So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Trái phiếu là gì

Cổ phiếu và trái phiếu đều là những chứng chỉ có giá, ghi nhận quyền của chủ sở hữu vốn kinh doanh được đầu tư tại công ty cổ phần, thuộc cấu trúc vốn kinh doanh của công ty cổ phần.

 

Những nội dung liên quan:

 

So sánh cổ phiếu và trái phiếu

So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Cổ phiếu là một loại chứng khoán được xác định dưới dạng văn bản (chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành) hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty.

Trái phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả vốn gốc và lãi) của công ty phát hành trái phiếu với người sở hữu trái phiếu.

Điểm giống nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Trái phiếu và cổ phiếu đều là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.

– Đều được gọi là chứng khoán.

– Đều được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

– Đều có thể trao đổi mua bán, chuyển nhượng cầm cố, thế chấp, thừa kế.

– Đều được nhận lãi (cổ tức đối với cổ phiếu, trái tức đối với trái phiếu).

Trái phiếu và cổ phiếu đều là phương tiện thu hút vốn của nhà phát hành.

– Đều có 2 loại: Ghi tên và không ghi tên.

– Trong nội dung của cổ phiếu và trái phiếu đều có ghi:

  • Tên, trụ sở chính của công ty phát hành;
  • Số và ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD;
  • Ngày phát hành;
  • Tên của người sở hữu (cổ đông).

Điểm khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

  Cổ phiếu Trái phiếu
Tính chất Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ. Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn vay.
Bản chất
Cổ phiếu là chứng khoán vốn (người nắm giữ cổ phiếu là một chủ sở hữu của công ty), làm tăng vốn của chủ sở hữu công ty. Trái phiếu là chứng khoán nợ (người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của công ty), không làm tăng vốn của chủ sở hữu công ty.
Về tư cách người sở hữu Người sở hữu cố phiếu là cổ đông, thành viên của công ty, và được sở hữu một phần lợi nhuận của công ty dưới hình thức lãi cổ phiếu. Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của công ty vì trái phiếu là một loại giấy ghi nhận nợ.
Về vấn đề hưởng lợi nhuận – Cổ phiếu có độ rủi ro cao.

 

– Cổ tức thay đổi tùy thuộc vào khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. Khi công ty làm ăn có lãi mới được chia lợi tức, khi công ty làm ăn thua lỗ thì không được chi trả cổ tức.

– Trái phiếu có độ rủi ro thấp hơn.

 

– Lợi tức thường không thay đổi, không phụ thuộc vào việc sản xuất kinh doanh của công ty có lãi hay không có lãi.

Về vấn đề trách nhiệm – Người sở hữu cổ phiếu chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào công ty.

 

– Khi công ty bị giải thể hay phá sản thì cổ đông chỉ được trả lại phần vốn góp sau khi đã thanh toán hết mọi nghĩa vụ, mọi khoản nợ của công ty.

– Người sở hữu trái phiếu không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

 

– Khi công ty bị giải thể hay phá sản thì chủ sở hữu trái phiếu được ưu tiên thanh toán gốc và lãi trái phiếu trước (cổ phiếu) chủ sở hữu cổ phần.

Việc tham gia vào các hoạt động của công ty Người có cổ phiếu có quyền tham gia vào Đại hội đồng cổ đông của công ty, vào các cơ quan quản lý điều hành của công ty. Người có trái phiếu không có quyền tham gia vào các cơ quan quản lý của công ty, không được quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt đông của công ty.
Thời gian đáo hạn Cổ phiếu không có thời hạn xác định, không có tính hoàn trả trực tiếp. Trái phiếu được hoàn vốn và có thời hạn xác định. Thời hạn của trái phiếu có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn.
Hậu quả pháp lí của việc phát hành đối với công ty Kết quả của việc phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi quyền quản trị của các cổ đông. Kết quả của việc phát hành trái phiếu sẽ làm tăng vốn vay của công ty cổ phần và không ảnh hưởng gì đến quyền quản trị của các cổ đông.

Ngoài ra, có thể so sánh cổ phiếu và trái phiếu dựa trên các tiêu chí sau:

Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Phân biệt cổ phiếu và trái phiếuPhân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Một câu câu hỏi liên quan đến nội dung so sánh cổ phiếu và trái phiếu

  • So sánh cổ phiếu và trái phiếu của công ty

  • So sánh trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi

  • So sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

  • So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu

  • So sánh trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi về cổ tức

  • So sánh cổ phiếu thường và trái phiếu có lãi suất cố định

  • Ưu nhược điểm của cổ phiếu và trái phiếu

  • So sánh cổ phiếu và trái phiếu dưới góc độ nhà đầu tư


Các tìm kiếm liên quan đến so sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định của pháp luật việt nam, so sánh cổ phiếu thường và trái phiếu có lãi suất cố định, so sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, điểm giống nhau và khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi, ưu nhược điểm của cổ phiếu và trái phiếu, ý nghĩa của việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu, so sánh đầu tư cổ phiếu và trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi giống trái phiếu ở điểm nào, chứng khoán cổ phiếu trái phiếu, Cổ phiếu và trái phiếu khác nhau ở điểm nào sau đây, Sở sánh cổ phiếu và trái phiếu dưới gốc độ nhà phát hành

Khái niệm cổ phiếu và trái phiếu?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán được xác định dưới dạng văn bản (chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành) hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty.
Trái phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả vốn gốc và lãi) của công ty phát hành trái phiếu với người sở hữu trái phiếu.

Các tiêu chí để phân biệt cổ phiếu và trái phiếu?

Chúng ta có thể phân biệt cổ phiếu và trái phiếu dựa trên các tiêu chí như: Tính chất; Bản chất; Về tư cách người sở hữu; Về vấn đề hưởng lợi nhuận; Về vấn đề trách nhiệm; Việc tham gia vào các hoạt động của công ty; Thời gian đáo hạn; Hậu quả pháp lí của việc phát hành đối với công ty.

5/5 - (14239 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.