Những suy nghĩ khó đỡ của sinh viên năm nhất

Những suy nghĩ khó đỡ của sinh viên năm nhất
Sinh viên năm nhất (Ảnh minh họa - Facebook Nguyễn Thúy Nga)

Những suy nghĩ khó đỡ của sinh viên năm nhất – Những lý lẽ mới nghe thì có vẻ hợp lý nhưng thực ra đó là những luận điệu chống chế và sai lầm.

 

Những nội dung liên quan:

 

Sinh viên năm nhất không có gì để học

Hầu hết các bạn tân sinh viên chúng ta dù đã nhập học rồi nhưng cảm giác khi biết tin mình trúng tuyển vẫn còn “lâng lâng” chưa hết. Các bạn đã bỏ ra rất nhiều công sức cho kỳ thi vừa qua và bây giờ sau khi biết mình đã trúng tuyển, các bạn chỉ muốn… nghỉ xả hơi. Hơn nữa, theo kinh nghiệm của một số “tiền bối” thì năm nhất các bạn chưa phải học môn chuyên ngành mà chỉ học một số môn chung, nên teen năm nhất càng “được thể”.

Suy nghĩ sinh viên năm nhất: Úi xời, môn chung chắc không quan trọng, mình cứ nghỉ ngơi lấy lại sức rồi tính…

Sinh viên năm nhất không có gì để học
(Ảnh: Trần Đình Trường)

Thực tế: Những môn chung ấy là những môn căn bản nhất, tạo tiền đề cho rất nhiều môn chuyên ngành khác. Nếu chúng mình không tập trung sẽ dễ bị mất căn bản, hoặc nghiêm trọng hơn các bạn sẽ bị “mắc cạn” và buộc phải học lại đấy.

Mua sắm để chứng tỏ mình không phải là “hai lúa”

Mỗi năm có hàng triệu sinh viên đến từ khắp các tỉnh thành và theo học tại các thành phố lớn. Có không ít các bạn sinh viên sợ người khác xem mình là “hai lúa, quê mùa” nên cố gắng chứng tỏ mình bằng cách sắm sửa những bộ cánh bắt mắt. Mặt khác, các bạn lại bị thu hút bởi những món hàng giảm giá, những lời mời chào nhiệt tình của các cô, các chị bán hàng trên thành phố nên không thể không dốc hầu bao.

Suy nghĩ sinh viên năm nhất: Thôi thì, đầu tư một chút để… đỡ quê! Chỉ một chút thôi mà, chắc không ảnh hưởng gì đến… hòa bình thế giới đâu nhỉ?

Mua sắm để chứng tỏ mình không phải là “hai lúa”
(Ảnh: Internet)

Thực tế: Những luận điệu như thế này dễ dàng làm teen chúng mình bị “viêm màng túi” đấy. Các bạn hãy nhớ rằng chỉ nên mua sắm những đồ dùng nào thật cần thiết thôi nhé! Hãy tập làm chủ tài chính, nếu không các bạn sẽ rơi vào cảnh “đầu tháng ăn sang, cuối tháng mì gói phang ngang” đấy.

“Mới mẻ” nên chưa cần thiết phải đi làm

Ngược lại với những bạn vội vã kiếm việc làm ngay khi nhập học thì một số bạn lại nghĩ rằng, dù sao mình cũng là sinh viên mới – “lạ nước, lạ cái” nên cứ từ từ để sang năm hai rồi hãy đi làm thêm.

Suy nghĩ sinh viên năm nhất: Mình chưa có kinh nghiệm, chưa quen đường sá chắc không ai tuyển. Mà nhìn mình còn trẻ quá có khi người ta lừa gạt mình thì khổ…

"Mới mẻ" nên chưa cần thiết phải đi làm
(Ảnh: Nguyễn Thị Thu Thương)

Thực tế: Nếu các bạn có suy nghĩ như thế, các bạn có thể bỏ qua một số cơ hội để trải nghiệm và rèn luyện thực tế cho bản thân đấy. Các bạn thân mến, kinh nghiệm là do quá trình mình va chạm thực tế mà có. Nếu chúng ta không mạnh dạn “va vấp” với đời thì sẽ chẳng bao giờ có kinh nghiệm cả. Vì thế đừng cứ mãi ngồi yên và chờ đợi nhé, thử sức mình đi nào!

Cuộc sống sinh viên: Tự do và thi rớt thoải mái

Chúng mình thường nghe các anh chị lớn kể về cuộc sống sinh viên mà mê tít. Một cuộc sống tự do, thoải mái mà chẳng ai quản lí hay rầy la. Thích thì đi học, không thích thì có thể nghỉ vài bữa “cũng chẳng sao”. Thậm chí còn tự trấn an bản thân: “Trăm năm Kiều vẫn là Kiều, sinh viên thi lại là điều tất nhiên!”

Suy nghĩ sinh viên năm nhất: Mình đã là sinh viên, không ai quản lí mình nữa, cho dù có thi rớt thì thi lại thôi… chẳng sao!

Cuộc sống sinh viên: Tự do và thi rớt thoải mái
(Ảnh: Trần Đình Trường)

Thực tế: Nếu cứ suy nghĩ như vậy, các bạn sẽ trở nên lười biếng và nhiễm vài thói quen không tốt như hay ngủ nướng và cúp học. Mặc dù đúng là cuộc sống sinh viên có phần thoải mái hơn khi còn là học sinh, nhưng đây là lúc để teen tự lập với các sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc học tập của mình. Đừng quá buông thả bản thân để sau này phải “è cổ” ra thi lại nhé!

3.5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền