Khái niệm, đặc điểm, phân loại phá sản? Cho ví dụ?

Chuyên mụcLuật phá sản, Luật thương mại Phá sản

Phá sản là một khái niệm được sử dụng để chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả của một thương gia, một nhà buôn (theo cách quan niệm truyền thống) và của công ty, của doanh nghiệp (theo quan niệm hiện nay).

 

 

Phá sản

Mục lục:

  1. Phá sản doanh nghiệp là gì?
  2. Đặc điểm của phá sản
  3. Phân loại phá sản
Phá sản doanh nghiệp là gì
Luật Phá sản

1. Phá sản doanh nghiệp là gì?

Điều 2 Luật Phá sản quy định: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn“.

2. Đặc điểm của phá sản

Đặc điểm của phá sản
Đặc điểm của phá sản

a) Tính chất lịch sử của phá sản

Phá sản là một hiện tượng kinh tế – xã hội gắn liền với nền kinh tế thị trường, bởi vậy nó mang tính chất lịch sử rất rõ rệt. Trong những giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội lồi người, khi xã hội không tồn tại nền kinh tế thị trường thì phá sản cũng không có cơ sở để tồn tại. Ngay cả khi có nền kinh tế hàng hóa là mức độ thấp của kinh tế thị trường thì phá sản cũng không tồn tại. Chẳng hạn phá sản không phát sinh ở nền kinh tế tiểu thủ công nghiệp của các nước phương Tây thời kỳ tiền Tư bản. Với nền sản xuất thấp kém, năng suất lao động thấp dẫn tới cầu luôn cao hơn cung, các nhà sản xuất hầu như không gặp bất cứ khó khăn nào trong q trình tiêu thụ hàng hóa và vì vậy, việc họ bị phá sản là không thể xảy ra. Hoặc như trong thời kỳ đầu sau giải phóng, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Về bản chất, đây vẫn là nền kinh tế hàng hóa tuy nhiên do sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào quá trình sản xuất cũng như phân phối dẫn đến tình trạng các khoản nợ đối với doanh nghiệp gần như “biến mất”. Lỗ đâu nhà nước bù đó, doanh nghiệp tồn tại dựa vào ý muốn và sự chỉ đạo từ phía nhà nước. không có thị trường với đúng nghĩa của nó và không có cạnh tranh. Phá sản cũng không tồn tại trong nền kinh tế như vậy.

b) Tính chất khách quan của phá sản

Đặc điểm này muốn nói rằng phá sản không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất cứ ai trong xã hội. Ngược lại, nó là kết quả của quá trình kinh doanh không hiệu quả kéo dài của doanh nghiệp. Q trình kinh doanh không hiệu quả đó lại được lý giải bởi hai nguyên nhân cũng mang tính khách quan sau đây:

Nguyên nhân đầu tiên dựa trên cơ sở lý thuyết về vòng đời của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng có một vòng đời trải qua 3 giai đoạn: khởi nghiệp (lancement), chín muồi (maturité) và khủng hoảng (crise). Ba giai đoạn này được hình tượng hóa trong sơ đồ 1 xem thêm sơ đồ 1.

Sơ đồ 1: Sơ đồ vòng đời của doanh nghiệp
Sơ đồ 1: Sơ đồ vòng đời của doanh nghiệp

Nhìn từ sơ đồ 1 ta có thể thấy rõ vòng đời của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế, doanh nghiệp cũng như một thực thể sống, sinh ra, phát triển rồi chết đi.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn cũng như quy luật biến đổi và tồn tại của sự vật, hiện tượng. Là một phần của giai đoạn khủng hoảng, phá sản vì thế, mang tính khách quan, độc lập với ý chí của con người.

Trong thực tế, nguyên nhân dẫn đến phá sản, tức là nguyên nhân khiến một thương gia, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng không đủ khả năng thanh tốn các khoản nợ thường rất khác nhau. Có trường hợp là do chính sách của Nhà nước thay đổi khiến doanh nghiệp trở tay không kịp: giới ngân hàng thương mại thế giới đã từng chứng kiến hệ thống ngân hàng của Argentina bị phá sản hàng loạt vào năm 2001 mà nguyên nhân là do Chính phủ Argentina đã ban hành Luật Corralito, Thời gian theo đó mọi tài khoản ngân hàng trên tồn quốc bị đóng băng trong 12 tháng nhằm giải quyết tình trạng các nhà đầu tư nước ngồi muốn tháo chạy khỏi Argentina. Cũng có khi do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở trong nước hoặc ở phạm vi quốc tế; và cũng không loại trừ do doanh nghiệp quản lý kém hiệu quả hoặc xây dựng chiến lược kinh doanh không phù hợp mà điển hình nhất là trường hợp của hãng sản xuất xe hơi General Motor. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho General Motor phá sản là do sự chậm chạp, kém năng động và sự rối rắm về quản trị với những thủ tục phức tạp trong phong cách lãnh đạo của giới lãnh đạo Hãng này.

Nguyên nhân thứ hai dựa trên đặc điểm của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là mức phát triển cao của kinh tế hàng hóa, nơi mà sự phân công lao động, chun mơn hóa trong sản xuất đã đạt trình độ cao. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, năng suất lao động tăng lên làm cho của cải sản xuất ra ngày một nhiều hơn và vì thế cạnh tranh giữa các nhà cung ứng sản phẩm và dịch vụ cũng ngày càng trở nên khốc liệt. Đã có thời gian “thương trường là chiến trường” trở thành câu nói cửa miệng, bài học nhắc nhở cho mọi nhà quản lý doanh nghiệp.
Trong cuộc chiến sống còn như vậy, việc có những doanh nghiệp yếu thế hơn, làm ăn kém hiệu quả hơn dẫn tới thua lỗ và phá sản là điều tất yếu. Ngoài ra, ngày nay, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một thực tế là chính nền kinh tế thị trường với mục tiêu hướng mạnh về lợi nhuận đã làm cho nhiều doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi ích trước mắt mà đem vốn đầu tư vào các hoạt động thương mại ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng lại không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Khi thị trường đổ vỡ, những khoản vốn đầu tư ồ ạt đã không thể thu về được, đẩy doanh nghiệp đến tình trạng mất khả năng chi trả và lâm vào tình trạng phá sản. Điều này cũng có nghĩa là kinh tế thị trường khuyến khích doanh nghiệp làm giàu nhưng cũng chính kinh tế thị trường đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phá sản.

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kinh tế ở các nước phương Tây cho rằng trong nền kinh tế thị trường, phá sản cũng cũng gắn liền với hoạt động kinh doanh như lợi nhuận. Phá sản cùng với lợi nhuận tạo thành “cái gậy” và “củ cà rốt” theo đuổi các thương gia, các doanh nghiệp trong suốt cuộc đời kinh doanh của họ.

Điều này cho thấy tính chất khách quan của phá sản.

c) Phá sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật

Là hiện tượng kinh tế – xã hội gắn liền với nền kinh tế thị trường, phá sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật – pháp luật về phá sản. Lúc đầu những quy định về phá sản chỉ là những nguyên tắc pháp lý, những chế định được quy định trong các văn bản pháp luật về thương mại, trong các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau này, do những tác động và ảnh hưởng mang tính xã hội của phá sản, nhiều nước đã ban hành đạo luật riêng về phá sản. Tuy nhiên, có một thực tế là những nước Xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, do pháp luật phá sản ra đời muộn nên thường gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và thi hành luật phá sản. Trong khi đó, các nước có nền kinh tế thị trường sớm phát triển như Hoa Kỳ, Úc, Pháp … là những nước có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi luật phá sản, đặc biệt là trong việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Trong tình hình khủng hoảng tài chính tiền tệ đang diễn ra hiện nay, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng của Hoa Kỳ đã và đang bị phá sản và việc xử lý doanh nghiệp bị phá sản theo chương 7 và chương 11 của Luật Phá sản Hoa Kỳ năm 2005 đang thu hút sự chú ý của giới doanh nghiệp trên thế giới. Điều này có nghĩa là, từ thời cổ đại cho đến nay, phá sản luôn luôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Điều này cũng đòi hỏi mọi doanh nghiệp, ngay khi có ý tưởng thành lập, đã phải tìm hiểu những quy định của pháp luật về phá sản song song với việc tìm hiểu những quy định của pháp luật về tự do kinh doanh, tự do thương mại trong cả quá trình tồn tại, phát triển, hưng thịnh và tiêu vong của mình.

3. Phân loại phá sản

a) Trên cơ sở nguyên nhân gây ra phá sản có phá sản trung thực và phá sản gian trá

– Phá sản trung thực là gì?

Phá sản trung thực là hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do những nguyên nhân khách quan hay những rủi ro bất khả kháng gây ra. Phá sản trung thực cũng có thể từ những nguyên nhân chủ quan nhưng không phải do sự chủ ý nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Phá sản trung thực

Ví dụ: như sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động; sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương trường…

– Phá sản gian trá là gì?

Phá sản gian trá là hậu quả của những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Ví dụ: có hành vi gian lận trong khi ký hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai… để qua đó tạo ra lý do phá sản không đúng sự thật.

b) Trên cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý có phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc: Cụ thể là dựa trên căn cứ ai là người làm đơn yêu cầu phá sản

– Phá sản tự nguyện là gì?

Phá sản tự nguyện là do phía doanh nghiệp mắc nợ tự làm đơn yêu cầu phá sản khi thấy mình mất khả năng thanh toán, không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ.

– Phá sản bắt buộc là gì?

Phá sản bắt buộc là do phía các chủ nợ làm đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp mắc nợ nhằm thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp mắc nợ.

c) Dựa vào đối tượng bị giải quyết phá sản

Gồm phá sản cá nhân và phá sản pháp nhân. Tuỳ theo pháp luật ở mỗi nước mà đối tượng bị giải quyết phá sản có quy định khác nhau. Ở nước ta áp dụng cho doanh nghiệp và HTX. Trung Quốc: áp dụng với thành phần kinh tế quốc doanh. Úc: áp dụng với cả cá nhân.

– Phá sản cá nhân là gì?

Phá sản cá nhân: theo quy định này cá nhân bị phá sản phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.

– Phá sản pháp nhân là gì?

Phá sản pháp nhân: đó là phá sản một tổ chức, tổ chức này phải gánh chịu hậu quả của việc phá sản. việc trả nợ cho chủ nợ của pháp nhân dựa trên tài sản của pháp nhân.


Các tìm kiếm liên quan đến phân loại phá sản, ví dụ về phá sản doanh nghiệp, phá sản trung thực là gì, đặc điểm của phá sản, khái niệm phá sản doanh nghiệp, tiêu chí phân loại phá sản, các hình thức phá sản, phá sản doanh nghiệp là gì, những vấn đề chung về phá sản

4.5/5 - (188 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền