Phân biệt tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Cưỡng đoạt tài sản

Phân biệt tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

 

Thực tế khi đọc tên hai tội danh trên chúng ta cảm thấy khá mông lung, mơ hồ và gây nhần lẫn bởi bản về bản chất thì hai tội trên đều có hành vi chiếm đoạt tài sản và cũng đều do những chủ thể phạm tội chức vụ thực hiện. Mặt khác, thời gian gần đây dư luận, cộng đồng dậy sóng bàn tán, bình luận đến một số vụ án về tội phạm chức vụ (đặc biệt là Tội tham ô tài sản,…) của những đại án ngân hàng lớn làm thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, qua bài viết này mình đã lập bảng so sánh dưới đây giữa 02 tội danh: Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Mong rằng sẽ phần nào giúp các bạn nhận biết, phân biệt rõ và tránh nhầm lẫn, tránh sự hiểu mập mờ giữa hai Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Nếu có sai sót hay thiếu sót nào đó rất mong nhận được sự góp ý từ mọi người để bài viết được hoàn thiện hơn.

 

Tiêu chí Tội tham ô tài sản

(Điều 353 BLHS 2015)

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

(Điều 355 BLHS 2015)

Giống nhau Loại Tội phạm – Đều là Tội phạm về chức vụ được quy định tại Chương XXIII BLHS 2015.

– Đều là loại tội phạm cấu thành vật chất (tức phải mặt khách quan phải tồn tại đủ 03 yếu tố: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả theo quy định  pháp lý thì mới cấu thành tội).

Khách thể Xâm phạm đến quan hệ sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước.
Khách quan Bản chất đều có hành vi chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể Chủ thể đặc biệt, ngoài 02 dấu hiệu như chủ thể thường ((1) có năng lực TNHS và (2) đạt đủ độ tuổi luật định) thì còn phải có dấu hiệu là người có chức vụ, quyền hạn.
Lỗi Cố ý trực tiếp:

-Về lý trí: nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, là vi phạm pháp luật. Thấy trước được hậu quả tất yếu hoặc có thể xảy ra.

– Về ý chí: Mong muốn hậu quả xảy ra.

Mục đích chiếm đoạt tài sản Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản.

->Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộccủa cấu thành tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Nếu mục đích của người phạm tội chưa đạt được (chưa chiếm đoạt được tài sản), thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.

Động cơ phạm tội  

Đều có động cơ vụ lợi

 

Khác nhau Đối tượng tác động Đối tượng của tội tham ô tài sản phải là tài sản đang do người phạm tội quản lý một cách hợp pháp (do chức vụ, cương vị công tác đem lại); và là tài sản của Nhà nước. Đối tượng của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tài sản của người khác và đang dưới sự quản lý của người khác, đó có thể là tài sản của Nhà nước.
Hành vi khách quan Hành vi của người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để biến tài sản mình được giao quản lý thành tài sản cá nhân như:

+ Sử dụng quyền hạn thực hiện không đúng chức trách của mình hoặc làm trái chế độ quản lí tài sản thuộc lĩnh vực công tác cuẩ mình với mục đích chiếm đoạt tài sản;

+ Hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép nhưng có liên quan đến cương vị công tác với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Hành vi người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để làm một việc vượt ra ngoài trách nhiệm được giao nhằm chiếm đoạt tài sản như:

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ giao tài sản;

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác nhằm chiếm đoạt tài sản;

+ Hoặc lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản dựa vào chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là nếu không có chức vụ, quyền hạn thì người phạm tội không tạo ra được sự tín nhiệm để được chủ tài sản tin và giao tài sản rồi sau khi có tài sản đó trong tay người phạm tội đã chiếm đoạt 1 phần hoặc toàn bộ tài sản đó.

Hình phạt – Khung hình phạt thứ nhất: 02 – 07 năm.

– Khung hình phạt thứ hai:

07 – 15 năm.

– Khung hình phạt thứ ba:

15 – 20 năm.

– Khung hình phạt thứ tư: 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

– Khung hình phạt thứ nhất:

01 – 06 năm.

– Khung hình phạt thứ hai:

06 – 13 năm.

– Khung hình phạt thứ ba:

13 – 20 năm.

– Khung hình phạt thứ tư: 20 năm hoặc tù chung thân.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền