Có thể thoát án tử hình nhờ nộp lại ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật Có thể thoát án tử hình nhờ nộp lại ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ

Bộ luật hình sự 2015, mình thấy có quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 về việc miễn án tử hình cho một số tội phạm trong đó có nói đến việc có thể thoát án tử hình nhờ nộp lại ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ, cụ thể như sau:

 

Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn

 

Quy định hình thức, điều kiện để miễn án tử hình (tất nhiên phải chấp hành các hình phạt khác như chung thân, tù có thời hạn…) là quy định tiến bộ thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà làm luật và chính sách pháp luật của Nhà nước đối với người phạm tội biết ăn năn, hối cải, tích cực khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, mở ra cho họ cơ hội sống, làm lại cuộc đời.

 

Tuy nhiên, điều mình thắc mắc và cho rằng khó thực hiện trên thực tế quy định này đó là việc xác định 3/4 tài sản mà người bị kết án phạm tội tham nhũng chính xác là bao nhiêu? Làm sao để biết đó đã phải là 3/4 tổng số tài sản mà họ tham nhũng hay chỉ mới là một nửa thậm chí là một phần trong con số khủng mà hành vi phạm tội đục khoét của họ gây ra?

 

Rồi thì nếu xác định được chính xác tổng số tiền tham nhũng, họ nộp lại 3/4 tài sản tham nhũng, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ vụ án, thế là thoát tử hình, vậy còn 1/4 nữa đi về đâu? Với những đại án tham nhũng khét tiếng hiện nay như: Vinalines, vinashin, vụ siêu lừa Huỳnh Như,…số tài sản tham nhũng được xác định không phải dạng vừa thì 1/4 trong tổng này cũng không hề ít. Không lẽ, họ bị kết án  rồi 1/4 số tài sản tham nhũng để dành cho gia đình, người thân của họ?

 

Bản thân mình hoàn toàn đồng ý với việc quy định điều kiện để miễn án tử hình cho người phạm tội, tuy nhiên, mình không đồng ý với con số nộp lại tối thiểu 3/4 số tài sản tham nhũng, nó thực sự gây mơ hồ và hình như vẫn mở lối thoát cho người phạm tội. Còn các bạn, các bạn nghĩ sao?

1/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

  1. Với quy định này thì nếu tham nhũng 4.000 tỷ chỉ xài 1.000 tỷ, đem 3.000 tỷ gửi ngân hàng lấy lãi (mỗi năm được khoảng 240 tỷ tiền lãi, tính lãi suất 8%/năm) , sau này nộp lại 3.000 tỷ để giảm án tử 🙂

  2. Bản thân mình cũng thấy quy định này là hợp lý, và ở gốc độ bản thân mình thì nghĩ quy định này nhằm để tăng khả năng thu hồi lại số tài sản đã thất thoát thôi, vì cơ bản những vụ án này đến khi phát hiện và ra bản án thì khả năng thu hồi chẳng còn là bao, do vậy quy định này tạo điều kiện để thu hồi lại số tiền thất thoát, vừa mang tính nhân văn mà tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự: có thể chung thân hoặc phạt tù.

  3. Ở đây, mình nghĩ thà thu lại được 3/4 còn hơn không thu được gì. Đúng là quy định này vẫn còn nhiều kẽ hở, nhưng mới bước đầu mà, vẫn còn cần nhiều bước để hoàn thiện. Từ xưa đến nay, nước mình vẫn làm luật theo kiểu vừa làm vừa mò, chứ có bao giờ hoàn hảo từ lúc ban đầu đâu.

    Mình thấy điều kiện để được áp dụng quy định trên cũng khá nhiều và không phải là dễ, thôi thì coi như có thêm một lý do nữa để tin tưởng rằng nó sẽ thực thi hiệu quả vậy.

  4. Thứ nhất, cũng thu lại được số tiền thất thoát mặc dù con số 3/4 có vẻ mơ hồ, nhưng dù sao có còn hơn không vì những vụ tham nhũng số tiền cũng không phải ít, mặc khác cũng thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật.

    Thứ hai, số tiền tham nhũng là những con số ngàn tỷ, nộp lại 3/4 thì 1/4 còn lại đi đâu nhỉ? Như ý kiến của LSTranTrongQui, mình cũng đồng ý là đem cái tiền 1/4 đó gửi vào ngân hàng mỗi tháng lấy lãi thì cũng đủ sống no ấm phần đời còn lại rồi, đây có phải là đường lui cho những kẻ tham nhũng không nhỉ? Tại sao không quy định con số 100% mà còn chia ra làm gì, tới đây thì mình cũng phân vân là sự “quá” nhân đạo ở đây là có cần thiết hay không?

    Thứ ba, tiền trong lúc tham nhũng họ có thể rửa tiền hoặc “hô biến” số tiền đó ra nước ngoài mua nhà, xe, v.vv… thì lấy gì chứng minh và đòi lại làm sao nhỉ?

    • Vấn đề tham nhũng rồi hô biến tài sản tham nhũng thành tiền hợp pháp, đem đi gửi ở ngân hàng nước ngoài, đầu tư… là điều chắc chắn rồi. Chẳng có tên phạm tội nào mà ôm một đống tiền về đặt dưới gối ngủ chờ cơ quan điều tra đến rồi dâng ra cả. Mà đã vậy thì mức yêu cầu giao nộp số tàn sản tham nhũng để được thoát án tử hình lẽ ra phải nghiêm khắc, thỏa đáng hơn chứ, ít nhất không kiểm soát được phần lợi tức sinh ra từ số tiền tham nhũng thì cũng phải yêu cầu thu lại toàn bộ số thất thoát do tham nhũng chứ nhỉ!

  5. Chúng ta nên hiểu ý của các nhà làm luật trong vấn đề này. Việc xác định số tiền đã tham nhũng thật ra không khó. Với các thất thoát hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng thì việc xác định không hề khó. Cái khó nhất là phát hiện hành vi, điều tra và tiêu diệt cả đường dây. Chứ khi phát hiện, điều tra ra rồi thì với số tiền lớn đó thì thật khó để người vi phạm có thể ỉm đi được. Tính luôn các hoạt động rửa tiền.

    Nhiều bạn thắc mắc con số 3/4, bởi vì chắc chắn rằng thu hồi 100% số tiền tham nhũng là điều không thể, và con số 3/4 là con số khả dĩ nhất. Quy định này vừa có thể giảm thất thu cho ngân sách nhà nước mà vẫn đảm bảo tính răn đe.

  6. Minh nghĩ con số 3/4 là hợp lý, vì rõ ràng mọi thứ đều mang tính tương đối không thể đòi nộp lại 100% hay một con số nào khác, và ngoài việc nộp lại khoản tiền trên thì còn phải đáp ứng các đk khác. Đây là quy định mang tính nhân văn, việc miễn án tử nêu trên thể hiện rõ mục đích của hình phạt không chỉ trừng trị mà còn mang ý nghĩa cải tạo, giáo dục họ.

    • Mình cũng ủng hộ việc quy định điều kiện để người phạm tội có cơ hội được sống. Tuy nhiên, vấn đề mình thắc mắc ở đây là quy định con số 3/4 rất khó để xác định trên thực tế và còn tạo kẽ hở cho người phạm tội nữa.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền