So sánh quyền lập hiến và quyền lập pháp

Chuyên mụcLuật hiến pháp, Thảo luận pháp luật Các bản Hiến pháp Việt Nam
Ảnh minh họa (Nguồn: Azlaw)

Tại sao phải phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp?

Tại Điều 83 của Hiến pháp năm 1992 quy định về chủ thể có quyền lập hiến và lập pháp như sau: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”.

..

Các nội dung liên quan:

..

Trước khi trả lời câu hỏi tại sao phải phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp ta đi tìm hiểu hai khái niệm thế nào là “lập hiến” và thế nào là “lập pháp”

Lập pháp trong tiếng Anh có những từ sau:

Legislate (động từ): nghĩa là: lập pháp/qua lập pháp mà sinh ra…

Legislation (danh từ): (1) lập pháp, (2) pháp quy, (3) những điều khoản do cơ quan lập pháp thẩm nghị.

Legislative (tính từ): (1) (thuộc) lập pháp, (2) có quyền lập pháp, (3) do thành viên cơ quan lập pháp hợp thành, (4) do pháp luật quy định/chấp hành (hoặc sản sinh) theo luật pháp, (5) cơ quan lập pháp/do cơ quan lập pháp chế định.

Trong tiếng Hán, lập pháp là động từ, có nghĩa là: cơ quan quyền lực nhà nước chế định hoặc sửa đổi pháp luật theo chương trình nhất định.

* Quyền lực lập hiến (constituent power, pouvoir constituant) là quyền lực thuộc về nhân dân.

Hiểu một cách nôm na và dân dã nhất Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật mẹ tức là từ Hiến pháp mà sinh ra các đạo luật, luật khác, Hiến pháp là đạo luật cao nhất nó phân công nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu, tổ chức của các bộ máy nhà nước, hay Hiến pháp là một đạo luật giới hạn quyền lực nhà nước, quy định quyền và nghĩa vụ của công dân.

Để làm rõ câu hỏi tại sao phải phân biệt rõ quyền lập pháp và lập hiến có nghĩa là trả lời cho câu hỏi nguồn gốc của bản Hiến pháp, nâng cao hiệu quả tối ưu của bản hiến pháp, để bản Hiến pháp thực sự là đại diện ý chí của toàn thể nhân dân.

Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp
Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp

Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp

Quyền lập hiến Quyền lập pháp
Khái niệm Quyền lập hiến là quyền làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp. Quyền lập hiến được coi là “quyền nguyên thủy” so với các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, bởi vì quyền lập hiến phản ảnh chủ quyền tối cao của nhân dân, quy định các quy tắc cho các quyền này. Trên cơ sở của hiến pháp, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được tổ chức và vận hành. Xuất phát từ lý do đó, quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được gọi là “các quyền phái sinh”. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chủ thể Theo Điều 83 Hiến pháp năm 1992 thì quyền lập pháp thuộc về Quốc hội: Theo quy định tại Điều 83 Hiến pháp và Điều 1 Luật tổ chức Quốc hội, thì “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”. Quyền lập pháp là thẩm quyền ban hành các quy phạm luật được thực hiện bằng hoạt động quyết định về luật của Quốc hội (nghị quyết có chứa QPPL của Quốc hội) và uỷ quyền của Quốc hội cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh (nghị quyết có chứa QPPL của Uỷ ban thường vụ Quốc hội). Các luật (pháp lệnh, nghị quyết) phải được xây dựng và ban hành theo quy trình lập pháp được quy định tại Luật ban hành quy phạm pháp luật và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Theo Hiến pháp năm 1992 thì quyền lập hiến thuộc về Quốc hội, quy định như vậy gây nhầm lẫn và khó hiểu cho người dân, Hiến pháp là đạo luật tối cao của nhà nước, nó thể hiện cho đa số ý chí của người dân, như vậy chủ thể của quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân. Nếu quy định cơ quan lập hiến thuộc về Quốc hội đã mặc nhiên coi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đứng trên cả Hiến pháp, khi đó Quốc hội vi hiến thì cơ quan nào sẽ đứng ra đảm bảo??Hiến pháp là đạo luật tối cao nó phân công nhiệm vụ chức năng của các cơ quan nhà nước nên nhân dân “ủy quyền” cho một trong những cơ quan nhà nước đại diện cho ý chí của người dân có thể là “Quốc hội” hay “Nghị viện”, lập hiến.
Cách thức thực hiện Quy trình xây dựng một đạo luật bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau từ việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; soạn thảo; thẩm tra; Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến; lấy ý kiến nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật; thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua cho đến khi Chủ tịch nước công bố luật. Tuy nhiên, có thể chia quy trình này ra làm các giai đoạn chủ yếu như sau:

+ Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

+ Soạn thảo dự án luật;

+ Thẩm tra dự án luật;

+ Xem xét, thông qua luật;

+ Công bố luật.

Về mặt nội dung, hoạt động lập pháp là hoạt động bao gồm nhiều giai đoạn mang tính liên tục, kế tiếp nhau từ việc tìm kiếm và phát hiện nhu cầu các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật đến việc soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến, thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua các dự án luật, công bố luật theo một trình tự, thủ tục được xác định. Ở mỗi giai đoạn nêu trên lại có nhiều thủ tục, hoạt động khác nhau với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Ví dụ:

Trong giai đoạn Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có các hoạt động: đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh; Bộ tư pháp lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Chính phủ xem xét, thông qua dự kiến và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Uỷ ban PL phối hợp với HĐ dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức khác; Uỷ ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội xem xét, thông qua…

– Trong giai đoạn soạn thảo có các hoạt động thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo; tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản; tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến dự án, dự thảo; tổ chức lấy ý kiến về dự án, dự thảo; tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý; thẩm định dự án luật; chỉnh lý, hoàn thiện dự án để trình Chính phủ.

Quyền lập hiến thuộc về nhân dân không có nghĩa là mọi người dân đều tham gia trong quá trình soạn thảo, và làm ra Hiến pháp. Lập pháp là một công việc đòi hỏi sự phức tạp và chuyên môn hóa cao, chính vì thế nó phải được một tổ chức đại diện cho ý chí của nhân dân đứng ra đảm nhiệm, những người đại diện này phải là những cử tri hay nghị sỹ được sàng lọc, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng thực sự của người dân của người dân chính vì thế:Quyền lập hiến của nhân dân trước tiên phải là quyền được bầu chọn cơ quan soạn thảo và thông qua hiến pháp. Cơ quan đó có thể là Quốc hội Lập hiến hoặc Quốc hội thông thường, hoặc là một cơ quan lập hiến theo một mô hình nào đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhưng cơ quan đó nhất thiết phải đại diện cho toàn thể nhân dân.Nhưng để thực sự quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì nó phải thể hiện thông qua quyền phúc quyết hiến pháp (tức là quyền bỏ phiếu thông qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầu dân ý).Trưng cầu ý dân là một chế định của nền dân chủ trực tiếp. Nhưng mức độ dân chủ của chế định này phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ chính trị của từng nước. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân là Quốc hội; cơ quan tổ chức việc trưng cầu ý dân là Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định hình thức thể hiện của việc trưng cầu là biểu quyết. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 chưa quy định vấn đề nào cần phải trưng cầu ý dân; điều kiện và cách thức của việc trưng cầu ý dân; giá trị pháp lý của kết quả trưng cầu… Như vậy, rõ ràng đây là những điểm hạn chế so với Hiến pháp năm 1946 (Điều thứ 21 Hiến pháp năm 1946 quy định: Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia theo Điều thứ 32 và 70. Điều thứ 32 quy định: Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật định. Điều này cho thấy Hiến pháp năm 1946 có những quy định cụ thể hơn Hiến pháp năm 1992 về việc để nhân dân trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.Như vậy quyền phúc quyết chính là ngọn nguồn của vấn đề, quyền phúc quyết Hiến pháp thể hiện toàn thể nhân dân là chủ của bản Hiến pháp, lập ra hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, mọi tổ chức chính trị xã hội, mọi cơ quan nhà nước đều phải hoạt động trong khuân khổ Hiến pháp, không có một cơ quan nào cao hơn Hiến pháp, các đảng phái chính trị phải hoạt động trong khuân khổ của  Hiến pháp, thông qua Hiến pháp để cụ thể hóa đường lối, chính sách của mình, tóm lại không có một đảng phái chính trị nào đứng trên Hiến pháp.
Sản phẩm Hiến pháp Các đạo luật

Các tìm kiếm liên quan đến Quyền lập hiến và Quyền lập pháp: chức năng lập hiến và lập pháp của quốc hội, lập hiến là gì, quyền lập pháp là gì, quyền lập hiến và lập pháp là gì, lập phap là gì, khái niệm lập pháp, chức năng lập pháp của nhà nước là gì, lập quy là gì

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền