Phạm vi chịu TNHS của người chưa thành niên phạm tội theo BLHS 2015

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật nguoi-chua-thanh-nien-pham-toi

Trình bày quan điểm về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

Như chúng ta đã biết, do tính chất dễ bị tổn thương nên quyền con người của những nhóm xã hội như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người tàn tật,người sống chung với HIV, người di cư hoặc tìm nới tránh nạn, người lao động di trú hoặc người cao tuổi cần được bảo  vệ chặt chẽ hơn các cá nhân khác. Các văn kiện pháp lí quốc tế về quyền con người đều đồi hỏi những đối xử đặc biệt dành cho các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Trong tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên Hiệp Quốc năm 1948 quy định, mọi bà mẹ và trẻ em đều cần được chăm sóc đặc biệt. Mọi trẻ em dú sinh ra trong hay ngoài giá thú đều được đối xử bình đẳng như nhau. Bên cạnh đó công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc năm 1989 đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ các quyền con người của trẻ em, và đòi hỏi sự đối xử đặc biệt của pháp luật đối với trẻ em.

Để phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt nam là thành viên cũng như thể hiện tinh thần khoan dung nhân đạo của pháp luật nước ta. BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã có những quy định những thiết chế để bảo vệ người chưa thành niên như việc quy định phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là một tình tiết để tăng nặng trách nhiệm hình sự (Đ52). Ngược lại, người phạm tội là người dưới 16 tuổi là một tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hưởng các chính sách hình sự riêng đặc biệt.

Tại k2 điều 40 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cũng đã quy định việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Đây là một trong những quy định thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật, cũng như thể hiện sự hợp lí trong việc quy định trách nhiệm hình sự của các đối tượng này.

Trong nguyên tắc xử lí người chưa thành niên phạm tội, BLHS hình sự đặ ra nguyên tắc riêng biệt nhằm hướng tới mục đích giáo dục cải tạo hơn là trừng phạt. Điều 91 BLHS quy định về nguyên tắc xử lí người chưa thành niên phạm tội, theo đó đườn lối xử lí cơ bản: việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi  chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm,phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.Phục vụ mục tiêu giáo dục cải tạo người chưa thành niên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết còn biện pháp ưu tiên là chuyển sang hướng giám sát, giáo dục hoặc các biện pháp tư pháp riêng.

Khi xét xử Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và việc áp dụng các biện pháp như khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, hoặc biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn k đảm bảo hiệu quả giáo dục phòng ngừa.

Đặc biệt ngay cả khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì hình phạt chung thân hoặc tử hình cũng như hình phạt bổ sung cũng không được áp dụng. Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn so với người từ đủ 18 tuổi trỏ lên phạm tội tương ứng với thời hạn ngắn nhất.

Bên cạnh đó để giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội nhanh chóng tái nhập xã hội, tại k7 điều 92 BLHS quy định án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội thì không được xác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Đồng thời với việc quy định về quyền được trợ giúp pháp lsi của người chưa thành niên phạm tội theo Đ76 BLTTHS 2015, theo đó bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội bắt buộc phải có người bào chữa.

Trên đây là một trong số những quy định của pháp luật về đảm bảo quyền con người của người chưa thành niên phạm tội. Điều khoan hồng đó chưa đựng điều khoan hồng của pháp luật đối với các hành vi sai trái của người khi còn trẻ tuổi và bồng bột, chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần. Những quy định trên đây k chỉ phản ánh đúng tinh thần mà còn phát triển các quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, suy cho cùng đây cũng là biện pháp xử lí mang tính giáo dục phục hồi nhân cách cho trẻ em pham tội.

 

Nguồn: Yến Nhi (sinh viên khóa 56 khoa luật, trường Đại học Vinh)

 


Các tìm kiếm liên quan đến phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, luận văn người chưa thành niên phạm tội, người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự 2015, chính sách hình sự đối với người chưa thành niên, hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, khái niệm người chưa thành niên phạm tội, trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên cơ sở pháp lý thực trạng giải pháp, xử lý người chưa thành niên phạm tội

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền