Quan điểm về quyền im lặng theo quy định của pháp luật Việt Nam

Chuyên mụcLuật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Thảo luận pháp luật quyen-im-lang

Anh chị hãy trình bày quan điểm về quyền im lặng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành?

 

Các nội dung liên quan:

 

Như chúng ta đã biết, quyền con người và bảo đảm quyền con người luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, vấn đề bảo vệ quyền cơ bản của các đối tượng yếu thế là người bị buộc tội, trao cho họ những quyền năng nhất định để họ có thể tự bảo vệ mình và nhận được sự phán xét công minh từ phía nhà nước, trong những quyền ấy quy định về “quyền im lặng “của người bị buộc tội luôn là vấn đề được quan tâm chú ý. Trước hết chúng ta cần phải hiểu quyền im lặng là gì ? nó được thể hiện như thế nào thông qua các quy định của pháp luật.

Quyền im lặng là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội. Luật pháp công nhận quyền này căn bản phán xử dựa trên chứng cứ.  quyền im lặng là một phương tiện quan trọng để hạn chế bức cung, nhục hình – nguyên nhân dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự. Theo quyền này, một công dân được mặc định là vô tội cho đến khi các cơ quan pháp luật chứng minh được người đó có tội.

“Quyền im lặng” của người bị buộc tội được thể hiện gián tiếp qua các quy định như: “nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc xác định sự thật vụ án, quyền trình bày lời khai trình bày ý kiến,và quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính  mình hoặc buộc mình có tội”.

 Tại các điều 59- 62 BLTTHS quy định về quyền im lặng của người bị buộc tội, theo đó họ có quyền trình bày lời khai trình bày ý kiến, có quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc mình có tội.”.   Đây là một trong những nội dung được bổ sung mới trong BLTTHS 2015, làm rõ hơn quyền im lặng của người bị buộc tội, bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo sự thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung. Tại thời điểm hiện tại,theo quan điểm của cá nhân tôi các quy định này được xem là đã đây đủ và hoàn chỉnh, đáp ứng những điều kiện cần thiết để quyền này được thực thi trên thực tế cũng như đáp ứng quyền im lặng của người bị buộc tội trong Công ước Liên Hợp Quốc về các quyền Dân sự và chính trị năm 1996 mà Việt Nam là thành viên.

Thứ nhất, Về chủ thể của quyền im lặng, tại điều 4 BLTTHS quy định người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị cam, bị cáo. Trong các quy định về quyền im lặng thì 4 chủ thể này đều có quyền im lặng, điều này phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị bắt, bi tạm giữ, tại các điều 58,59,60,61. Bên cạnh đó, tại Điều 58 ngoài việc quy định quyền và nghĩa vụ của người  bị bị bắt mà còn quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, mặc dù họ không phải là người bị buộc tội nhưng họ vẫn có quyền im lặng, đây là một trong những điểm thể hiện tư duy tiến bộ của các nhà làm luật trong vấn đề bảo vệ quyền con người cho nhóm đối tượng này.

Thứ hai,Về thời điểm thực hiện quyền im lặng, tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Anh quyền im lặng của người bị buộc tội chỉ bắt đầu từ khi từ khi họ bị bắt cho đến khi có mặt Luật sư bào chữa, tuy nhiên ở nước ta do trình độ dân trí, cơ sở vật chất còn hạn chế, cũng như đội ngũ luật sư còn khiêm tốn, nên việc quy định quyền im lặng cho người bị buộc tội trong suốt quá trình giải quyết vụ án từ giai đoạn khởi tố, điều tra  đến xét xử là một điều hết sức cần thiết, đảm bảo quyền im lặng của người bị buộc tội được thực thi có hiệu quả.

Thứ ba, việc thông báo về quyền im lặng: ở Việt Nam sau khi bị giữ hoặc bị bắt, cơ quan điều tra không trực tiếp thông báo những câu như: “Anh có quyền giữ im lặng nhưng những gì anh nói sẽ là bằng chứng chống lại anh trước tòa”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là pháp luật không quy định việc thông báo về quyền im lặng của người bị buộc tội, mà việc thông báo này được thực hiện gián tiếp thông qua các quy định tại các các điểm c k1 điều  58, điểm b k2 điều 59, 60 theo đó người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền được thông báo về quyền và nghĩa vụ theo quy định của điều này.

 Ở các nước khác nhau, quy định về quyền im lặng cũng có sự khác nhau, ở các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ, Nhật phạm vi và chủ thể của quyền im lặng rộng hơn so với Việt Nam ta. Tuy nhiên,trong bối cảnh điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật vật chất và trình độ dân trí Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do đó, Việt Nam đã cân nhắc và vận dụng hợp lý những kinh nghiệm của Hoa Kỳ về quyền im lặng vào bối cảnh nước ta, không áp dụng một cách dập khuôn và máy móc.

Nếu mở rộng quá nhiều quyền cho cá nhân sẽ dẫn tới quá trớn, tùy tiện thậm chí chống đối, không hợp tác. Trong điều kiện dân trí, nhận thức và truyền thống pháp lý của nước ta cùng với một đội ngũ luật sư còn khiêm tốn thì việc quy định thêm quyền nói chung và quyền im lặng nói riêng cũng cần cân nhắc và có lộ trình phù hợp, theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội. KTTT phải phù hợp với CSHT, 2 yếu tố này phải dung hòa với nhau để tạo điều kiện cho nhau cùng phát trienr. Nếu kiến trúc thượng tầng cao hơn CSHT hoặc ngược lại thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nhau.  Như vậy mục đích của pháp luật đề ra mới đạt được.

Nếu mở rộng quá nhiều quyền cho cá nhân sẽ dẫn tới quá trớn, tùy tiện thậm chí chống đối, không hợp tác. Trong điều kiện dân trí, nhận thức và truyền thống pháp lý của nước ta cùng với một đội ngũ luật sư còn khiêm tốn thì việc quy định thêm quyền nói chung và quyền im lặng nói riêng cũng cần cân nhắc và có lộ trình phù hợp, theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội.

Vì vậy, có thể nói quy định “quyền im lặng “đối với người bị buộc tội tại thời điểm hiện tại là đã đầy đủ và hợp lí dung hòa được lợi ích của nhà nước và lợi ích của cá nhân. Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm nói riêng cũng như bảo vệ quyền con người nói chung.

 


Các tìm kiếm liên quan đến quyền im lặng theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền im lặng trên thế giới, quyền im lặng ở mỹ, khái niệm quyền im lặng, quyền im lặng ở nhật bản, quyền im lặng trong hiến pháp, quyền im lặng trong pháp luật hoa kỳ, quyền im lặng của nhật bản, quyền im lặng của việt nam

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền