Tội bức tử quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 100. Tội bức tử BLHS 1999.
Các nội dung liên quan:
- Dấu hiếu pháp lý của Tội giết hoặc vứt con mới đẻ BLHS 2015
- Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
- Các yếu tố cấu thành Tội đe dọa giết người
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
>>> Xem thêm: Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe nhân phẩm danh dự của con người
Điều 130. Tội bức tử
1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.
Bình luận tội bức tử theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
Mục lục:
1. Khái niệm bức tử
Bức tử là hành vi đối xử tàn ác thường xuyên ức hiếp ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm cho người đó tự sát.
2. Các yếu tố cấu thành tội bức tử
2.2. Mặt khách quan của tội bức tử
Mặt khách quan của tội bức tử có các dấu hiệu sau đây:
a) Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:
- Đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét, cho ngủ ngoài để muỗi cắn… làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác nhưng chưa đến mức gây thương tích hay gây tổn hại sức khoẻ của nạn nhân. Hành vi này không chỉ bị pháp luật cấm mà dư luận xã hội cũng lên án.
- Thường xuyên ngược đãi, ức hiếp nạn nhân: đây trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ người lệ thuộc mình, trái với luân lý, đạo đức xã hội.
- Làm nhục nạn nhân: đây là hành vi (cố ý ) làm tổn hại nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người lệ thuộc vào mình. Đây là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của nạn nhân như: chửi bới thậm tệ, bôi nhọ danh dự, nhạo báng, miệt thị hoặc những hành vi bỉ ổi khác.
Theo quy định của luật, hành vi ngược đãi, ức hiếp hoặc làm nhục người lệ thuộc mình phải được thực hiện thường xuyên mới cấu thành tội bức tử. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần xác định là hành vi bức tử kể cả trong trường hợp người phạm tội chỉ một vài lần có hành vi ngược đãi, ức hiếp hoặc làm nhục nhưng kết quả đã làm nạn nhân tự sát vì hành vi đó.
b) Về hậu quả: Các hành vi nêu trên dẫn đến hậu quả là lại nhân (tức người bị đối xử tàn ác thường xuyên bị ức hiếp, bị ngược đãi hoặc bị làm nhục) tự làm chấm dứt cuộc sống của chính mình.
Nói cách khác những hành vi đó đã gây ức chế về tâm lý đối với nạn nhân, làm cho nạn nhân bị khủng hoảng tinh thần, bị tuyệt vọng không còn niềm tin vào cuộc sống nữa nên đã hành động để kết liễu cuộc sống của chính mình.
Lưu ý: Nạn nhân là người lệ thuộc đối với người có hành vi phạm tội về kinh tế, công tác, lệ thuộc về tôn giáo hoặc về các mặt khác cụ thể là:
- Lệ thuộc về kinh tế: thể hiện qua việc nạn nhân phải phụ thuộc người phạm tội về việc được cung cấp các nhu cầu ăn, mặc, ở hoặc các điều kiện vật chất khác để duy trì cuộc sống;
- Lệ thuộc về công tác thể hiện qua việc nạn nhân phải chịu ảnh hưởng và tác động của người khác trong quan hệ công tác trong các cơ quan tổ chức (như chịu ảnh hưởng của thủ trưởng, của giám
đốc, của cấp trên…); - Lệ thuộc về tôn giáo như tín đồ của người có chức sắc trong giáo hội;
- Lệ thuộc về các mặt khác như bệnh nhân với thầy thuốc, học sinh với thầy cô giáo…
Tội phạm hoàn thành khi lại nhân thực hiện hành vi tự sát. Việc làm nhân chết hay được cứu sống không có ý nghĩa trong việc định tội mà chỉ có ý nghĩa trong lượng hàng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nếu nhận không bị chết thì ít bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trừ trường hợp hành vi đối xử quá tàn ác, quá ức hiếp, quá ngược đãi bị xã hội lên án) hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về mọi tội khác như tội hành hạ người khác (Điều 140), tội làm nhục người khác (Điều 155), tội ngược đãi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185).
2.2. Khách thể của tội bức tử
Ngoài việc xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân hành vi nêu trên còn gián tiếp xâm phạm đến tính mạng của người khác.
2.3. Mặt chủ quan của tội bức tử
Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp
2.4. Chủ thể của tội bức tử
Chủ thể của tội bức tử là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra chủ thể này còn là người mà lại nhân có mối quan hệ lệ thuộc nhất định (có thể coi là chủ thể đặc biệt).
Tội bức tử là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức
Đây là nhận định sai. Tội bức tử là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất bởi vì người phạm tội thực hiện các hành vi được nêu ra ở mặt khách quan phải dẫn đến HẬU QUẢ là lại nhân (tức người bị đối xử tàn ác thường xuyên bị ức hiếp, bị ngược đãi hoặc bị làm nhục) tự làm chấm dứt cuộc sống của chính mình.
Tội bức tử hoàn thành khi nạn nhân thực hiện hành vi tự sát (hậu quả). Việc làm nạn nhân chết hay được cứu sống không có ý nghĩa trong việc định tội mà chỉ có ý nghĩa trong lượng hình.
3. Về hình phạt của Tội bức tử
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 02 khung, cụ thể như sau:
a) Khung một (khoản 1)
Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
b) Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Ví dụ về tội bức tử
Dương Đình Khanh, 46 tuổi, trú tại tổ 12, Thuỷ Công 2, phường Tân Thịnh, thị xã Hoà Bình. Vốn sinh ra ở Hà Tây, nhưng Khanh lên Hoà Bình làm công nhân từ khi nhà máy bắt đầu xây dựng. Ở công trường này, anh ta đã gặp và yêu chị Dương Thị Cánh cũng là công nhân của nhà máy.
Cuộc sống của gia đình họ sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như sau khi nghỉ chế độ ở Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, vợ chồng Khanh quay sang kiếm sống bằng nghề kinh doanh và giết mổ lợn. Sau khi giết mổ, Khanh lại mua một cút rượu về uống với lòng lợn tiết canh, món khoái khẩu của anh ta.
Mỗi lần như thế, Khanh lại lớn tiếng chửi tất cả mọi người. Chửi vợ con chán, Khanh chửi cả hàng xóm. Sống với một người chồng vũ phu và nát rượu, người phải chịu đau khổ nhiều nhất chính là chị Cánh. Chị thường xuyên bị chồng đánh đập và chửi bới. Khi được tin mẹ mất, chị Cánh chuẩn bị đồ đạc, quần áo về quê thì bị Khanh cản đường. Khanh nói: “Mày phải bán hết số hàng ở ngoài chợ rồi mới được về”, đồng thời anh ta còn tát tai, đá đít khiến chị phải sang nhờ hàng xóm lấy hộ quần áo rồi bắt xe về quê.
Khi vợ đi đám tang mẹ trở về nhà, Khanh không biết tìm cớ gì để đánh vợ nên ngấm ngầm dùng ớt để xát vào trang phục lót của vợ (mà là ớt vàng cho vợ khỏi phát hiện ra), khiến chị vợ mặc vào bị cay nhảy lên la oai oái. Chị vợ vẫn tưởng mình bị dị ứng hay bị côn trùng cắn, mãi sau khi thấy Khanh đứng nhìn mình cười, chị Cánh mới biết đó là hành động của “đức lang quân” mình.
Ngoài ra, Khanh còn vô cớ nghi vợ ngoại tình nhưng không có bằng chứng. Tức tối, Khanh nghĩ làm thế nào để “chụp mũ” cho vợ. Vì vậy, vào một hôm bà vợ vào rừng đi vệ sinh, chưa kịp kéo quần lên thì ông ta xông vào lột luôn quần vợ và chạy về làng hô hoán cả làng là vợ mình đi ngủ với trai trong rừng. Khanh còn bắt vợ nhốt vào chuồng lợn, khảo tra suốt đêm để vợ khai ra nhân tình. Chịu không nổi, chị Cánh đã đập đầu vào cũi để tự tử nhưng không chết thì Khanh thả vợ ra. Trong trường hợp này dù chị Cánh tự tử chưa chết nhưng Khanh vẫn bị xem là phạm tội bức tử.
Các tìm kiếm liên quan đến Tội bức tử, tội bức tử blhs 2015, tội bức tử là tội phạm cấu thành vật chất đúng hay sai, cấu thành tội phạm tội bức tử, so sánh tội bức tử với tội hành hạ người khác, tội bức tử có cấu thành tội phạm hình thức, chủ thể của tội bức tử, bức tử là gì, ví dụ về tội bức tử
Để lại một phản hồi