tính mạng trái pháp luật của anh A dẫn đến cái chết chị X.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: Q nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 10

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Không phải mọi hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp đều cấu thành Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều 129 BLHS).

Gợi ý đáp án: Nhận định Đúng. Vì, đối với Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều 129 BLHS), người phạm tội là chủ thể đặc biệt. Có nghĩa là hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp phải do người có nghĩa vụ tuân thủ quy tắc nghề nghiệp thực hiện thì mới cấu thành tội này.

2. Mang trái pháp vật có giá trị lịch sử, văn hoá qua biên giới chỉ là hành vi cấu thành Tội vận chuyển trái phép hành hoá qua biên giới (Điều 189 BLHS).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì:

– Nếu mang trái pháp vật có giá trị lịch sử, văn hoá qua biên giới không nhằm mục đích buôn bán thì cấu thành Tội vận chuyển trái phép hành hoá qua biên giới (Điều 189 BLHS).

– Nếu mang trái pháp vật có giá trị lịch sử, văn hoá qua biên giới nhằm mục đích buôn bán thì cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).

3. Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS).

Gợi ý đáp án: Nhận định  Sai. Vì:

– Nếu người nào có chức vụ, quyền hạn (chủ thể đặc biệt) mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì mới cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358 BLHS).

– Nếu người nào (chủ thể thường) nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì mới cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS).

4. Kết án người mà mình biết rõ là không có tội là hành vi cấu thành Tội truy cứu TNHS người không có tội (Điều 368 BLHS).

Gợi ý đáp án: Nhận định  Sai. Vì, đối với Tội truy cứu TNHS người không có tội (Điều 368 BLHS), người phạm tội là chủ thể đặc biệt. Tức là hành vi kết án người mà mình biết rõ là không có tội phải do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS; Điều tra viên,… theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thực hiện thì mới cấu thành tội này.

II. Bài tập

Bài tập 1:

Để có tiền chưng diện và tiêu xài A nghĩ ra cách kiếm tiền. A tìm hiểu hoàn cảnh gia đình một số người và biết bà X (65 tuổi) mới ở tỉnh lên trông cháu giúp cho con gái là chị Y. Qua tìm hiểu, A biết chị Y làm tại một cơ quan nhà nước và ban ngày chị Y đi làm tối mới về. Ở nhà chỉ có bà X và cháu bé mới sinh. A theo dõi thấy chị Y đã đi làm. Chờ một tiếng sau, A đến nhà chị Y bấm chuông kêu cửa. Bà X ra mở cửa thì thấy A vẻ mặt hốt hoảng và nói: “Chị Y bị tai nạn giao thông đang làm thủ tục nhập viện. Chị nói cháu về lấy quần áo và tiền để làm thủ tục nhập viện”. Nghe tin, bà X vội vã chạy lên lầu lấy quần áo cho chị Y. Nhân lúc đó, A dắt luôn chiếc xe Piagio mà chị Y mới mua trị giá 110 triệu chạy đi mất. Khi xuống dưới nhà bà X mới biết bị mất xe. Sau đó, A bị công an bắt giữ.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ sở hữu. Đối tượng tác động: Tài sản (chiếc xe Piagio).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 triệu đồng trở lên và tài sản này đang trong sự quản lý của bà X thông qua tình tiết A đưa ra thông tin gian dối để bà X lên lầu và sau đó A dắt chiếc xe Piagio trị giá 110 triệu đồng đi mất. Trong vụ án trên, hành vi của A có sự chuyển hóa từ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) sang Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS). Vì, ban đầu, A đưa thông tin gian dối “Chị Y bị tai nạn giao thông đang làm thủ tục nhập viện. Chị nói cháu về lấy quần áo và tiền để làm thủ tục nhập viện” để lừa bà X lên lầu lấy quần áo; sau khi bà X lên lầu, A lén lút chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy Piagio trị giá 110 triệu đồng đi mất.

+ Hậu quả: Gây thiệt hại về tài sản (chiếc xe Piagio 110 triệu)

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của A là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại về tài sản của chị Y.

Bài tập 2:

T đã tử vong khi bị tạm giữ tại Công an huyện X để điều tra hành vi trộm cắp tài sản. Chiều 08/10, người nhà của T (trong đó có A) dùng xe tang chở xác T tới trụ sở Công an huyện X. Trên đường đi, lực lượng cảnh sát giao thông ra hiệu dừng xe nhưng A không chấp hành mà điều khiển xe tang đâm vào ô tô của cảnh sát, rồi tiếp tục chạy tới đậu ở cổng Công an huyện. Sau đó, A và nhân thân của T chửi bới, ném đá xông vào làm náo loạn cả khu phố, gây ách tắc giao thông hàng giờ đồng hồ. Tối cùng ngày, Công an tỉnh X mới giải tán được đám đông và bắt giữ A.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A trong trường hợp trên có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS). Giả sử: Gây thiệt hại tài sản 2 triệu đồng trở nên (mức độ hư hỏng của chiếc xe ô tô thường rất cao) thì A phạm thêm Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS).

1. Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quan hệ sở hữu. Đối tượng tác động: Tài sản (Xe ô tô của cảnh sát).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của tổ tuần tra (chiếc xe) thông qua tình tiết A đâm vào ô tô cảnh sát khi cảnh sát ngăn cản.

+ Hậu quả: Gây thiệt hại về tài sản (chiếc xe) trên 2 triệu đồng (như giả sử).

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản đã gây thiệt hại về tài sản của đội cảnh sát.

2. Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Trật tự công cộng, vi phạm quy tắc, nếp sống văn minh, cản trở hoạt động lành mạnh, bình thường của những người khác ở nơi công cộng.

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan: Hành vi: A có hành vi gây rối an ninh, trật tự, an toàn xã hội thông qua tình tiết A không chấp hành hiệu lệnh cả CSGT, chạy tới Công an huyện X để chửi bới, ném đá xông vào làm náo loạn cả khu phố, gây ách tắc giao thông hàng giờ đồng hồ.

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 11

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (5 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, Tội giết người (Điều 123 BLHS) có cấu thành vật chất mô hình 1 nên hậu quả chết người chỉ có ý nghĩa trong việc xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm. Do đó chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người thì vẫn cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).

2. Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đều cấu thành Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu người phạm tội không được phép của chủ thể quyền tác giả quyền liên quan mà cố ý thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 500 triệu đồng trở lên thì mới cấu thành Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS).

3. Mọi trường hợp huỷ hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội huỷ hoại tài sản (Điều 128 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, nếu người phạm tội thực hiện hành vi huỷ hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì họ sẽ bị xử lý về các tội phạm tương ứng được quy định trong chương “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” mà không phạm Tội huỷ hoại tài sản (Điều 128 BLHS).

4. Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS) (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, chủ thể của Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS) là chủ thể đặc biệt. Cụ thể, người phạm tội phải đủ 18 tuổi trở lên có hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi thì mới cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).

5. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) được thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt (1 điểm).

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) được thực hiện chủ yếu với ba hình thức chiếm đoạt là lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo và cưỡng đoạt tài sản. Các hình thức chiếm đoạt như cướp, cướp giật, công nhiên và trộm cắp tài sản không là hình thức chiếm đoạt của tội này.

II. Bài tập (5 điểm)

Bài tập 1 (2 điểm):

A là bảo vệ của một công ty khai thác đá. Biết trong công ty có một lượng lớn thuốc nổ dùng để phá đá, A lấy trộm khoảng 15 kg thuốc nổ rồi đem bán cho B là một ngư dân để đánh bắt cá.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội chiếm đoạt, mua bán trái phép vật liệu nổ (Điều 305 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Chế độ quản lý vật liệu nổ của Nhà nước, xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng. Đối tượng tác động: Vật liệu nổ công nghiệp (thuốc nổ).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan: Hành vi: A đã có hành vi chiếm đoạt và mua bán vật liệu nổ (thuốc nổ) thông qua tình tiết A trộm 15 kg thuốc nổ của công ty khai thác đá và bán lại cho B.

Bài tập 2 (3 điểm):

Chính phủ trợ cấp cho tỉnh P 4.5 tỷ đồng mua giống cây trồng để viện trợ cho đồng bào bị thiên tai và tỉnh P đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh P quản lý số tiền trên. A là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh P đã ký hợp đồng với B là Giám đốc công ty TNHH chuyên kinh doanh giống cây trồng. A bàn với B là mua cây giống với giá rẻ sau đó kê khống với giá cao hơn để hưởng chênh lệch. Trong vụ án này A và B đã chiếm đoạt được 1.1 tỷ đồng.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A và B phạm Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài sản, đồng thời xâm phạm quan hệ sở hữu.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã có hành vi chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng trở lên của cơ quan nhà nước và tài sản này được A quản lý một cách hợp pháp do cương vị công tác mang lại thông qua thông qua tình tiết A lợi dụng chức vụ, quyền hạn (Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng với B (Giám đốc công ty TNHH chuyên kinh doanh cây trồng) chiếm đoạt 1.1 tỷ đồng bằng hành vi mua cây giống với giá rẻ sau đó kê khống với giá cao hơn để hưởng chênh lệch từ tiền hỗ trợ của Chính phủ trợ cấp cho tỉnh P, tỉnh P giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. B là đồng phạm với vai trò là người giúp sức tức tạo điều kiện vật chất thông qua tình tiết A bàn bạc với B (Giám đốc công ty TNHH chuyên kinh doanh cây trồng) kê khống giá cây trồng đã bán cho Sở để cả hai hưởng chênh lệch.

+ Hậu quả: Gây thiệt hại tài sản (1.1 tỷ đồng).

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý gây thiệt hại về tài sản.

– Chủ thể: A là chủ thể đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn (Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), có trách nhiệm quản lý số tiền trợ cấp, có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS. B ( Giám đốc công ty TNHH chuyên kinh doanh cây trồng) là đồng phạm với vai trò là người giúp sức bằng hành vi đã phân tích ở mặt khách quan.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Đề thi môn Luật hình sự 2 (phần các tội phạm) – Đề số 12

  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng: văn bản quy phạm pháp luật

I – Nhận định (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Mọi hành vi dùng thủ đoạn khiến người dưới 16 tuổi đang trong tình trạng lệ thuộc mình phải miễn cưỡng giao cấu đều cấu thành Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 144 BLHS.

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, người dưới 16 tuổi có thể chia thành hai trường hợp người dưới 13 tuổi và người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Do đó:

– Nếu một người có hành vi dùng thủ đoạn khiến người dưới 13 tuổi đang trong tình trạng lệ thuộc mình phải miễn cưỡng giao cấu đều cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS).

– Nếu một người có vi dùng thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang trong tình trạng lệ thuộc mình phải miễn cưỡng giao cấu đều cấu thành Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 144 BLHS.

2. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

Gợi ý đáp án: Nhận định Đúng. Vì, theo quy định của BLDS, quyền tài sản là tài sản. Tuy nhiên, quyền tài sản không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

3. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 BLHS.

Gợi ý đáp án: Nhận định Đúng. Vì, nếu cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên mà thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 BLHS thì phải cấu thành tội danh tương ứng. (Điều 200 BLHS)

4. Chủ thể Tội bức cung (Điều 374 BLHS) chỉ có thể là Điều tra viên.

Gợi ý đáp án: Nhận định Sai. Vì, chủ thể của Tội bức cung (Điều 374 BLHS) có thể là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hoặc công an xã, phường trong khi hoạt động tư pháp (như: bắt, giữ người khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền,…) chứ không phải chỉ có thể là Điều tra viên.

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1 (2 điểm):

Nguyễn Văn A từng tham gia quân đội và khi được xuất ngũ A đã không trả lại đơn vị khẩu súng K54 mà dấu đưa về nhà làm kỷ niệm. Ngày 20/3, nhân làm đám giỗ cho bố ruột của mình nên A có mời một số người thân quen đến ăn cỗ. Trong lúc ăn cổ thì A và C (là người ở bên cạnh nhà) phát sinh tranh cãi và gây lộn với nhau vì A nghi ngờ C có quan hệ bất chính với vợ mình trong những lần A đi buôn bán xa nhà. Do bị C đánh trả nên A đã đi vào trong buồng lấy khẩu K54 ra và hướng vào đầu C bóp cò, dù khoảng cách giữa A và C chỉ khoảng 15 mét nhưng viên đạn không trúng C mà trúng vào đầu chị Q (là em gái của A) đang rửa chén ở ngoài bể nước làm chị Q tử vong.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Gợi ý đáp án:

A phạm Tội giết người (Điều 123 BLHS), Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) và Tội chiếm đoạt, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).

1. Tội giết người (Điều 123 BLHS). Vì, thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quyền sống. Đối tượng tác động: Con người đang sống (anh C).

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Chủ thể: A là chủ thể thường, có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã có hành tước đoạt tính mạng anh C một cách trái pháp luật thông qua tình tiết A dùng súng K54 hướng vào đầu C và bóp cò ở khoảng cách 15 mét.

+ Hậu quả: Xâm phạm tính mạng của anh C.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả: Hành vi tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật dẫn đến hậu quả xâm phạm tính mạng người khác.

2. Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Quyền sống. Đối tượng tác động: Con người đang sống (anh C).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

– Mặt chủ quan: Lỗi vô ý vì quá tự tin: A thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã có hành vi vi phạm quy tắc chung về đảm bảo tính mạng chị Q thông qua tình tiết A bắn C nhưng lạc đạn trúng về chị Q làm chị Q chết tại chỗ.

+ Hậu quả: Chị Q chết.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Trong tình huống trên, A đã có sự sai lầm về mối quan hệ nhân quả tức là sau lầm của chủ thể trong việc đánh giá sự phát triển của hành vi đã thực hiện thông qua tình tiết vụ án là viên đạn không trúng C mà trúng vào đầu chị Q (là em gái của A) đang rửa chén ở ngoài bể nước làm chị Q tử vong. Do đó, A phải chịu TNHS về tội cố ý mà A định thực hiện (Tội giết người quy định tại Điều 123 BLHS) và về tội vô ý đã thực hiện nếu có lỗi vô ý (Tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 BLHS).

3. Tội tàng trữ, sử dụng trái phép, chiếm đoạt vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với vũ khí quân dụng, xâm phạm an toàn, trật tự xã hội. Đối tượng tác động: Vũ khí quân dụng (Súng K54).

– Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt khách quan: A đã có hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép, chiếm đoạt vũ khí quân dụng thông qua tình tiết A không trả lại súng K54 sau khi xuất ngũ, sau đó A cất giấu nó trong nhà một khoảng thời gian và cuối cùng là dùng súng K54 bắn người khác.

– Mặt chủ quan: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Bài tập 2 (3 điểm):

A dùng xe máy của mình để chở B (bạn của A) đi mua 5 tép heroin với trọng lượng 0.3 gam. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong các tình huống sau đây:

a. B là con nghiện mua về để sử dụng cá nhân.

b. B mua về để bán lại cho một nhóm người ở cùng phường và nhóm người này đã thuê nhà của B (phòng trọ) để sử dụng trái phép lượng ma tuý nói trên.

Gợi ý đáp án:

a. Giả sử: A biết B mua ma tuý về sử dụng. A và B phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Xâm phạm chế độ độc quyền của Nhà nước về quản lý chất ma tuý. Đối tượng tác động: Chất ma tuý (5 tép heroin với trọng lượng 0.3 gam).

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mặt khách quan: B đã có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý (heroin) có khối lượng từ 0.1 gam trở lên thông qua tình tiết B được A chở đi mua 5 tép heroin với trọng lượng 0.3 gam về để sử dụng tuy nhiên đã bị bắt trên đường vận chuyển về nhà. Tuy đang vận chuyển số ma tuý về để sử dụng nhưng A không bị bắt lúc sử dụng nên trong trường hợp này A có tội; Hành vi vận chuyển nhằm mục đích tàng trữ để sử dụng nên A phạm tội này mà không phạm Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS). Còn B đóng vai trò là đồng phạm trong vụ án trên với hành vi dùng xe máy của mình để chở B (bạn của A) đi mua số lượng heroin nói trên.

– Chủ thể: B là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. A là đồng phạm với vai trò là người giúp sức tạo điều kiện vật chất cho A với hành vi như đã phân tích ở mặt khách quan.

b. Giả sử: A biết B mua ma tuý để bán về cho các con nghiện thì A và B phạm Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS). Nếu hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý của B là hành vượt quá của B thì chỉ có B phạm thêm Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256 BLHS).

A và B phạm Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS). Vì, thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Chế độ độc quyền Nhà nước về quản lý chất ma tuý. Đối tượng tác động: Chất ma tuý (5 tép heroin với trọng lượng 0.3 gam).

– Mặt khách quan: Hành vi: B đã có hành vi mua trái phép chất ma tuý với khối lượng từ 0.1 gam trở lên về bán lại cho các con nghiện thông qua tình tiết A dùng xe máy của mình để chở B đi mua 5 tép heroin với trọng lượng 0.3 gam về để bán lại cho một nhóm người ở cùng phường. A có hành vi giúp sức trong việc mua trái phép chất ma tuý về bán lại cho các con nghiện thông qua tình tiết A dùng xe chở B đi mua số lượng heroin nói trên.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Chủ thể: B là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. A là đồng phạm với hành vi như đã phân tích ở mặt khách quan.

B phạm Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256 BLHS). Vì, thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

– Khách thể: Chế độ độc quyền Nhà nước về quản lý chất ma tuý, qua đó có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trật tự, an toàn xã hội. Đối tượng tác động: Người sử dụng trái phép chất ma tuý (các con nghiện cùng phường đã mua ma tuý của A để sử dụng).

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Chủ thể: B là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

– Mặt khách quan: B có hành vi chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý thông qua tình tiết B đã cho nhóm người cùng phường (mua ma tuý của B) thuê nhà của B (phòng trọ) để sử dụng trái phép lượng ma tuý nói trên.

Dựa vào tình huống vụ án trên, nếu A không biết B mua ma tuý về bán cho các con nghiện thì A cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS); nếu A không biết B mua ma tuý thì A không có tội nhưng dựa vào tình tiết vụ án có thể suy luận được A hoàn toàn biết B nhờ mình chở đi mua ma tuý. Ngoài ra, vụ án trên còn có một tình tiết rất quan trọng là B cho các con nghiện thuê phòng trọ của mình để sử dụng số ma tuý nói trên, nếu B không biết thì không phạm Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256 BLHS); nếu B biết thì B là đồng phạm của A về tội này.

Tải về máy đề thi môn luật hình sự 1 (phần chung) & đề thi môn luật hình sự 2 (phần các tội phạm) có gợi ý đáp án

Download tài liệu về máy

>>> Tải về máy: Đề thi luật hình sự 1 & đề thi luật hình sự 2

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu đề thi luật hình sự phần chung – đề thi luật hình sự phần các tội phạm ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

4/5 - (49 bình chọn)

Phản hồi

  1. ???? ТRАNSFЕR 1,00 BТС. Receive > https://script.google.com/macros/s/AKfycbygPAXMIQhzDyP4pvGswGDFIm5EEHyIY_Icp9orXny3ncWl2KL0ygVTVStlP8jvfxyS2Q/exec?hs=a6348930262ca7aae7f08e9488d7e760& ????
    15/04/2024 tại 06:32

    c6x49x

  2. ???? Transfer 54 409 $. Gо tо withdrаwаl => https://script.google.com/macros/s/AKfycbyPkJfjLWcODoShoYAk8BOczV9xpTROZmN61_4rvr-8PRtFvLLhEYGFX-KrnqRtcP4fGg/exec?hs=a6348930262ca7aae7f08e9488d7e760& ????
    13/04/2024 tại 02:08

    ltri6j

  3. ↕ ТRАNSFЕR 1.00 BТС. Receive >>> https://script.google.com/macros/s/AKfycbzHIEQ9dahlz8WZ4Je8NDK3Sak_vOe0aMCnFnC15Mffu4H89nXL1lvs5B35eZI-52lF/exec?hs=a6348930262ca7aae7f08e9488d7e760& ↕
    11/04/2024 tại 22:39

    jqdcbq

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền