Tội thao túng thị trường chứng khoán tại Bộ luật Hình sự 2015

Chuyên mụcLuật hình sự Chứng khoán

Tội thao túng thị trường chứng khoán quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 181c. Tội thao túng giá chứng khoán BLSH 1999.

 

Các nội dung liên quan:

 

Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

b) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

1. Khái niệm

Thao túng giá chứng khoán được hiểu là những hành vi sau đây: sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra ra cung, ảnh cầu giả tạo; Tao thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, ăn cung cầu giả tạo; Liên tục mua  bán hoặc bán chứng khoán với khối lượng ảnh chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và  nắm vững vị thế đối với loại chứng khoán đó; sử dụng các phương thức hoặc thực hiện hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

2. Các yếu tố cấu thành tội thao túng giá chứng khoán

2.2. Mặt  khách quan.

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Về hành vi. Có một trong các hành vi sau đây:

–  Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

– Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán ăn mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

– Liên tục mua hoặc bán chứng khoán  với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa  thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

– Dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

– Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó.

b) Dấu hiệu khác. Có một trong các dấu hiệu sau:

– Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên.

– Hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên.

2.2. Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến hoạt động quản lý giá chứng khoán.

2.3. Mặt  chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

2.4. Chủ thể

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào, pháp nhân thương mại nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Về hình phạt

3.1. Đối với cá nhân.

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 02 khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (khung 1).

Có mức phạt tiền từ  500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

b) Khung hai (khoản 2).

Có  mức phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

c) Hình phạt bổ sung.

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.2. Đối với pháp nhân thương mại.

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 03 khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (điểm 1).

Có mức phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng.

b) Khung hai (điểm 2).

Có mức phạt tiền từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng.

c) Khung ba (điểm c).

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điều 79 của bộ luật này, thi bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

d) Hình phạt bổ sung.

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền