Chứng cứ là gì?
Chứng cứ được hiểu là những gì có thật được thu theo những trình tự thủ tục luật định, phản ánh sự thật khách quan, là bằng chứng nhằm mục đích chứng minh, làm rõ và giải quyết vụ việc khi có xảy ra tranh chấp, vụ án khi phát sinh phải truy cứu trách nhiệm hình sự
Các nội dung liên quan:
- Mối quan hệ giữa các thuộc tính của chứng cứ
- So sánh chứng cứ trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự
- Bình luận về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong BLTTDS 2015
- Chế định chứng cứ, nguồn chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Các thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng dân sự
Chứng cứ trong tố tụng hình sự là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do luật đinh mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Chứng cứ trong tố tụng dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
Các thuộc tính của chứng cứ
Chứng cứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc nhưng làm phạm trù pháp lý khá phức tạp. Tuy vậy, như các sự việc, sự việc khác con người vẫn có thể nhận thức được thông qua các thuộc tính của nó. Các thuộc tính của chứng cứ bao gồm: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp.
– Tính khách quan: là những tài liệu, sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người.
+ Tính khách quan đòi hỏi bản thân các nguồn thông tin này phải có thật, không phụ thuộc vào khả năng con người có nhận biết chúng hay không.
+ Tính khách quan còn thể hiện ở chỗ những gì là suy đoán, tưởng tượng, không có thật thì không phải là chứng cứ. Tính khách quan bắt đầu từ thời điểm chứng cứ được sinh ra.
– Tính liên quan: thể hiện ở mối liên hệ khách quan cơ bản của chứng cứ với sự kiện cần chứng minh.
+ Những gì có thật phải có mối liên hệ khách quan với những sự kiện cần phải chứng minh trong vụ án hình sự.
+ Chứng cứ phải là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, có mối quan hệ nội tại với những tình tiết, nội dung của vụ án. Nếu những gì tồn tại khách quan nhưng không liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ.
– Tính hợp pháp: thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những phương tiện chứng minh và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tính hợp pháp được xác định nhằm đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ.
Thuộc tính nào của chứng cứ là quan trọng nhất
Cả ba thuộc tính trên của chứng cứ đều quan trọng và không thể tách rời.
Những gì được coi là chứng cứ phải thỏa mãn đầy đủ ba thuộc tính trên. Nếu xét mối quan hệ nội tại giữa các thuộc tính của chứng cứ thì tính khách quan và tính liên quan là nội dung của chứng cứ còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ.
Các tìm kiếm liên quan đến thuộc tính nào của chứng cứ là quan trọng nhất, khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự, thuộc tính liên quan của chứng cứ, ví dụ về chứng cứ trực tiếp, nguồn của chứng cứ trong tố tụng hình sự, so sánh chứng cứ và tài liệu trinh sát, nguồn chứng cứ, ý nghĩa của chứng cứ, đặc điểm của chứng cứ
Cảm ơn Học Luật Online nhiều ạ, những tài liệu trang chia sẻ đều rất cần thiết cho sv tụi e trong quá trình học bộ môn này!