So sánh quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự

Chuyên mụcCông pháp quốc tế Công pháp quốc tế

So sánh quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự: Làm rõ điểm giống và khác nhau cơ bản giữa 2 nhóm quyền này.

 

Các nội dung liên quan:

 

So sánh quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự

Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự

Điểm giống nhau giữa quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự

– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Nước tiếp nhận phải đối xử một cách trọng thị và thực hiện những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa mọi hành vi xâm phạm thân thể, tự do, phẩm giá và danh dự của họ (điều 29 – công ước viên 1961 và điều 40 – công ước viên 1963)

– Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính: Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự đều được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính. Nhưng trong trường hợp khi họ tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp có liên quan đến dân sự thì họ không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự. Họ có quyền từ chối làm chứng và cung cấp bằng chứng tại cơ quan hành pháp và tư pháp của nước nhận đại diện.

Nước cử đi có thể từ bỏ các quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự và việc từ bỏ này phải rõ rang bằng văn bản (theo khoản 1, 2 điều 32 Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao và khoản 1, 2 điều 45 Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự)

– Quyền được miễn thuế và lệ phí: đối với những dịch vụ cụ thể (theo điều 34 công ước viên 1961 và điều 49 công ước viên 1963)

– Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan: Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự được miễn kiểm tra hải quan khi mang vào nước tiếp nhận, trừ trường hợp có cơ sở xác định trong hành lý có chứa đồ vật không thuộc đồ dùng cá nhân của họ và gia đình, cũng như đồ vật mà nước tiếp nhận cấm xuất và cấm nhập (theo điều 36 công ước viên 1961 và điều 50 công ước viên 1963)

– Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự đều được miễn bảo hiểm xã hội: Theo điều 33 Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao và điều 48 Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự

– Miễn tạp dịch, các nghĩa vụ lao động, các nghĩa vụ quân sự: như trưng dụng, đóng góp về quân sự và cho đóng quân trong nhà mình (Theo điều 35 công ước viên 1961 và điều 52 công ước viên 1963)

Điểm khác nhau giữa quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự

Quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao Quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức lãnh sự
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể một cách tuyệt đối Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào.

Nước nhận đại diện phải đối xử một cách trọng thị và thực hiện những biện pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá của viên chức ngoại giao.

Viên chức lãnh sự được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể trừ hai trường hợp :

  • Thứ nhất, phạm tội nghiêm trọng theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lãnh sự và bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước này.
  • Thứ hai, phải thi hành một bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật về hình phạt thù hoặc hình phạt hạn chế quyền tự do thân thể.
Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính – Hình sự: Viên chức ngoại giao được hưởng một cách tuyệt đối quyền miễn trừ xét xử về hình sự ở nước nhận đại diện. Chỉ có Chính phủ nước cử đại diện mới có quyền khước từ quyền này đối với nhà ngoại giao. Tuy nhiên, việc khước từ này cần phải thể hiện rõ ràng bằng văn bản.

– Dân sự: quyền miễn trừ và xét xử về dân sự còn hạn chế. Họ không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự khi tham gia với tư cách cá nhân và các vụ tranh chấp liên quan đến:

  • Bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ nước nhận đại diện.
  • Việc thừa kế.
  • Hoạt động thương mại hoăc nghề nghiệp mà nhà ngoại giao tiến hành ở nước nhân đại diện, ngoài chức năng chính thức của mình.

– Hành chính: Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ về xử phạt hành chính. Trong mọi trường hợp, họ không bị xử phạt về vi phạm hành chính. Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải làm chứng tại cơ quan hành pháp và tư pháp của nước nhận đại diện; chính quyền nước sở tại, về nguyên tắc, không được áp dụng bất kỳ biện pháp hành chính nào đối với họ.

– Hình sự:  Viên chức lãnh sự được quyền miễn trừ xét xử về hình sự trong khi thi hành công vụ, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng;

– Dân sự và hành chính: được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp liên quan đến vụ kiện dân sự về một hợp đồng mà viên chức lãnh sự ký kết với tư cách cá nhân hoặc về tai nạn giao thông xảy ra tại nước tiếp nhận lãnh sự mà do một nước thứ ba đòi bồi thường thiệt hại.

Quyền được miễn thuế thuế và lệ phí Viên chức ngoại giao được miễn mọi thứ thuế và lệ phí, trừ thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân trên lãnh thổ nước nhận đại diện, thuế và lệ phí đối với những dịch vụ cụ thể. Viên chức lãnh sự và thành viên gia đình họ được hưởng quyền miễn trừ tất cả các loại thuế và lệ phí, trừ thuế và lệ phi về các dịch vụ cụ thể.
Quyền miễn trừ và ưu đãi hải quan. Viên chức ngoại giao được miễn thuế và lệ phí hải quan (trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự) đối với đồ dùng cá nhân của họ và thành viên của gia đình họ.

Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn kiểm tra hải quan, trừ khi có cơ sở khẳng định rằng trong hành lý chứa đựng những đồ vật không dùng vào công việc của cơ quan đại diện ngoại giao và đồ vật không dùng cho nhu cầu của cá nhân cũng như nhu cầu của thành viên gia đình viên chức ngoại giao hoặc đồ vật mà nước nhận đại diện cấm nhập và cấm xuất.

 Viên chức lãnh sự và các thành viên gia đình của họ được hưởng quyền ưu miễn trừ và ưu đãi hải quan đối với đồ dùng cá nhân mang vào nước tiếp nhận.

Hành lý riêng của viên chức lãnh sự và thành viên của gia đình họ không bị kiểm tra hải quan, trừ trường hợp có sơ sở xác định rằng trong hành lý có chứa đồ vật không thuộc đồ dùng cá nhân của viên chức lãnh sự và thành viên gia đình của họ, cũng như đồ vật mà nước tiếp nhận lãnh sự cấm xuất và cấm nhập.

 

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự: so sánh quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự, so sanh quan he ngoai giao voi quan he lanh su, quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và lãnh sự, mối quan hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự, viên chức ngoại giao có những quyền ưu đãi miễn trừ nào, nêu sự khác nhau quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và lãnh sự, quyền miễn trừ lãnh sự và miễn trừ ngoại giao là giống nhau, ví dụ quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, phân biệt quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự, Viên chức lãnh sự danh dự được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đầy đủ, Câu hỏi về luật ngoại giao và lãnh sự, Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở của cơ quan lãnh sự là tuyệt đối,

5/5 - (10978 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền