Trình bày quan điểm về việc xét bỏ hình phạt từ hình trong 8 tội danh của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Các nội dung liên quan được tìm kiếm:
- Quan điểm về thủ tục đăng kí bào chữa theo quy định tại BLTTHS 2015
- Quan điểm về quyền im lặng theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Quan điểm về hành vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội theo quy định của BLHS 2015
Như chúng ta đã biết, quyền sống là quyền quan trọng nhất của con người, chỉ khi được sống con người mới có cơ hội thủ hưởng tất cả các quyền con người khác, thế nhưng hình phạt tử hình lại tước đoạt đi quyền sống của người bị kết án. Vì vậy, điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đã đồi hỏi những hạn chế tối đa trong việc áp dụng hình phạt tử hình. Công ước đã quy định rõ, trong các quốc gia chưa loại bỏ hình phạt tử hình, tòa án chỉ được tuyên án tử hình đối với các tội hình sụ nghiêm trọng nhất, chiếu theo thời gian phạm pháp và chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở bản án đã có HLPL do Tòa án có thẩm quyền ra quyết định.
Khoản 1 điều 40 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã quy định: tử hình là hình phạt đặc biệt nghiêm trọng chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng một trong nhóm các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BL này quy định.
Để phù hợp với tinh thần của công ước quốc tế về dân sự và chính trị năm 1966 của Liên Hiệp Quốc, phù hợp với xu hướng chung của thế giới là hạn chế, giảm bớt, tiến tới loại bỏ hình phạt này. BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) đã bỏ hình phạt tử hình đối với các tội đó là
- Tội hiếp dâm
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Tội buôn lậu
- Tội làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả,ngân phiếu giả, công trái giả.
- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
- Tội đưa lối hộ
- Tội chiếm đoạt tàu bay,tàu thủy
- Tội phá hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự
Đến BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) các nhà làm luật tiếp tục loại bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh đó là
- Tội cướp tài sản
- Tội sx,bb hàng giả là lương thực thực phẩm
- Tội tàng trử trái phép chấ ma túy
- Tội chiếm đoạt chất ma túy
- Tội phá hủy công trình,cơ sở, phương tiện quan trọng về ANQG
- Tội chống mệnh lệnh
- Tội đầu hàng địch
- Tội hoạt động phỉ.
Như vậy, xu hướng bãi bỏ và không thi hành hình phạt tử hình trong lần sửa đổi bổ sung năm 2009 và đặc biệt là trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã có ý nghĩa quan trọng trong việc đề cao và bảo vệ những giá trị của tính mạng con người, tính chất không thể lấy lại được nếu sai sót, tính chất tàn bạo của hình phạt, nguy cơ bất công trong tố tụng, gấy chia rẽ và tổn hại tới các giá trị đạo đức trong xã hội, trái với nguyên tắc nhân đạo khoan dung trong hoạt động tư pháp và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Còn xét dưới góc độ phòng ngừa, một số tác giả đã nhận định rằng, thật ngớ ngẫn khi chúng ta cho rằng hình phạt tử hình có tác dụng phòng ngừa tội phạm cao hơn hình phạt tù chung thân. Thâm chí đôi khi do sai sót thiếu chính xác của con người, hình phạt tử hình còn đưa người vô tội đến chỗ phải chết oan.
Một trong những điểm mới cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong lập pháp hình sự Việt Nam về tính nhân đạo, đó là Bộ luật Hình sự năm 2015 năm 2015 đã bổ sung thêm trường hợp không áp dụng hình phạt hoặc thi hành án tử hình đối với người “đủ 75 tuổi trở lên”.Quy định này không được đề cập trong ICCPR cũng như pháp luật của quốc tế. Đây là độ tuổi (đa số) bị hạn chế về vấn đề sức khỏe cũng như sự minh mẫn trong nhận thức khi họ thực hiện hành vi của mình, do đó Bộ luật Hình sự năm 2015 xem đây là đối tượng đặc biệt cần được quan tâm, bảo vệ và đương nhiên sẽ không áp dụng hình phạt tử hình.
Trong thời gian qua, ở Việt Nam các tội phạm liên quan đến chức vụ, đặc biệt là các tội tham nhũng đã gây ra nhiều hậu quả đặc biệt xã hội, mặc dù những đối tượng này đã nhận được sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật, tuy nhiên, hạn chế lớn nhất khi xử lý các tội phạm này đó là khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra. Tại điểm c khoản 2 Điều 40 BLHS quy định: Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Hiện nay có 89 quốc gia trên thế giới đã hủy bỏ án tử hình, 28 quốc gia chưa xử tử người nào trong 10 năm qua và 9 quốc gia chỉ áp dụng án tử hình trong các trường hợp đặc biệt (như tội ác chiến tranh), 74 quốc gia vẫn còn áp dụng nó. Các quốc gia hủy bỏ án tử hình cho rằng tác dụng của hình phạt này với việc ngăn chặn tội phạm cũng giống như các loại hình phạt khác. Các cuộc khảo sát do Liên Hợp quốc thực hiện (năm 1988, 1996 và 2002) về mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và tỷ lệ phạm tội ở nhiều quốc gia trên thế giới đã kết luận rằng: “Không tìm thấy những chứng cứ khoa học cho thấy việc thi hành án tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm tốt hơn so với việc áp dụng hình phạt tù chung thân v.v..”.
Từ những đánh giá, phân tích các quan điểm về hình phạt tử hình trên thế giới cũng như các chính sách pháp luật hình sự và quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015,có thể thấy rằng, các quy định về bãi bỏ hình pahjt tử hình ở 8 tội danh trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã đi đúng hướng, không trái với luật pháp quốc tế, thậm chí còn thể hiện sự tương thích trong quy định. Phù hợp với xu hướng của quốc tế và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đất nước trong giai đoạn hiện nay. Quy định này, một lần nữa thấy được sự phù hợp trong đường lối xử lý và chính sách hình sự của Việt Nam đối với hình phạt tử hình. Đây là sự cụ thể hóa chính sách hình sự thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 cũng như các Nghị quyết của Bộ Chính trị, từ Nghị quyết số 08/NQ-TW năm 2002 đến Nghị quyết 48/NW-TW năm 2005, và đặc biệt Nghị quyết 49/NQ-TW năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp, theo đó, Bộ luật Hình sự phải xây dựng theo hướng: “Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Vì vậy, các cơ quan chức năng, các chủ thể áp dụng và thực thi pháp luật cần thể hiện sự công tâm, khách quan và cân nhắc để đảm bảo chính xác khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, bởi đây là hình phạt nghiêm khắc nhất, và chúng ta không có cơ hội để sửa sai trong quá trình tố tụng khi đã thi hành án tử đối với người phạm tội. Mặt khác, nhằm phát huy tối đa mục đích và ý nghĩa của việc áp dụng hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và đem lại một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Nguồn: Yến Nhi (sinh viên khóa 56 khoa luật, trường Đại học Vinh)
Các tìm kiếm liên quan đến xét bỏ hình phạt từ hình trong 8 tội danh của Bộ luật hình sự năm 2015, hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự 2015, 22 tội danh tử hình, bỏ hình phạt tử hình, tội nào bị tử hình, bỏ 7 tội danh tử hình, hình phạt tử hình ở việt nam hiện nay, hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, bộ luật hình sự năm 2015 bãi bỏ sửa đổi bổ sung bao nhiêu tội danh
Để lại một phản hồi