Phân tích quyền năng chủ thể Luật quốc tế của tổ chức quốc tế:
Tổ chức quốc tế có quyền năng chủ thể Luật quốc tế riêng biệt. Tính riêng biệt thể hiện ở:
- Quyền năng của tổ chức quốc tế độc lập với quyền năng chủ thể của các quốc gia thành viên. Điều này đảm bảo tổ chức quốc tế thực hiện hiệu quả hoạt động trong thẩm quyền chức năng của mình.
- Khác với quốc gia, tổ chức quốc tế có quyền năng chủ thể Luật quốc tế không phải căn cứ vào thuộc tính tự nhiên vốn có là chủ quyền mà do sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên trao cho tổ chức quốc tế. Số lượng các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế khác nhau. Quốc gia có thể tham gia bất kì Điều ước quốc tế nào xuất phát từ lợi ích Quốc gia. Còn tổ chức quốc tế chỉ được tham gia trong phạm vi quyền hạn các thành viên trao cho.
- Phạm vi quyền năng chủ thể của các tổ chức quốc tế được xác định cụ thể trong điều lệ của chính tổ chức đó. Khác vs quốc gia có quyền năng chủ thể đầy đủ, tổ chức quốc tế chỉ có quyền năng chủ thể hạn chế.
- Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của các tổ chức khác nhau sẽ khác nhau.
Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia
– Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế. Quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền năng đầy đủ khi tham gia quan hệ quốc tế, điều này thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản sau:
* Quyền quốc tế cơ bản:
– Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;
– Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể;
– Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập;
– Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;
– Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế;
– Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ biến.
* Nghĩa vụ quốc tế cơ bản:
– Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;
– Tôn trọng sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ của các quốc gia khác;
– Không áp dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực;
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
– Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;
– Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;
– Tôn trọng những quy phạm Jus Cogens và những cam kết quốc tế;
– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ trên đây, các quốc gia khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế có thể tự hạn chế những quyền và nghĩa vụ của mình trong những lĩnh vực và phạm vi nhất định, không trái với các quy ước quốc tế.
Các tìm kiếm liên quan đến chủ thể luật quốc tế, tổ chức phi chính phủ là chủ thể luật quốc tế, vì sao quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế, chứng minh rằng quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế, chứng minh quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế, chủ thể luật quốc tế lý luận và thực tiễn, chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý của tất cả các chủ thể luật quốc tế, vì sao nói tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể phái sinh và hạn chế của chủ thể luật quốc tế, chủ thể quá độ của luật quốc tế
cho e hỏi:
Để thực hiện tốt những nguyên tắc của luật quốc tế ,các chủ thể của luật quốc tế cần chú ý những vấn đề gì