Quy đinh về người tham gia tố tụng hình sự 2015

Chuyên mụcLuật hình sự, Luật tố tụng hình sự Người tham gia tố tụng

Theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, có nhiều thành phần tham gia tố tụng trong suốt quá trình của vụ án. Vậy những người tham gia tố tụng hình sự là ai? Được luật quy định như thế nào?

 

Theo Điều 55 và các điều từ 56 đến 70 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người tham gia tố tụng hình sự bao gồm:

 

1. Người tố giác;

 

2. Người báo tin về tội phạm;

 

3. Người kiến nghị khởi tố;

 

4. Người bị tố giác;

 

5. Người bị kiến nghị khởi tố;

 

6. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

 

7. Người bị bắt;

 

8. Người bị tạm giữ: Là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

 

9. Bị can: Là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.

 

10. Bị cáo: Là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

 

11. Bị hại: Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

 

12. Nguyên đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

13. Bị đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 

14. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

 

15. Người làm chứng:  Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

 

16. Người chứng kiến:  Là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

 

17. Người giám định: Là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.

 

18. Người định giá tài sản: Là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

 

19: Người phiên dịch, người dịch thuật: Là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền