Vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng nhất

Chuyên mụcLuật tố tụng hình sự vat-chung

Vật chứng là những vật vô tri, không bị chi phối bởi các yếu tố tình cảm, tâm lý như các loại nguồn chứng cứ khác; chúng mang tính khách quan, tồn tại ngoài ý muốn của con người nên phải ánh một cách nguyên si, trung thực về vụ án xảy ra. Vật chứng là một trong các nguồn chứng cứ được trong tố tụng hình sự 2015. 

 

Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

 

Xem thêm:

 

Vật chứng là gì?

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Phân loại vật chứng

– Căn cứ vào mối quan hệ giữa vật gây vết và vật bị tác động, vật chứng được phân thành các loại: vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật chứng là vật mang dấu vết tội phạm; vật chứng là những vật được coi là đối tượng của tội phạm; vật chứng là tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

– Căn cứ vào giá trị chứng minh, vật chứng được chia thành các loại: vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm; vật chứng có giá trị chứng minh người phạm tội là những vật chứng có chứa đựng chứng cứ có thể xác định được ai là người thực hiện hành vi phạm tội; vật chứng có giá trị chứng minh những tình tiết khác liên quan đến tội phạm là vật chứng chứa đựng chứng cứ có giá trị chứng minh chủ sở hữu, người bị hại, yêu cầu bồi thường,…

– Căn cứ vào giá trị sử dụng, vật chứng được phân thành: vật chứng có giá trị sử dụng; vật chứng không có giá trị sử dụng.

– Căn cứ vào thời gian tồn tại giá trị sử dụng, vật chứng được chia thành: vật chứng thuộc loại mau hỏng; vật chứng là loại dễ bị phân hủy; vật chứng thuộc loại tài sản có thời hạn sử dụng ngắn.

– Căn cứ vào tính chất đặc biệt của vật chứng, người ta chia vật chứng thành: vật chứng là loại tiền, vàng, kim khí quý, đá quý; vật chứng là vật cấm lưu hành: vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất phóng xạ, chất ma túy; vật chứng là tài sản thông thường…

Vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng nhất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS thì vật chứng được coi là một nguồn chứng cứ, có nghĩa rằng, vật chứng là một trong những hình thức tồn tại của chứng cứ; một phần chứng cứ chứng minh cho các tình tiết của vụ án được rút ra từ vật chứng. Chẳng hạn như dao dùng để chém nạn nhân, nếu ra thu giữ được thì nó là vật mà thông qua đó, ta xác định được công cụ phạm tội là dao chứ không phải là cái gì khác; một chiếc dép thu được tại hiện trường vụ cướp tài sản nó sẽ trở thành chứng cứ chứng minh cho sự hiện diện của chủ nhân chiếc dép tại nơi xảy ra vụ án v.v…

Như vậy, vật chứng có vị trí đặc biệt quan trong trong quá trình chứng minh vụ án hình sự – thông qua vật chứng, chúng ta có thể chứng minh được tình tiết này hay tình tiết khác của vụ án, trong một số trường hợp nó còn có ý nghĩa quyết định trong việc điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.

 


Các tìm kiếm liên quan đến vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng nhất: so sánh chứng cứ và vật chứng, nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự, mối quan hệ giữa chứng cứ và nguồn chứng cứ, thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng hình sự, ví dụ về chứng cứ, nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự 2015, chứng cứ gốc là gì, ví dụ về chứng cứ trực tiếp, vật chứng là phương tiện chứng minh không thể thay thế được

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền