Phân tích nguyên tắc ngân sách nhà nước nhất niên

Ngân sách

Phân tích nguyên tắc ngân sách nhà nước nhất niên.

A – ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo quan niệm cổ điển về ngân sách, thể chế ngân sách trong mỗi quốc gia được thiết lập và vận hành theo bốn nguyên tắc cơ bản:

  • Nguyên tắc ngân sách nhất niên;
  • Nguyên tắc ngân sách đơn nhất;
  • Nguyên tắc ngân sách toàn diện;
  • Nguyên tắc ngân sách thăng bằng.

Ngày nay, hầu hết các nguyên tắc này vẫn được giới học giả đương thời thừa nhận như một quan điểm khoa học có tính lịch sử và đi xa hơn, họ còn luôn tìm cách củng cố, phát triển và đổi mới chúng để cho phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay cũng thừa nhận bốn nguyên tắc này tuy nhiên có bổ sung  thêm hai nguyên tắc để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước đó là: Nguyên tắc ngân sách công khai, nguyên tắc giám sát ngân sách,hai nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, từ khái niệm này có thể thấy ngân sách nhà nước là một bản tài chính khổng lồ là công cụ đắc lực để Nhà nước thực hiện chức năng của mình vậy nên có thể thấy rằng ngân sách nhà nước đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của cả đất nước.Tuy nhiên việc quản lý và phân phối bản tài chính khổng lồ này như thế nào cho hợp lý và đảm bảo cân bằng trong cả nước là một bài toán khó được đặt ra hằng năm cho cơ quan lập ngân sách nhà nước,cũng chính vì lý do này mà hằng năm tại mỗi kỳ họp của Quốc hội đều dành ra một khoảng thời gian nhất định để biểu quyết và quyết định ngân sách mỗi năm,có thể thấy ngân sách nhà nước mỗi năm luôn có sự thay đổi để phù hợp với mục tiêu và trình độ phát triển kinh tế của đất nước trong mỗi thời kỳ,điều đó cho thấy ngân sách nhà nước chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định (hay còn được gọi là nguyên tắc ngân sách nhất niên).

Khái niêm ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Khái niệm nguyên tắc

Nguyên: gốc; tắc: phép tắc.

Như vậy nguyên tắc là : Điều cơ bản đã được quy định để dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội.

B – NỘI DUNG

I – Lịch sử hình thành của nguyên tắc ngân sách nhà nước nhất niên

Nguyên tắc nhất niên của ngân sách được hình thành vào những năm cuối thế kỷ XVII, xuất hiện lần đầu tiên ở Anh, sau đó nó được thừa nhận tại nhiều nước ở châu Âu như Pháp, Đức. Đến nay, nguyên tắc này trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền tài chính công hiện đại ở hầu hết các nước trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguyên tắc ngân sách nhất niên được hình thành và lan rộng do một số lí do cơ bản sau:

(1) Quốc hội Anh muốn củng cố ảnh hưởng của mình với nền quân chủ, để dễ bề kiểm soát nhà vua thì Quốc hội Anh đòi hỏi mỗi năm nhà vua phải đệ trình một bản thu chi để quốc hội phê chuẩn;

(2) Quốc hội đòi hỏi nhà vua chỉ được phép thực hiện kế hoạch thu chi của mình trong một năm, sau đó lại phải trình bản thu chi mới để Quốc hội phê chuẩn thì mới được thực hiện thu chi tiếp;

(3) Nguyên tắc nhất niên làm cho nền tài chính công của quốc gia mang màu sắc dân chủ, trong đó nhân dân có quyền tham gia vào việc quản trị nền tài chính của đất nước thông qua người đại diện của mình là Quốc hội (hoặc nghị viện). Vì thế, sau khi hình thành nó được các nước có nền dân chủ phát triển sớm áp dụng và trở thành nguyên tắc cơ bản của nền tài chính công của khắp các quốc gia trên thế giới.

II – Nội dung của nguyên tắc ngân sách nhà nước nhất niên

Ngân sách nhà nước nhất niên là một trong 6 nguyên tắc của Ngân sách nhà nước gồm : nguyên tắc ngân sách nhà nước nhất niên, nguyên tắc ngân sách đơn nhất, nguyên tắc ngân sách toàn diện, nguyên tắc ngân sách thăng bằng, nguyên tắc ngân sách công khai, nguyên tắc giám sát ngân sách.

Nguyên tắc ngân sách nhất niên gồm hai khía cạnh cơ bản sau đây:

(1) Mỗi năm quốc hội (cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu qụyết ngân sách một lần theo kỳ hạn do luật định;

(2) Bản dự toán Ngân sách nhà nước sau khi Quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong một năm và chính phủ (cơ quan nắm quyền hành pháp) cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó.

Ở Việt Nam, nguyên tắc ngân sách nhất niên được quy định tại Điều 14 Luật Ngân sách nhà nước 2015. Theo đó, Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

III – Ý nghĩa của nguyên tắc ngân sách nhà nước nhất niên

Từ nội dung của nguyên tắc nhất niên có thể thấy nguyên tắc nhất niên đề cao vai trò làm chủ của Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, việc biểu quyết và thông qua ngân sách mỗi năm của quốc hội vừa thể hiện tính công khai minh bạch trong thực hiện ngân sách nhà nước vừa là thời gian nhìn lại một năm thực hiện ngân sách và đánh giá tính hiệu quả của ngân sách trong một năm, tổng kết và rút kinh nghiệm từ đó xây dựng bản dự toán ngân sách cho các năm tiếp theo hiệu quả, phù hợp với thực tế.

Ngoài ra nguyên tắc này cho thấy sự giới hạn về thời gian thực hiện ngân sách, chính sự giới hạn này đòi hỏi trong một năm đó phải cân đối giữa thu và chi như thế nào cho hợp lý chính như vậy không có sự mất cân bằng giữa thu và chi,và vì chính phủ chỉ được thực hiên một năm nên việc gắn trách nhiệm và quyền hạn của chính phủ trông thực hiện ngân sách nhà nước là rất cao chỉ với ngân sách đó chính phủ phải phân bổ,điều tiết cho cả nươc như thế nào cho hợp lý, tránh trường hợp ngân sách các cấp lợi dụng quá nhiều ,chông chờ vào ngân sách trung ương

Tránh trường hợp tham ô, lợi dung ngân sách vì mỗi năm sẽ có tổng kết và biểu quyết ngân sách mới nên việc thu và chi sẽ cụ thể chi tiết và rõ ràng.

IV – Ngoại lệ của nguyên tắc

4.1 – Các trường hợp phá vỡ nguyên tắc ngân sách nhất niên

     Nguyên tắc nhất niên là một trong những nguyên tắc cơ bản của nền tài chính mỗi quốc gia, nguyên tắc này còn được quy định trong Hiến Pháp và luật của nhiều quốc gia. Tuy nhiên việc quyết định và thực hiện ngân sách nhà nước chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau mà pháp luật cũng các dự toán  ngân sách của mỗi gia không thể nào dự liệu hết được, vì thế vẫn luôn tồn tại các trường hợp phá vỡ nguyên tắc.

     Đối với nguyên tắc nhất niên, có thể tồn tại một số trường hợp phá vỡ nguyên tắc, đó là các trường hợp Quốc hội không thể họp được mỗi năm một lần, như khi có chiến tranh hoặc thiên tai gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và kéo dài hoặc một số nguyên nhân đặc biệt khác.

4.2 – Giới hạn của trường hợp phá vỡ nguyên tắc ngân sách nhất niên

     Có thể thấy rằng các trường hợp phá vỡ nguyên tắc này đều do những nguyên nhân bất khả kháng , khiến Quốc hội không họp được trong năm đó, dẫn đên việc không thể biểu quyết ngân sách một lần theo luật định. Như vây có thể thấy rằng việc phá vỡ nguyên tắc này là vô cùng hạn hữu, do các nguyên nhân khách quan.

     Việc quy định các nguyên tắc, cũng nên quy định các trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra một cách chặt chẽ để hạn chế tối đa các tổn thất cho  hoạt động ngân sách như,trong trường hợp năm đó Quốc hội không họp được thì việc sửa đổi dự toán ngân sách sẽ được tiến hành như thế nào để minh bạch, phù hợp cho lần biểu quyết trong năm tiếp theo.

V – Bình luận thực trạng thực hiện nguyên tắc ngân sách nhất niên ở Việt Nam hiện nay

Có thể thấy việc thực hiện ngân sách nhất niên ở nước ta được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Hiệu lực pháp lý của ngân sách bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch việc đề ra năm ngân sách như vậy có vai trò quan trọng, giúp cho ngân sách nhà nước trong năm đó được thực hiện hiệu quả, và vì giới hạn trong thời gian nhất định nên việc thu, chi ngân sách sẽ trở nên cân đố, không lạm dụng vào ngân sách tránh trường hợp thâm hụt ngân sách tăng them gánh nặng cho quốc gia.Vì năm ngân sách chỉ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định theo luật định vậy nên điều đương nhiên là mỗi năm quốc hội sẽ biểu quyết ngân sách một lần, có thể thấy nguyên tắc này đề cao vai trò làm chủ của Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước và cũng thông qua biểu quyết mỗi năm tạo điều kiện cho Quốc hội thực hiện vai trò giám sát,tổng kết và rút kinh nghiệm trong một năm thực hiên ngân sách nhà nước,tránh sự lạm dụng ngân sách nhà nước của các cơ quan có quyền hạn trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước nếu không có cơ quan giám sát.

Ngoài ra nguyên tắc nhất niên cũng được hiểu là bản dự toán ngân sáchnhà nước đã được quốc hội thông qua chỉ có hiệu lực pháp lý trong vòng một năm – với tư cách là cơ quan nắm quyền hành pháp chính phủ chỉ được phép thi hành trong năm đó như vậy quy định nằm nhằm nâng cao vai trò điều hành của chính phủ trong năm ngân sách, việc thu và chi của chính phủ cần được tính toán kỹ lưỡng, tránh trường hợp không cân đối giữa thu và chi gây thâm hụt ngân sách sẽ khó khăn cho ngân sách năm sau nếu thu vào rồi lại bù thiếu hụt, như vậy sẽ là vòng tròn luẩn quẩn và không đúng với chức năng và vai trò của ngân sách nhà nước đó là bảo đảm chức năng và nhiệm vụ của nhà nước,ngoài ra tránh trường hợp có cơ quan lợi dụng ngân sách nhà nước vào việc tư của cá nhân. Có thể thấy nguyên tắc nhất niên tạo điều kiện cho việc đánh giá tính hiệu quả của ngân sách nhà nước từ đó giúp các cơ quan có liên quan rút kinh nghiệm cho các năm tiếp theo. Thực tiễn hiện nay cho thấy nguyê tắc này đang được nước ta sử dụng có hiệu quả,hằng năm tại các kỳ họp quôc hội họp và biểu quyết thông qua bản dự toán ngân sách nhà nước, có thể thấy nguyên tắc này đang phát huy hiệu quả.

C – KẾT LUẬN

Có thể thấy việc thực hiện nguyên tắc ngân sách nhất niên đã và đang phát huy hiệu quả  tích cực một mặt nó đảm bảo vai trò giám sát của cơ quan lập pháp của một quốc gia,ngoài ra với quy định ngân sách  nhà nước chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định điều này đảm bảo ngan sách nhà nước được thực hiện theo đúng kế hoạch và ngăn chặn thâm hụt ngân sách quốc gia – nếu điều này xảy ra sẽ là gánh nặng cho đất nước,kìm hãm sự phát triển của quốc gia.

D – TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Luật ngân sách nhà nước 2008 – NXB Công an nhân dân;

– Luật Ngân sách nhà nước 2015.

5/5 - (3023 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền