So sánh quyền con người và quyền công dân

Chuyên mụcLuật hiến pháp, Thảo luận pháp luật quyen-con-nguoi-va-quyen-cong-dan

Vấn đề về quyền con ngườiquyền công dân luôn là mối quan tâm của toàn nhân loại ở từng thời kỳ phát triển của nó, bằng chứng là các bản tuyên ngôn của các quốc gia phát triển nhất trên thế giới như Mỹ, Pháp đều đề cập đến vấn đề này.

Những nội dung liên quan:

Quyền con người lần đầu tiên được trang trọng ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm hại được ,trong những quyền đó có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền nổi tiếng của nước Pháp năm 1971 cũng khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Quyền con người được luật pháp quốc tế bảo vệ .

Ngày 19/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua và công bố tuyên ngôn thế giới về quyền con người.

Ngày 19/12/1966, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua hai công ước quốc tế về quyền con người.

Quyền công dân cũng được mọi công dân của mỗi nước quan tâm và được nhà nước bảo vệ, mà cụ thể ở Việt Nam là quyền và nghĩa vụ của công dân được thể hiện trong bốn bản Hiến pháp và ngày càng rõ nét.

Thêm vào đó, quyền con ngườiquyền công dân là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về phương diện thực tiễn cũng như lý luận, đều gắn liền và là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng tư sản, phản ánh quá trình nhân loại tự giải phóng mình.

Quyền con nguời

So sánh quyền con người và quyền công dân

Ở bài viết này, mình sẽ đi sâu vào So sánh quyền con người và quyền công dân để làm rõ được điểm giốngkhác nhau giữa 2 quyền cơ bản này.

Điểm giống nhau giữa quyền con người và quyền công dân

  • Quyền con người và quyền công dân là những quyền cơ bản, quan trọng được quy định trong Hiến pháp.
  • Quyền công dân và quyền con người là hai phạm trù rất gần gũi với nhau nhưng không đồng nhất. Nhân quyền và dân quyền đều là những quyền lợi mà mọi công dân đều được hưởng và được bảo vệ (trừ những người không có quốc tịch). Trong đó quyền công dân có nghĩa hẹp hơn so với quyền con người, về bản chất quyền công dân là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân nước mình. Một số quyền công dân cũng là quyền con người như: quyền được có nhà ở, quyền tự do kinh doanh buôn bán, tự do ngôn luận, quyền được học tập, quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hôi, quyền được bảo vệ về sức khỏe…
  • Ở Việt Nam quyền con người và quyền công dân ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lịch sử lập hiến nước nhà. Nó được thể hiển 1 cách nhất quán trong cả 4 bản hiến pháp, ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Đất nước ngày càng phát triển, nhân quyền và dân quyền cũng ngày 1 được mở rộng thể hiện sự tôn trọng của nhà nước với quyền lợi của nhân dân,nâng cao niềm tin của nhân dân với đất nước. Sự quản lí của nhà nước không nhằm hạn chế các quyền và tự do của con người mà mong muốn phát triển hoàn thiện hơn các quyền con người mà nhân dân Việt Nam đáng được hưởng đã ghi nhận trong các công ước quốc tế. Một cá nhân (trừ những người không quốc tịch) về danh nghĩa đều là chủ thể của cả hai loại nhân quyền và dân quyền nếu họ sinh sống trong quốc gia mà họ đăng kí quốc tịch. Nếu đang sinh sống tại nước ngoài thì họ sẽ chỉ được hưởng những quyền con người cơ bản như “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” ngoài ra một số quyền lợi đặc thù như bầu cử, ứng cử thì họ sẽ không được thừa nhận và bảo vệ.

Phân biệt quyền con người và quyền công dân

(Điểm khác nhau giữa quyền con người và quyền công dân)

Tiêu chí

Quyền con người

Quyền công dân

Định nghĩa

Quyền con người (Nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con người có từ lúc đã thành hình bào thai tới lúc đã chết đi và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai hay bất cứ chủ thể nào.

Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.

Quyền công dân (Dân quyền) là quyền của một người được công nhận theo các điều kiện Pháp lý để trở thành thành viên hợp pháp của một Quốc gia có chủ quyền (Quốc tịch). Một người có thể là công dân của nhiều Quốc gia hoặc không là công dân của bất cứ Quốc gia nào.

Mỗi một Quốc gia đều có các quy định pháp lý riêng để cho một người trở thành công dân Quốc gia đó, và được hưởng các quyền riêng biệt, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Lịch sử

Tư tưởng xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại; luật nhân quyền quốc tế chỉ có từ 1945 Từ cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ 16)

Cơ sở pháp lý

  • Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng Quốc Mỹ 1779
  • Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của cách mạng Tư sản Pháp 1789
  • Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948.
  • Công ước về chính sách việc làm 1964
  • Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965
  • Công ước về quyền của những người khuyết tật về tâm thần 1971
  • Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại Phụ nữ 1979
  • Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984
  • Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia
  • Các văn bản pháp lý Quốc tế khác
  • Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền của Cách mạng Tư sản Pháp 1789.
  • Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia.

Chủ thể

Tất cả những ai là con người, từ lúc bào thai đã thành hình, được sinh ra cho tới lúc đã chết đi.

Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể.

Còn chủ thể của quyền công dân có thể là “các cá nhân đặt trong mối quan hệ với nhà nước, dựa trên tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá nhân được nhà nước đó quy định tạo nên địa vị pháp lý của công dân”, do vậy quyền công dân chỉ mang tính chất quốc gia.

Đối với những chủ thể không phải là công dân nước sở tại hoặc không mang quốc tịch của một nhà nước nào thì họ vẫn có được những quyền hạn chế của công dân hoặc phải thực thi những nghĩa vụ cũng hạn chế của công dân đối với xã hội, nhà nước nơi họ sinh sống, cư trú.

Bản chất

Là những quyền cơ bản tự nhiên mà có không ai hay bất cứ chủ thể nào có thể tước bỏ hay ban phát, kể cả khi người đó là người không quốc tịch, người bị hạn chế các quyền công dân. Tuy nhiên khi có sự xung đột giữa quyền công dân và quyền con người, Pháp luật của một số Quốc gia cho phép được tước đoạt một số quyền con người cơ bản như quyền được sống, quyền mưu cầu hành phúc…

Bao gồm cả Nhân quyền được Quốc gia thừa nhận. Tuy nhiên có những quyền đặc trưng riêng biệt khác mà phải là công dân thì mới được hưởng tại Quốc gia đó. Người được hưởng quyền này phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định Pháp lý trước đó.

Tính chất

Quyền con người mang tính độc lập,tính phổ biến, phổ quát và có những giá trị chung đối với toàn thể nhân loại: Điều 14 Hiến pháp 2013 nước ta ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”

Quyền công dân mang tính quốc gia: Để trở thành công dân của một nước, các cá nhân bao giờ cũng phải có quốc tịch của nước đó. Tư cách công dân mang đến cho cá nhân một địa vị pháp lý đặc biệt trong quan hệ với nước mà họ mang quốc tịch. Dựa trên những điều kiện cụ thể của mình mà nhà nước quy định cho công dân những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. 

Căn cứ phát sinh quyền

Căn cứ phát sinh về quyền con người: có hai trường phái cơ bản đưa ra quan điểm trái ngược nhau:

+ Thứ nhất, những người theo học thuyết về quyền tự nhiên thì cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh vốn có mà mọi cá nhân khi sinh ra đều được hưởng.

+ Thứ hai, theo học thuyết về pháp lí, trong đó quyền con người không phải là bẩm sinh vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xây dựng và pháp điển hóa thành các quy định pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa.

Qua đây có thể thấy được, theo thuyết tự nhiên quyền con người có tính thống nhất trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm thì quyền con người theo thuyết pháp lý lại mang tính chất khác biệt tương đối về mặt văn hóa chính trị. Mặc dù vậy nhưng không thể phủ nhận bất cứ học thuyết nào, bởi lẽ trong khi về hình thức hầu hết các văn kiện pháp luật đều thể hiện quyền con người dưới hình thức pháp lí thì trong tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con năm1948 và một người văn kiện pháp luật ở một số quốc gia quyền con người được khẳng định một cách rõ ràng là quyền tự nhiên vốn có không thể chuyển nhượng.

Khác với quyền con người, căn cứ phát sinh của quyền công dân là dựa trên cơ sở quốc tịch.Tuy nhiên cách xác định quốc tịch của mỗi quốc gia có sự khác nhau. Có quốc gia xác định quốc tịch theo huyết thống có quốc gia lại xác định theo nới sinh.Như vậy để trở thành công dân của một nước cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện do pháp luật nước đó quy định.. Quyền công dân xuất phát từ quyền con người – giá trị trị được thừa nhận chung của nhân loại nhưng được nâng lên thành quyền của công dân và được quy định trong hiến pháp của quốc gia được thừa nhận chung của nhân loại nhưng được nâng lên thành quyền của công dân và được quy định trong hiến pháp của quốc gia.

Cơ chế đảm bảo thực hiện quyền

Luật Quốc tế về Quyền con người có một hệ thống cơ chế đảm bảo việc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người khá rộng. Từ cơ chế có tính toàn cầu, khu vực tới Quốc gia bằng các hình thức thực hiện là báo cáo của các Quốc gia thành viên, thiết lập các tổ chức giám sát về Nhân quyền của Liên hợp Quốc lẫn các tổ chức khu vực. 

Khác so với nhân quyền, cơ chế đảm bảo dân quyền hẹp hơn. Quyền công dân bó hẹp trong mối quan hệ của một Nhà nước với cá nhân, được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất. Mọi cá nhân của một nước mang quốc tịch của nước đó đồng thời là chủ thể của quyền con người và quyền công dân.

Việc thực hiện quyền công dân hay có thể nói là quy định về quyền công dân tại các quốc gia khác nhau thì khác nhau bởi nó phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội.

Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù khác nhau, song có mối liên hệ rất chặt chẽ, tác động, bổ sung lẫn nhau. Khái niệm và viễn cảnh về quyền con người có thể được nhìn nhận qua lăng kính của quyền công dân và ngược lại. Thực tế cho thấy sự gắn bó giữa quyền con người và quyền công dân ngày càng trở lên mật thiết, đến nỗi trong một số trường hợp rất khó phân biệt và trong một số bối cảnh không cần thiết phải phân biệt giữa chúng (ví dụ các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm,…). Sự tương đồng kể trên khiến cho những nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trở lên khăng khít, không thể tách rời, kể cả khi những nỗ lực này gắn liền với những chủ thể tương đối khác nhau.

Mặc dù vậy, do những khác biệt nhất định về tính chất, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, quyền con người và quyền công dân vẫn sẽ phát triển theo hai “kênh” khác nhau mà sẽ không bao giờ hoà nhập hoàn toàn, trừ khi xã hội loài người không còn nhà nước và pháp luật. Điều này đòi hỏi các chủ thể có liên quan, đặc biệt là các tổ chức quốc tế, các nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự ở các quốc gia cần tiếp tục xây dựng và củng cố các cơ chế hợp tác để cùng thúc đẩy và bảo vệ cả quyền con người và quyền công dân trên mọi cấp độ: quốc gia, khu vực và quốc tế.

Danh mục tài liệu tham khảo:

  1. Quyền con người trong thế giới hiện đại (nghiên cứu và thông tin) Phạm Khiêm Ích- Hoàng Văn Hảo
  2. Quyền lực nhà nước và quyền công dân. Ts.Đinh Văn Mậu (Chủ biên). Nhà xuất bản Tư pháp.
  3. Hỏi đáp về quyền con người. Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội
  4. Giáo Trình Lý Luận Và Pháp Luật Về Quyền Con Người. Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội.
  5. Hiến pháp 2013
  6. Tìm cơ chế bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
    http://moj.gov.vn/hienphap1992/News/Lists/tintuchoatdong/View_Detail.aspx?ItemID=5272
  7. Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Tính hiện thực và cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
    http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=253348

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là gì?

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là việc xác định các biện pháp pháp lý, các biện pháp tổ chức, cơ chế để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân khi bị xâm phạm từ phía cơ quan công quyền, hay từ các chủ thể khác nhằm khôi phục các quyền đã bị xâm phạm.

Một số câu hỏi về quyền con người và quyền công dân

  • So sánh quyền con người và quyền công dân trong hiến pháp 2013 và 1992

  • So sánh quyền con người trong hiến pháp 2013 và 1992

  • Ví dụ về quyền con người và quyền công dân

  • Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau đúng hay sai

  • Quyền con người và quyền công dân theo hiến pháp Việt Nam

  • Sự kế thừa và phát triển chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các bản hiến pháp

  • Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

  • Phương thức bảo vệ quyền con người và quyền công dân

  • Khái niệm quyền con người

  • Quyền con người gắn với nghĩa vụ công dân

  • Nếu hiến pháp không được bảo vệ thì quyền con người quyền cơ bản của công dân cũng không được bảo vệ

  • Hiểu biết của sinh viên về quyền con người trong hiến pháp 2013


Các tìm kiếm liên quan đến so sánh quyền con người và quyền công dân: quyền công dân và quyền con người, phân biệt quyền con người và quyền công dân, mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân, ví dụ về quyền con người, thế nào là quyền công dân, khái niệm quyền con người, quyền con người là gì, quyền công dân trong hiến pháp 2013, quyền con người và quyền công dân trong hiến pháp 2013, khái niệm quyền công dân là gì, công dân có những quyền gì, chủ thể quyền con người, so sánh quyền con người và quyền công dân trong hiến pháp 2013 và 1992

5/5 - (39016 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền