So sánh chứng cứ và vật chứng

vat-chung

Chứng cứ và vật chứng có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết So sánh chứng cứ và vật chứng.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

Điểm giống nhau giữa chứng cứ và vật chứng

  • Chứng cứ và vật chứng có thể là vật thể hữu hình và được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự;
  • Đều là vật liên quan đến vụ án và có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

 

Điểm khác nhau giữa chứng cứ và vật chứng

Để tìm hiểu sự khác nhau của vật chứng và chứng cứ, ta có thể xem xét khái niệm “vật chứng” và “chứng cứ” tại Điều 89 và Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó:

 

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

 

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Ngoài ra, chứng cứ được xác định từ các nguồn như:

  • Lời khai, lời trình bày;
  • Dữ liệu điện tử;
  • Kết luận giám định, định giá tài sản;
  • Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
  • Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
  • Các tài liệu, đồ vật khác.

 

Như vậy, nội hàm của khái niệm chứng cứ rộng hơn vật chứng. Vật chứng là một phần của chứng cứ.

 


Các tìm kiếm liên quan đến so sánh chứng cứ và vật chứng, so sánh chứng cứ và nguồn chứng cứ, vật chứng là chứng cứ đúng hay sai, vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng nhất, tang vật là gì, tang vật vụ án là gì, sự khác nhau giữa chứng cứ và nguồn chứng cứ, bằng chứng là gì, tang chứng là gì

đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền