Sự thật nhiều người chưa biết từ vụ án hoa hậu Phương Nga

Chuyên mụcThảo luận pháp luật, Tin tức pháp luật Vụ án hoa hậu Phương Nga

Trong những ngày qua, cư dân mạng thể hiện sự quan tâm cao độ đến vụ án “hoa hậu Phương Nga với đại gia Cao Toàn Mỹ” và thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau (có người bảo Phương Nga phạm tội lừa đảo nhưng cũng có người nói Cao Toàn Mỹ phạm tội vu khống; người cho rằng nhân chứng Mai Phương ngồi phòng cách ly là hợp lý nhưng người bảo là không công bằng…).

 

Theo tôi, trong số những cảm xúc nêu trên có ý kiến xuất phát từ cơ sở pháp lý, song cũng có những cảm xúc chỉ xuất phát từ cảm xúc. Bởi vậy, sau đây tôi xin trình bày một số nội dung liên quan đến quy định pháp luật Việt Nam hiện hành để phần nào giúp mọi người có góc nhìn khách quan và rõ ràng hơn về sự việc.

 

1. Bao giờ bị coi là có tội?

Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.

Như vậy, bất kỳ ai (trong đó bao gồm bị can, bị cáo, người có liên quan đến vụ án) không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực. Thế nên, tính đến thời điểm này không thể nói hoa hậu Phương Nga hay ông Cao Toàn Mỹ hoặc ai đó là có tội… mà cần phải chờ đợi bản án có hiệu lực của Tòa án (mọi tranh luận của Luật sư, đại diện Viện Kiểm sát… cũng chỉ là lập luận, thông tin ban đầu để Tòa án làm cơ sở tìm ra sự thật khách quan).

 

Chúng ta không muốn oan sai xảy ra với người khác và càng không muốn oan sai xảy ra với bản thân mình; bởi vậy, chúng ta cần điềm tĩnh chờ đợi kết quả từ cơ quan tiến hành tố tụng, chớ vội vàng phán xét một ai đó là có tội khi chỉ dựa vào thông tin từ Internet.

 

2. Tại sao cho bà Mai Phương vào phòng cách ly?

Trong vụ án này, tính đến thời điểm hiện tại thì bà Nguyễn Mai Phương đang đứng với tư cách người làm chứng (người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án) nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Nên việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của bà Mai Phương bằng việc cho ngồi phòng cách ly là cần thiết và hoàn toàn phù hợp đối với quy định tại Khoản 3 Điều 55 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003

 

Chúng ta không muốn ai đó soi mói chuyện đời tư của mình và càng không muốn phải gặp rủi ro đến sức khỏe, tính mạng thì chúng ta cần phải ủng hộ cơ quan công quyền có biện pháp bảo vệ người làm chứng. Bảo vệ quyền lợi tối đa của người làm chứng cũng có nghĩa với việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của chúng ta, vì chúng ta ai cũng có thể trở thành nhân chứng trong tương lai.

 

Trong vụ án “hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ”, hội đồng xét xử đã quyết định cho phép bà Nguyễn Mai Phương (nhân chứng) được ở phòng cánh ly là hoàn toàn thấu tình đạt lý. Đây được xem là tiền lệ tốt cho ngành Tư pháp nước nhà.

 

1. Thấu tình

Những ngày qua, nhiều người (trên mạng lẫn ngoài đời) sôi sục tìm và muốn biết, muốn khám phá về cá nhân và con người bà Nguyễn Mai Phương. Bởi vậy, có thể bà sẽ là tâm điểm của sự bới móc đời tư, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Hiện tại, bà Nguyễn Mai Phương (là nhân chứng) nên cần phải có sự bảo vệ tối đa để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bà cũng như giúp cho việc tìm ra sự thật khách quan trong vụ án này được diễn ra thuận lợi.

 

Bảo vệ quyền lợi tối đa của người làm chứng cũng có nghĩa với việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của chúng ta, vì chúng ta ai cũng có thể trở thành nhân chứng trong tương lai. Chúng ta có thể chủ động trong việc không phạm pháp, nhưng chúng ta không thể chủ động trong việc tình cờ bị trở thành người làm chứng trong một vụ phạm pháp nào đó.

 

thấu tình đạt lý

 

2. Đạt lý

Khoản 3 Điều 55 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng”. Như vậy, bà Nguyễn Mai Phương đương nhiên được thực hiện quyền này, đồng thời có quyền đề nghị hội đồng xét xử cho mình ngồi phòng cách ly.

Trường hợp này, hội đồng xét xử sẽ xem xét tình hình thực tế, căn cứ vào Khoản 3 Điều 55, Khoản 2 Điều 204 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và quyết định cho phép bà Nguyễn Mai Phương ngồi phòng cách ly là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật (nhằm bảo vệ nhân chứng cũng như giúp thuận lợi trong việc tìm ra sự thật của vụ án).

Nhiều người lo ngại, làm sao xác định đúng người ngồi trong phòng cách ly đúng là bà Nguyễn Mai Phương? Vấn đề lo ngại này được giải tỏa nếu cơ quan tiến hành tố tục tiến hành xác định nhân thân của bà cũng như cho các bị cáo kiểm chứng đó có phải là bà Nguyễn Mai Phương hay không hoặc các biện pháp phù hợp khác. Ở đây, chủ tọa phiên tòa cho biết, ngoài thư ký làm việc, thì tòa sẽ ghi âm, ghi hình Nguyễn Mai Phương. Như vậy, có thể khẳng định việc làm trên của hội đồng xét xử là đúng quy định pháp luật và phù hợp với thực tiễn.

 

Theo: Thuvienphapluat.vn

đánh giá bài viết

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền